SGK Tiếng Việt 5 - Tuần 11 - Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh

  • Tuần 11 - Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh trang 1
  • Tuần 11 - Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh trang 2
  • Tuần 11 - Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh trang 3
  • Tuần 11 - Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh trang 4
  • Tuần 11 - Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh trang 5
  • Tuần 11 - Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh trang 6
  • Tuần 11 - Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh trang 7
  • Tuần 11 - Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh trang 8
  • Tuần 11 - Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh trang 9
  • Tuần 11 - Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh trang 10
  • Tuần 11 - Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh trang 11
  • Tuần 11 - Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh trang 12
GIỮ LẤY MÀU XANH
Tuần 11
	— TẬP ĐỌC 	
Chuyện một khu vườn nhỏ
Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.
Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều. Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu. Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó cuốn chặt một cành. Những chiếc vòi quấn chắc nhiều vòng, rồi một chùm ti gôn hé nỏ. Cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt. Khi đủ lớn, nó xoè ra thành chiếc lá nâu rõ to, ả trong lại hiện ra cái búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng... Có điều Thu chưa vui : Cái Hằng ỏ nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn I
Một sớm chủ nhật đầu xuân, khi mặt trời vừa hé mây nhìn xuống, Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu. Nó săm soi, mổ mổ mấy con sâu rổi thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu. Thu vội xuống nhà Hằng mời bạn lên xem để biết rằng : Ban công có chim về đậu tức là vườn rồi I Chẳng ngờ, khi hai bạn lên đến nơi thì chú chim đã bay đi. Sợ Hằng không tin, Thu cầu viện ông :
Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ I
Ông nó hiền hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa :
ừ, đúng rồi 1 Đất lành chim đậu, có gì lạ đâu hả cháu ?
Theo VÂN LONG
0	- Săm soi: ngắm đi ngắm lại kĩ càng, tỉ mỉ.
- Cầu viện : xin được trợ giúp.
Bé Thu thích ra ban công để làm gì ?
Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật ?
Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết ?
Em hiểu "Đất lành chim đậu" là thế nào ?
	 CHỈNH TẢ -	
Nghe - viết:
Luật Bảo vệ môi trường
Điều 3, khoản 3
"Hoạt động bảo vệ môi trường" là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp ; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường ; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường ; khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên ; bảo vệ đa dạng sinh học.
Sự cố : sự việc hoặc hiện tượng bất thường và không hay, xảy ra trong một quá trình hoạt động.
(2). a) Mỗi cột trong bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ỏ âm đầu / hay n. Hãy tìm những từ ngữ chứa các tiếng đó.
lắm	lấm	lương	lửa
nắm	nấm	nương	nửa
thích lắm / nắm cơm
b) Mỗi cột trong bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ỏ âm cuối n hay ng. Hãy tìm những từ ngữ chứa các tiếng đó.
trăn
dân
răn
lượn
trăng
dâng
răng
lượng
trăn trở / ánh trăng
(3). Thi tìm nhanh :
Các từ láy âm đầu n. náo nức
Cấc từ gợi tả âm thanh có âm cuối ng. oang oang
—	 LUYỆN TÙ VÀ CẢU . -	-	
Đại từ xưng hô
- Nhận xét
Trong số các từ xưng hô được in đậm dưới đây, những từ nào chỉ người nói ? Những từ nào chỉ người nghe ? Từ nào chỉ người hay vật được nhắc tới ?
Ngày xưa có cô Hơ Bia đẹp nhưng rất lười, lại không biết yêu quý cơm gạo. Một hôm, Hơ Bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi :
Chị đẹp là nhờ cơm gạo, sao chị khinh rẻ chúng tôi thế ?
Hơ Bia giận dữ :
Ta đẹp là do công cha công mẹ, chứ đắu nhờ các ngươi.
Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng.
Theo TRUYỆN CỔ Ề-ĐỂ
Theo em, cách xưng hô của mỗi nhân vật ở đoạn văn trên thể hiện thái độ của người nói như thế nào ?
Tìm những từ em vẫn dùng để xưng hô :
Với thầy, cô.
Với bố, mẹ.
Vói anh, chị, em.
Với bạn bè.
- Ghi nhớ
Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp : tôi, chúng tôi; mày, chúng mày ; nó, chúng nó,...
Bên cạnh các từ nói trên, người Việt Nam còn dùng nhiều danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô để thể hiện rõ thứ bậc, tuổi tác, giới tính : ông, bà, anh, chị, em, cháu, thầy, bạn,...
Khi xưng hô, cần chú ý chọn từ cho lịch sự, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người được nhắc tới.
Ill	- Luyện tập
Tìm các đại từ xưng hô và nhận xét về thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ trong đoạn văn sau :
Trời mùa thu mất mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy. Một con thỏ thấy thế liền mỉa mai :
Đã gọi là chậm như rùa mà cũng đòi tập chạy à !
Rùa đáp :
Anh đừng giễu tôi Ị Anh vói tôi thử chạy thi coi ai hơn !
Thỏ ngạc nhiên :
Rùa mà dám chạy thi với thỏ sao ? Ta chấp chú em một nửa đường đó.
Theo LA PHÔNG-TEN
Chọn các đại từ xưng hô tôi, nó, chúng ta thích hợp vói mỗi ô trống :
Bồ Chao hốt hoảng kể với các bạn :
và Tu Hú đang bay dọc một con sông lớn, chợt Tu Hú gọi : "Kìa,
cái trụ chống trời." ngước nhìn lên. Trước mắt là những ống thép dọc
ngang nối nhau chạy vút tận mây xanh. tựa như một cái cầu xe lửa đồ sộ không phải bắc ngang sông, mà dựng đứng trên trời cao.
Thấy vậy, Bồ Các mới à lên một tiếng rồi thong thả nói :
cũng từng bay qua cái trụ đó. cao hơn tất cả những ống khói,
những trụ buồm, cột điện mà thường gặp. Đó là trụ điện cao thế mới được xây dựng.
Mọi người hiểu rõ sự thực, sung sướng thở phào. Ai nấy cười to vì thấy Bồ Chao đã quá sợ sệt.
Theo võ QUẢNG
	 KỂ CHUYỆN	
Người đi săn và con nai
Tô HOÀI
Dựa vào lời kể của cô giáo (thầy giáo), kể lại từng đoạn theo tranh minh hoạ và lời gợl ý dưới mỗi tranh :
Người đi săn chuẩn bị súng đề đi săn.
Dòng suối khuyên nguôi đi săn đừng bắn con nai.
Cây trám túc giận.	Con nai lặng yên, trắng muốt.
Hãy đoán xem câu chuyện kết thúc thế nào. Kể tiếp câu chuyện theo phỏng đoán của em.
Kể lại toàn bộ câu chuyện Nguòi đi săn và con nai.
	 TẬP ĐỌC 	
Tiếng vọng
Con chim sẻ nhỏ chết rồi
Chết trong đêm con bão về gần sáng.
Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi Và tôi ngủ ngon lành đến lúc bão voi.
Chiếc tổ cũ trong ống tre đầu nhà chiều gió hú Không còn nghe tiếng cánh chim về,
Và tiếng hót mỗi sớm mai trong vắt.
Nó chết trước cửa nhà tôi lạnh ngắt Một con mèo hàng xóm lại tha đi Nó để lại trong tổ những quả trứng Những con chim non mãi mãi chẳng ra đời.
Đêm đêm tôi vừa chợp mắt Cánh cửa lại rung lên tiếng đập cánh Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ Tiếng lăn như đá lở trên ngàn.
NGUYỄN QUANG THIỂU
Con chim sẻ nhỏ chết trong hoàn cảnh đáng thương như thế nào ?
Vì sao tác giả băn khoăn, day dứt về cái chết của chim sẻ ?
Những hình ảnh nào đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tác giả ?
Hãy đặt một tên khác cho bài thơ.
	 TẬP LÀM VÀN 	-	,	
Trà bài văn tà cành
Dựa vào hướng dẫn của cô giáo (thầy giáo), em tự nhận xét về bài kiểm tra tập làm văn giữa học kì I của mình :
Em đã viết đúng thể loại bài văn miêu tả (tả cảnh) chưa ?
Bố cục của bài (mở bài, thân bài, kết bài) đã rõ ràng chưa ? Trình tự miêu tả có hợp lí không ?
Cách diễn đạt và trình bày thế nào ? (Dùng từ, đặt câu có rõ ý không ? Câu văn có hình ảnh và cảm xúc không ? Chữ viết có đúng chính tả không ? Bài viết có sạch sẽ không ?)
Chọn viết lại một đoạn văn tả cảnh ở phần thân bài (hoặc viết đoạn mở bài, đoạn kết bài theo kiểu khác) cho hay hơn.
	 LUYỆN Từ VÀ CÂU 	;	:	
Quan hệ từ
- Nhận xét
Trong mỗi ví dụ dưới đây, từ in đậm được dùng để làm gì ?
Rừng say ngây và ấm nóng.
MA VĂN KHÁNG
Tiếng hót dìu dặt của Hoạ Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới.
vỏ QUẢNG
Hoa mai trổ từng chùm thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào. Nhưng cành mai uyển chuyển hơn cành đào.
Theo MÙA XUÂN VÀ PHONG TỤC VIỆT NAM
2. Quan hệ giữa các ý ở mỗi câu dưới đây (rùng cây bị chặt phá - mặt đất thưa vắng bóng chim ; mảnh vườn nhỏ bé - bầy chim vẫn về tụ hội)
được biểu hiện bằng những cặp từ nào ?
Nếu rừng cây cứ bị chặt phá xơ xác thì mặt đất sẽ ngày càng thưa vắng bóng chim.
Tuy mảnh vườn ngoài ban công nhà Thu thật nhỏ bé nhưng bầy chim vẫn thường rủ nhau về tụ hội.
- Ghi nhớ
1. Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau : và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về,...
z. Nhiều khi, từ ngữ trong câu được nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ. Các cặp quan hệ từ thường gặp là :
Vì ... nên ... ; do ... nên ... ; nhờ ... mà ... (biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả).
Nếu ... thì...; hễ... thì... (biểu thị quan hệ giả thiết - kết quả, điều kiện - kết quả).
Tuy ... nhưng ... ; mặc dù ... nhưng ... (biểu thị quan hệ tương phản).
Không những ... mà ... ; không chỉ... mà ... (biểu thị quan hệ tăng tiến).
Ill	- Luyện tập
Tìm quan hệ từ trong mỗi câu sau và nêu rõ tác dụng của chúng :
Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Hoạ Mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc.
vỏ QUÀNG
Những hạt mưa to và nặng bắt đầu rơi xuống như .ai ném đá, nghe rào rào.
NGUYỄN THỊ NGỌC Tú
Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi vói ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.
Theo VÂN LONG
Tìm cặp quan hệ từ ở mỗi câu sau và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu.
Vì mọi người tích cực trồng cây nên quê hưong em có nhiều cánh rừng xanh mát.
Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng bạn Hoàng vẫn luôn học giỏi.
Đặt câu với mỗi quan hệ từ: và, nhung, của.
	— TẬP LÀM VĂN 	
Luyện tập làm đơn
Đề bài
Chọn một trong các đề sau đây:
Phố em có một hàng cây to, nhiều cành vướng vào đường dây điện, một số cành sà xuống tháp, mùa mưa bão đến dễ gây nguy hiểm. Em hãy giúp bác tổ trưởng dân phố làm đon gửi công ti cây xanh hoặc uỷ ban nhân dân địa phưong (quận, huyện, thị xã, thị trấn,...) đề nghị cho tỉa cành để tránh xảy ra tai nạn đấng tiếc.
Nơi em ở có một con suối hoặc một dòng sông chảy qua. Gần đây, có một số người dùng thuốc nổ đánh bắt cá, làm cấ chết nhiều và gây nguy hiểm cho người qua lại. Em hãy giúp bác trưởng thôn (hoặc tổ trưởng dân phố) làm đơn gửi uỷ ban nhân dân hoặc công an địa phương (xã, phường, thị trân,...) đề nghị ngăn chặn việc làm trên để bảo vệ đàn cá và bảo đảm an toàn cho nhân dân.
Chú ý
Cần trình bày đơn đúng quy định.
Nội dung đơn :
+ Giói thiệu bản thân.
+ Trình bày tình hình thực tế. Nêu lên những tấc động xâu đã xảy ra hoặc có thể xảy ra.
+ Kiến nghị cách giải quyết.
+ Cảm ơn.