SGK Tiếng Việt 5 - Tuần 18: Ôn tập cuối học kì I

  • Tuần 18: Ôn tập cuối học kì I trang 1
  • Tuần 18: Ôn tập cuối học kì I trang 2
  • Tuần 18: Ôn tập cuối học kì I trang 3
  • Tuần 18: Ôn tập cuối học kì I trang 4
  • Tuần 18: Ôn tập cuối học kì I trang 5
Tuần 18
ÔN TẬP CUỐI HỌC Kì I
Tiết 1
ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh.
Nội dung cần trình bày :
Tên bài	- Tác giả	- Thể loại (văn, thơ, kịch)
Giả sử em là bạn của nhân vật bạn nhỏ (truyện Người gác rùng tí hon), em hãy nêu nhận xét về bạn nhỏ và tìm dẫn chứng minh hoạ cho nhận xét của em.
Tiết 2
ồn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Vì hạnh phúc con nguôi. Nội dung cần trình bày:
Tên bài	- Tác giả	- Thể loại (văn, thơ, kịch)
Trong hai bài thơ em đã học ở chủ điểm Vì hạnh phúc con nguòi, em thích những câu thơ nào nhất ? Hãy trình bày cái hay của những câu thơ ấy để các bạn hiểu và tán thưởng sự lựa chọn của em.
Tiết 3
ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Điền những từ ngữ em biết vào bảng sau :
Tổng kết vốn từ về môi trường
Sinh quyển (môi trường động, thực vật)
Thuỷ quyển (môi trường nước)
Khí quyển (môi trường không khí)
Các sự vật trong môi trường
M rừng
M :sông
bầu trời
Những hành động bảo vệ môi trường
M : trồng rừng
giữ sạch nguồn nước
M lọc khói công nghiệp
Tỉết 4
ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Nghe - viết:	Chợ Ta-sken
Chúng tôi ra thăm cảnh chợ. Người qua lại trộn lẫn màu sắc. Đàn ông mặc áo sơ mi đính những nẹp thêu dọc hai ống tay, đầu chụp gọn trong chiếc mũ vải vuông nhỏ. Phụ nữ xúng xính trong chiếc áo dài rộng bằng vải lụa. Trên áo, những đường vân xanh, đỏ, tím, vàng chảy dọc, óng ả chờn vờn như sóng nước hồ. Nước da của họ ngăm bánh mật. Lông mày nhỏ uốn vòng cung. Khuôn mặt bầu bầu chữa cho bớt nhô đôi gò má cao. Tóc đen như mun tết thành hai bím thõng dài mãi xuống quá thắt lưng khẽ ve vấy theo nhịp bước.
BÙI HIỂN
Ta-sken : thủ đô nước U-dơ-bê-ki-stan.
Tiết 5
Hãy viết thư gửi một người thân đang ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của em trong học kì I.
Gợi ý
Nhớ lại câu. tạo thông thường của một bức thư :
Phần đầu thư :
+ Nêu địa điểm và thời gian viết thư.
+ Chào hỏi người nhận thư.
Phần chính :
+ Nêu mục đích, lí do viết thư.
+ Thăm hỏi tình hình của người nhận thư.
+ Thông báo tình hình của người viết thư.
Phần cuối thư :
+ Nêu lời chúc, lời cám ơn, lời hứa hẹn.
+ Người viết kí tên và ghi họ tên.
Xác định nội dung kể chuyện trong bức thư :
Kể về kết quả học tập, rèn luyện hoặc sự tiến bộ về một mặt nào đó của em trong học kì I.
Nêu quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập trong học kì II.
Tiết 6
ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Đọc và trả lời câu hỏi: Chiều biên giới
Chiều biên giới em ơi Có nơi nào cao hơn Như đầu sông đầu suối Như đầu mây đầu gió Như quê ta - ngọn núi Như đất trời biên cương.
Chiều biên giới em ơi Có nơi nào đẹp hơn Khi mùa đào hoa nở Khi mùa sỏ ra cây Lúa lượn bậc thang mây Mùi toả ngát hương bay.
Chiều biên giới em ơi Rừng chăng dây điện sáng Ta nghe tiếng máy gọi Như nghe tiếng cuộc đời Lòng ta thầm mê say Trên nông trường lộng gió Rộng như trời mênh mông.
Lò NGÂN SỦN
Sở: cây cùng họ với chè, lá hình trái xoan có răng cưa, hạt ép lấy dầu để ăn và dùng trong công nghiệp.
Tim trong bài thơ một từ đồng nghĩa với từ biên cương.
Trong khổ thơ 1, các từ đầu và ngọn được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ?
Có những đại từ xưng hô nào được dùng trong bài thơ ?
Viết một câu miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra cho em.
Tiét 7
BÀI LUYỆN TẬP
A - Đọc thầm
Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy nước. Mùa hè, sông đỏ lựng phù sa với những con lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất, trỉa đỗ, tra ngô, kịp gieo trồng một vụ trước khi những con lũ năm sau đổ về.
Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm. Có những nạày nắng đẹp trời trong, những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phăng lặng. Có cánh màu nâu như 175
màu áo của mẹ tôi. Có cánh màu trăng như màu áo chị tôi. Có cánh màu xám bạc như màu áo bố tôi suốt ngày vất vả trên cánh đồng. Những cánh buồm đi như rong chơi, nhưng thực ra nó đang đẩy con thuyền chở đầy hàng hoá. Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi. Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm phấp phới trong gió như bàn tay tí xíu vẫy vẫy bọn trẻ chúng tôi. Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi đến chốn, về đến nơi, mọi ngả mọi miền, cần cù, nhẫn nại, suốt năm, suốt tháng, bất kể ngày đêm.
Những cánh buồm chung thuỷ cùng con người, vượt qua bao sóng nước, thời gian. Đến nay, đã có những con tàu to lớn, có thể vượt biển khơi. Nhưng những cánh buồm vẫn sống cùng sông nước và con người.
Theo BĂNG SƠN
Trỉa : gieo hạt giống vào từng hốc và lấp đất lên.
B - Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý trả lòi đúng :
Nên chọn tên nào đặt cho bài văn trên ?
Làng tôi	b) Những cánh buồm c) Quê hương
Suốt bốn mùa, dòng sông có đặc điểm gì ?
Nước sông đầy ắp. b) Những con lũ dâng đầy.
Dòng sông đỏ lựng phù sa.
Màu sắc của những cánh buồm được tấc giả so sánh với gì ?
Màu nắng của những ngày đẹp trời.
Màu áo của những người lao động vất vả trên cánh đồng.
Màu áo của những người thân trong gia (Tinh.
Cách so sánh trên (nêu ở câu hỏi 3) có gì hay ?
Miêu tả được chính xác màu sắc rực rỡ của những cánh buồm.
Cho thây cánh buồm cũng vất vả như những người nông dân lao động.
Thể hiện được tình yêu của tấc giả đối với những cánh buồm trên dòng sông quê hương.
Câu vằn nào trong bài tả đúng một cánh buồm căng gió ?
Những cánh buồm đi như rong chơi.
Lá buồm căng phồng như ngực người khổng lồ.
Những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng.
Vì sao tấc giả nói những cánh buồm chung thu ỷ cùng con người ?
Vì những cánh buồm đấy thuyền lên ngược về xuôi, giúp đỡ con người.
Vi những cánh buồm gắn bó vói con người từ bao đời nay.
Vi những cánh buồm quanh năm, suốt tháng cần cù, chăm chỉ như con người.
Trong bài văn có mấy từ đồng nghĩa với từ to lớn ?
Một từ. (Đó là từ : ...)
Hai từ. (Đó là các từ : ...)
Ba từ. (Đó là các từ : ...)
Trong câu “Từ bờ tre làng tôi, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi. ”, có mấy cặp từ trái nghĩa ?
Một cặp từ. (Đó là các từ : ...)
Hai cặp từ. (Đó là các từ : ...)
Ba cặp từ. (Đó là các từ : ...)
Từ trong ở cụm từ phấp phói trong gió và từ trong ở cụm từ nắng đẹp tròi trong có quan hệ VỚI nhau như thế nào ?
Đó là một từ nhiều nghĩa.
Đó là hai từ đồng nghĩa.
Đó là hai từ đồng âm.
Trong câu “Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi. ”, có mấy quan hệ từ ?
Một quan hệ từ. (Đó là từ : ...)
Hai quan hệ từ. (Đó là các từ : ...)
Ba quan hệ từ. (Đó là các từ : ...)
Tiết 8
BÀI LUYỆN TẬP
Tập làm văn
Em hãy tả một người thân đang làm việc, ví dụ : đang nấu cơm, khâu vá, làm vườn, đọc báo, xây nhà hay học bài,...