SGK Tiếng Việt 5 - Tuần 6 - Chủ điểm: Cánh chim hòa bình

  • Tuần 6 - Chủ điểm: Cánh chim hòa bình trang 1
  • Tuần 6 - Chủ điểm: Cánh chim hòa bình trang 2
  • Tuần 6 - Chủ điểm: Cánh chim hòa bình trang 3
  • Tuần 6 - Chủ điểm: Cánh chim hòa bình trang 4
  • Tuần 6 - Chủ điểm: Cánh chim hòa bình trang 5
  • Tuần 6 - Chủ điểm: Cánh chim hòa bình trang 6
  • Tuần 6 - Chủ điểm: Cánh chim hòa bình trang 7
  • Tuần 6 - Chủ điểm: Cánh chim hòa bình trang 8
  • Tuần 6 - Chủ điểm: Cánh chim hòa bình trang 9
Tuần 6
— TẬP ĐỌC 	7	
Sự sụp đô’ của chế độ a-pác-thai
Nam Phi là một nước nổi tiếng nhiều vàng, kim cương, nhưng cũng nổi tiếng về nạn phân biệt chủng tộc. Chế độ phân biệt chủng tộc ở đây được toàn thế giới biết đến với tên gọi a-pác-thai.
ở nước này, người da trắng chỉ chiếm 1/5 dân số, nhưng lại nắm gần 9/10 đất trồng trọt, 3/4 tổng thu nhập và toàn bộ hầm mỏ, xí nghiệp, ngân hàng,... Ngược lại, người da đen phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu ; lương chỉ bằng 1/7 hay 1/10 lương của công nhân da trắng. Họ phải sống, chữa bệnh, đi học ở những khu riêng và không được hưởng một chút tự do, dân chủ nào.
Bất bình với chế độ a-pác-thaL người da đen đã đứng lên đòi bình đẳng. Cuộc đấu tranh dũng cảm và bền bỉ của họ được sự ủng hộ của những người yêu chuộng tự do và công lí trên toàn thế giới, cuối cùng đã giành được thắng lợi. Ngày 17-6-1991, chính quyền Nam Phi buộc phải huỷ bỏ sắc lệnh phân biệt chủng tộc. Ngày 27-4-1994, cuộc tổng tuyển cử đa sắc tộc đầu tiên được tổ chức. Luật sư da đen Nen-xon Man-đê-la, người từng bị giam cầm suốt 27 năm vì đấu tranh chống chế độ a-pác-thai, được bầu làm Tổng thống. Chế độ phân biệt chủng tộc xấu xa nhất hành tinh đã chấm dứt trước khi nhân loại bước vào thế kỉ XXI.
Theo NHỮNG MẨU CHUYỆN LỊCH sử THẾ GIỚI
0	- Chế độ phân biệt chủng tộc : chế độ đối xử bất công với người da đen nói
riêng và da màu nói chung.
Công lí: lẽ phải, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
Sắc lệnh : văn bản do người đứng đầu nhà nước ban hành, có giá trị như luật.
Tổng tuyển cử: cuộc bỏ phiếu trên toàn quốc để bầu ra cơ quan quyền lực cao nhất của một nước.
Đa sắc tộc : nhiều chủng tộc.
Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào ?
Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ?
Theo em, vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ ?
Hãy giới thiệu về vị Tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới.
	 CHÍNH TẢ 	-	—	
Nhớ - viết: Ẻ-mi-li, con... (từ Ê-mi-li con ôi... đến hếty
Tìm những tiếng có ua hoặc ươtrong hai khổ thơ dưới đây. Nêu nhận xét về cách ghi dấu thanh ở các tiếng ấy.
Thuyền đậu, thuyền đi hạ kín mui Lưa thưa mưa biển ấm chân trời Chiếc tàu chở cá về bến cảng Khói lẫn màu mây tưởng đảo khơi.
Em bé thuyền ai ra giỡn nước Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm Biển bằng không có dòng xuôi ngược Cơm giữa ngày mưa gạo trắng thơm.
HUY CÂN
Tìm tiếng có chứa ưa hoặc ưữ thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây:
Cầu được, ... thấy.
Năm nắng, mưa.
... chảy đá mòn.
7 ... thử vàng, gian nan thử sức.
	- LUYỆN TÙ VÀ CẢU 	:	
Mở rộng vốn từ : Hữu nghị - Hợp tác
xếp những từ có tiếng hũu cho dưới đây thành hai nhóm a và b :
hữu nghị, hữu hiệu, chiến hữu, hữu tình, thân hữu, hữu ích, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu, hữu dụng
Hữu có nghĩa là "bạn bè". M: hữu nghị
Hữu có nghĩa là "có".	M : hữu ích
Xếp các từ có tiếng họp cho dưới đây thành hai nhóm a và b:
hợp tình, hợp tác, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp nhất, hợp pháp, hợp lực, hợp lí, thích hợp
Hợp có nghĩa là "gộp lại" (thành lớn hơn). M hợp tác
Hợp có nghĩa là "đúng với yêu cầu, đòi hỏi... nào đó". M: thích hợp
Đặt một câu với một từ ở bài tập 1 và một câu với một từ ở bài tập 2.
Đặt câu với một trong những thành ngữ dưới đây:
Bốn biển một nhà.
Kề vai sát cánh.
Chung lưng đấu sức.
	 KỂ CHUYỆN 	
Kế chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Chọn một trong hai đề bài sau đây:
Kể lại một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc em đã làm thể hiện tinh hữu nghị giũa nhân dân ta với nhân dân các nước.
Nói về một nước mà em được biết qua truyền hình, phim ảnh,...
Gợi ý đề 1 (Những câu chuyện thể hiện tình hữu nghị):
Hoạt động của nhân dân và thiếu nhi nước ta ủng hộ, giúp đỡ hoặc bày tỏ tình đoàn kết với nhân dân và thiếu nhi các nước (cử chuyên gia sang giúp nước bạn, viện trọ lương thực cho nước bạn, quyên góp ủng hộ nước bạn khắc phục thiên tai, tô’ chức các cuộc triển lãm, thi tìm hiểu về nước bạn,...).
Lòng mến khách mà nhân dân và thiếu nhi nước ta dành cho người nước ngoài đến Việt Nam (có thái độ lịch sự vói khách, giúp đỡ khách, chỉ đường cho khách,...).
Sự giúp đỡ của nhân dân cấc nước đối với nhân dân ta (cử chuyên gia sang giúp nước ta, viện trợ cho ta, tạo điều kiện cho thanh niên nước ta ra nước ngoài học tập,...).
Tinh cảm thân thiện của những người nước ngoài đến du lịch hoặc học tập, làm việc ở nước ta (thân thiện với mọi người, yêu thích phong tục, tập quấn Việt Nam, thích học tiếng Việt,...).
Gợi ý đề 2 (Nói về một nước mà em biết) :
Em nói về nước nào ? Nhờ đâu em biết về nước đó (qua truyền hình, phim, ảnh, tham quan,...) ?
Kể những điều em biết về nước đó (cảnh vật thiên nhiên, cuộc sống của người dân, phong tục tập quấn,...).
Em thích nhất điều gì ở nước đó ?
	 TẬP ĐỌC 	
Tác phẩm của Si-le và tên phát xít
Trong thời gian nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng, một lần có tên sĩ quan cao cấp của bọn phát xít lên một chuyến tàu ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Hắn bước vào toa tàu, gio thẳng tay và hô to : "Hít-le muôn năm I" Một người cao tuổi ngồi bên cửa sổ, tay cầm cuốn sách, ngẩng đầu, lạnh lùng đáp bằng tiếng Pháp : "Chào ngài". Tên sĩ quan lừ mắt nhìn ông già người Pháp. Bỗng hắn nhìn vào cuốn sách ông cụ đang đọc và thấy đó là một tác phẩm của Si-le viết bằng tiếng Đức. Bực mình vì ông cụ biết tiếng Đức nhưng không thèm chào bằng tiếng Đức, hắn liền hỏi : •
Lão thích nhà văn Đức hon lời chào của người Đức chăng ?
Sao ngài lại nói thế ? Si-le là một nhà văn quốc tế chứ ! - Ông già điềm đạm trả lời.
Nhận thấy vẻ ngạc nhiên của tên sĩ quan, ông già nói tiếp :
Ngài thử xem Si-le đã dành những tác phẩm của mình cho ai nào ? Nhà văn đã viết Vin-hem Ten cho người Thuỵ Sĩ, Nàng dâu ở Mét-xi-na cho người l-ta-li-a, Cô gái Oóc-lê-ăng cho người Pháp,...
Càng nghe nói, tên sĩ quan phát xít càng ngây mặt ra. Cuối cùng, hắn hỏi:
Chẳng lẽ Si-le không viết gì cho chúng tôi hay sao ?
Ông già mỉm cười trả lời :
Có chứ. Si-le đã dành cho các ngài vở Những tên cướp I
NGUYỄN ĐlNH CHlNH suu tầm
Si-le (1759-1805) : nhà văn Đức vĩ đại ; các tác phẩm của ông phản ánh cuộc đấu tranh chống cái ác, bảo vệ quyền con người.
Sĩ quan : quân nhân có quân hàm thiếu uý trở lên.
Hít-le (1889-1945) : quốc trưởng Đức từ 1934 đến 1945, kẻ gây ra cụộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).
Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp ?
Nhà văn Đức Si-le được ông cụ người Pháp đánh giá thế nào ?
Em hiểu thái độ của ông cụ đối với người Đức và tiếng Đức như thế nào ?
Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý gì ?
	— TẬP LÀM VĂN 	ỉ	
Luyện tập làm đơn
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Thần Chết mang tên 7 sắc cầu vồng
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, để diệt sạch cỏ cây trên đường chuyển quân của bộ đội ta, máy bay Mĩ đã rải hơn 72 triệu lít thuốc diệt cỏ, trong đó có 42 triệu lít chất độc màu da cam xuống hơn 20% diện tích miền Nam nước ta. Thuốc diệt cỏ mang toàn tên những màu sắc đẹp của cầu vồng : xanh, hồng, tía, da cam,... .
Bom đạn và thuốc diệt cỏ đã phá huỷ hơn 2 triệu héc ta rừng, làm xói mòn và khô cằn đất, diệt chủng nhiều loài muông thú, gây thảm hoạ môi trường vô cùng khốc liệt.
Nhưng hậu quả nặng nề nhất mà chất độc màu da cam gây ra là hậu quả đối với con người. Sau hơn 30 năm, chất độc này vẫn còn trong đất, trong thức ăn và trong chính cơ thể con người, gây ra những bệnh nguy hiểm cho người nhiễm độc và con cái họ, như ung thư, nứt cột sống, thần kinh, tiểu đường, sinh quái thai, dị tật bẩm sinh,... Ước tính cả nước hiện có khoảng 70 000 người lớn và từ 200 000 đến 300 000 trẻ em là nạn nhân của chát độc màu da cam. Đó là chưa kể nhiều em bé mât từ trong bụng mẹ hoặc mất ngay lúc mới sinh, chưa kịp sống trọn một giờ bên cha mẹ, anh em mình.
Theo tạp chi TIA SÁNG
Chất độc màu da cam : chất độc đựng trong thùng chứa có đánh dấu phân biệt bằng màu da cam.
Chát độc màu da cam gây ra những hậu quả gì đối với con người ?
Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nỗi đau cho những nạn nhân chát độc màu da cam ?
Giả sử địa phương em tổ chức đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam, em hãy viết đơn xin gia nhập đội tình nguyện.
Chú ý
Cần trình bày đơn đúng quy định :
Quốc hiệu, tiêu ngữ.
Nơi và ngày viết đơn.
Tên của đơn.
Nơi nhận đơn (Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ địa phương).
Nội dung đơn: giới thiệu bản thân; trình bày lí do vì sao muốn gia nhập đội tình nguyện ; lời hứa tích cực tham gia mọi hoạt động của đội; lời cảm ơn.
Chữ kí và họ tên của người viết đơn ở cuối đơn.
	 LUYỆN TÚ VÀ CÀU	
Dùng từ đồng âm đế chơi chữ
- Nhận xét
Đọc câu dưới đây và trả lời câu hỏi :
Hổ mang bò lên núi.
Có thể hiểu câu trên theo những cách nào ?
Vì sao có thể hiểu theo nhiều cách như vậy ?
- Ghi nhớ
Dùng từ đồng âm để chơi chữ là dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe.
- Luyện tập
Các câu sau đã sử dụng những từ đồng âm nào để chơi chữ ?
Ruồi đậu mâm xôi đậu.
Kiến bò đĩa thịt bò.
Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
Bác bác trứng, tôi tôi vôi.
Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa.
Đặt câu với một cặp từ đồng âm em vừa tìm được ở bài tập 1.
M : - Mẹ em rán đậu.
- Thuyền đậu san sát trên bến sông.
	 TẠP LAM VAN 	_	
Luyện tập tà cành
Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:
Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo'sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mo màng dịu hoi sưong. Tròi âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ... Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
Theo VŨ TÚ NAM
Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển ?
Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thòi điểm nào ?
Khi quan sát biển, tác giả đã có những liên tưởng thú vị như thế nào ?
Con kênh này có tên là kênh Mặt Trời. Nơi đây, suốt ngày, ánh nắng rừng rực đổ lửa xuống mặt đất. Bốn phía chân trời trống huếch trống hoác. Từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn không kiếm đâu ra một bóng cây để tránh nắng. Buổi sáng, con kênh còn phơn phớt màu đào, giữa trưa bỗng hoá ra một dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt, rồi dần dần biến thành một con suối lửa lúc trời chiều. Có lẽ bởi vậy mà nó được gọi là kênh Mặt Trời.
Theo ĐOÀN GIÒI
0	Thuỷ ngân : kim loại lỏng, có màu trắng như bạc.
Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày ?
Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào ?
Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh.
Dựa vào kết quả quan sát của mình, em hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước (một vùng biển, một dòng sông, một con suối hay một hồ nước).
CON NGƯÒI VÓI THIÊN NHIÊN