SGK Tiếng Việt 5 - Tuần 12 - Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh

  • Tuần 12 - Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh trang 1
  • Tuần 12 - Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh trang 2
  • Tuần 12 - Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh trang 3
  • Tuần 12 - Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh trang 4
  • Tuần 12 - Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh trang 5
  • Tuần 12 - Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh trang 6
  • Tuần 12 - Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh trang 7
  • Tuần 12 - Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh trang 8
  • Tuần 12 - Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh trang 9
  • Tuần 12 - Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh trang 10
  • Tuần 12 - Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh trang 11
Tuần JL2
-	 TẬP ĐỌC 	
Mùa thảo quả
Thảo quả trên rừng Đản Khao đã vào mùa.
Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hưong thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hưong thảo quả ngọt lựng, thom nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.
Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục. Chẳng có thứ quả nào hương thơm lại ngây ngất kì lạ đến như thế. Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo trên đất rừng, qua một năm, đã lớn cao tới bụng người. Một năm sau nữa, từ một thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới. Sự sinh sôi sao mà mạnh mẽ vậy. Thoáng cái, dưới bóng râm của rừng già, thảo quả lan toả nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn, xoè lá, lấn chiếm không gian.
Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. .Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. Thảo quả chín dần. Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng.
Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hổng, ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt.
Theo MA VÀN KHÁNG
0	- Thảo quả : cây thân cỏ, quả hình bầu dục, lúc chín màu đỏ, toả mùi thơm
ngào ngạt, dùng làm thuốc hoặc gia vị.
Đàn Khao, Chin San : tên những vùng đất thuộc tỉnh Lào Cai.
Sầm uất: đông đúc, nhộn nhịp (ý trong bài : nhiều đến mức um tùm, rậm rạp).
Tầng rừng thấp : tầng rừng gồm các loại cây bụi và dây leo dưới đất (tầng rừng giữa gồm các loại cây có độ cao trung bình ; tầng rừng cao gồm các loại cây to, than cao vút, tán rộng).
Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào ? Cách dùng từ, đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý ?
Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh.
Hoa thảo quả nảy ra ở đâu ? Khi thấo quả chín, rừng có những nét gì đẹp ?
	 CHÍNH TÀ 	7
Nghe - viết: Mùa thảo quả (từ Sự sống ... đến ...từ dưới đáy rừng.)
(2). Tìm các từ ngữ chứa tiếng ghi ở mỗi cột dọc trong các bảng sau : a)
sỗ
sơ
su
sứ
£
xỗ
xơ
xu
xứ
M : bát sứ / xứ sở
b)
bát
mắt
tất
mứt
báq
mắc
tấc
mức
M : bất cơm / chú bác
(3). a) Nghĩa của các tiếng, ở mỗi dòng dưới đây có điểm gì giống nhau ?
sóc, sói, sẻ, sáo, sít, sên, sam, sò, sứa, sán
sả, si, sung, sen, sim, sâm, sắn, sâu, sậy, sồi
Nếu thay âm đầu s bằng âm đầu X, trong số cấc tiếng trên, những tiếng nào có nghĩa ?
b) Tim các từ láy theo những khuôn vần ghi ở từng ô trong bảng sau :
1
an - at
ang - ac
2
ôn - ôt
ông - ôc
3
un - ut
ung - uc
M: (1) man mát, khang khác
	 LUYỆN Từ VÀ CÂU 	
Mở rộng vốn từ : Bảo vệ môi trường
Đọc đoạn văn sau và thực hiện nhiệm vụ nêu ả bên dưới:
Thành phần môi trường là các yếu tố tạo thành môi trường : không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.
a) Phân biệt nghĩa của các cụm từ : khu dân cư, khu sản xuât, khu bảo tồn thiên nhiên.
b) Mỗi từ ở cột A dưới đây ứng với nghĩa nào ở cột B ?
A
Sinh vật
sinh thái
hình thái
Vi sinh vật:
thấy được.
B
quan hệ giữa sinh vật (kể cả người) với môi trường xung quanh.
tên gọi chung các vật sổng, bao gồm động vật, thực vật và vi sinh vật, có sinh ra, lớn lên và chết.
hình thức biểu hiện ra bên ngoài của sự vật, có thể quan sát được.
sinh vật rất nhỏ bé, thường phải dùng kính hiển vi mới nhìn
Ghép tiếng bảo (có nghĩa "giữ, chịu trách nhiệm") với mỗi tiếng sau để tạo thành từ phức và tìm hiểu nghĩa của mỗi từ đó (có thể sử dụng Từ điển tiếng Việt,):
đảm, hiểm, quản, toàn, tồn, trợ, vệ
Thay từ bảo vệ trong câu sau bằng một từ đồng nghĩa với nó :
Chúng em bảo vệ môi trường sạch đẹp.
	 KỀ CHUYỆN 	
Kế chuyện đã nghe, đã đọc
Đề bài
Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường.
Gợ/‘ý
Nội dung
Đọc lại đoạn văn ở bài tập 1, tiết Luyện từ và câu (tuần 1 2) để nắm được các yếu tố tạo thành môi trường.
Nhớ lại những truyện đã học về bảo yệ cầy cối, loài vật, chống thiên tai để hiểu nội dung bảo vệ môi trường : Chim sơn ca và bông cúc trắng, Chiếc rễ đa tròn (Tiếng Việt 2, tập hai) ; Người đi săn và con vượn, Cóc kiện Trời (Tiếng Việt 3, tập hai).
Giới thiệu tên truyện và kể lại nội dung truyện đã đọc.
Mở đầu câu chuyện.
Diễn biến câu chuyện. (Kể rõ trình tự các sự kiện xảy ra, hành động của nhân vật trong truyện ; chú ý nhấn mạnh những chi tiết liên quan đến việc bảo vệ môi trường.)
Trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện (giúp em nhận thức được điều gì về nhiệm vụ bảo vệ môi trường).
TẬP ĐỌC
Hành trình của bầy ong
(Trích)
Vói đôi cánh đẫm nắng tròi Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa.
Không gian là nẻo đường xa Thời gian vô tận mở ra sắc màu.
Tim nơi thăm thẳm rừng sâu Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.
Tim nơi bờ biển sóng tràn Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa.
Tim nơi quần đảo khơi xa Có loài hoa nở như là không tên...
Bầy ong rong ruổi trăm miền Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa.
Nối rừng hoang vói biển xa Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.
(Nếu hoa có ở trời cao Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm)
Chắt trong vị ngọt mùi hương Lặng thầm thay những con đường ong bay.
Trải qua mưa nắng vơi đầy Men trời đất đủ làm say đất trời.
Bầy ong giữ hộ cho người Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.
NGUYỄN Đức MẬU
Đẫm : ướt sũng (đẫm nắng trời : ý nói đôi cánh ong tắm trong ánh nắng như thấm đẫm nắng trời).
Rong ruổi : đi liên tục trên chặng đường dài, nhằm mục đích nhất định.
Nối liền mùa hoa : bầy ong đi lấy mật từ mùa hoa ở nơi này đến mùa hoa ở nơi khác làm cho các mùa hoa như nối liền lại với nhau.
Men : chất được dùng trong quá trình làm bia, rượu ; chất gây say.
Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong ?
Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào ? Nơi ong đến có vẻ đẹp gì đặc biệt ?
Em hiểu nghĩa câu thơ "Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào"
■ thế nào?
Qua hai dòng thơ cuối bài, tác giả muốn nói điều gì về công việc của loài ong ?
Học thuộc lòng 2 khổ'thơ cuối bài.
—- TẬP LÀM VĂN 	
Cấu tạo của bài văn tà người
I - Nhận xét
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Hạng A Chấng
Nhìn thân hình cân đối của Hạng A Cháng, tất cả các cụ già trong làng đều tấm tắc :
- A Cháng trông như một con ngựa to hai tuổi, chân chạy qua chín núi mười khe không biết mệt, khoẻ quá Ị Đẹp quấ !
A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực nỏ vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc, gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.
Nhưng phải nhìn Hạng A Cháng cày mói thấy hết vẻ đẹp của anh.
Anh đến chuồng trâu dắt con trâu béo nhất, khoẻ nhát. Người và trâu cùng ra ruộng. A Chấng đeo cày. Cái cày của người Hmông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nỏ. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
Tới nưong, A Cháng mắc cày xong, quất một tiếng "Mổng !" và bây giờ chỉ còn chăm chắm vào công việc... Hai tay A Chấng nắm đốc cày, mắt nhìn thế ruộng, nhìn đường cày, thân hình nhoài thành một đường cong mềm mại, khi qua trái, lúc tạt phải theo đường cày uốn vòng trên hình ruộng bậc thang như một mảnh trăng lưỡi liềm. Lại có lúc được sá cày thẳng, người anh như rạp hẳn xuống, đôi chân xoải dài hoặc băm những bước ngắn, gấp gâp...
Sức lực tràn trề của A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng, một dòng họ Hmông đang định cư ỏ chân núi To Bo.
Theo MA VÀN KHÁNG
Mồng (tiếng Hmông) : đi.
Sá cày : đường cày.
Xác định phần mở bài và cho biết tác giả giới thiệu người định tả bằng cách nào.
Ngoại hình của A Chấng có những điểm gì nổi bật ?
Qua đoạn văn miêu tả hoạt động của A Cháng, em thấy A Cháng là người như thế nào ?
Tim phần kết bài và nêu ý chính của nó.
Từ bài văn trên, nhận xét về cấu tạo của bài văn tả người.
- Ghi nhớ
Bài văn tả người thường có ba phần :
Mở bài : Giới thiệu người định tả.
Thân bài :
Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng,...).
Tả tính tình, hoạt động (lòi nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác,...).
Kết bài : Nêu cảm nghĩ về người được tả.
Ill	- Luyện tập
Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình em (chú ý những nét nổi bật về ngoại hình, tính tình và hoạt động của người đó).
—	 LUYỆN TÙ VÀ CÂU 	:	—
Luyện tập vẻ quan hệ từ
Tìm quan hệ từ trong đoạn trích dưới đây và cho biết mỗi quan hệ từ nối những từ ngữ nào trong câu :
A Cháng đeo cày. Cái cày của người Hmông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
Các từ in đậm được dùng trong mỗi câu dưới đây biểu thị quan hệ gì ?
Quân sĩ cùng nhân dân trong vùng tìm đủ mọi cách cứu voi khỏi bãi lầy nhưng vô hiệu.
Thuyền chúng tôi tiếp tục chèo, đi tới ba nghìn thước rồi mà vẫn thây chim đậu trắng xoá trên những cành cây gie sát ra sông.
Theo ĐOÀN GIÒI
Gie : chìa ra.
Nếu hoa có ở trời cao
Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm.
NGUYỄN ĐỨC MẬU
Tìm quan hệ từ (và, nhung, trên, thì, ở, của) thích hợp với mỗi ô trống dưới đây:
Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm cao.
Một vầng trăng tròn, to đỏ hồng hiện lên chân trời, sau rặng tre đen một ngôi làng xa.
Theo THẠCH LAM
Trăng quầng hạn, trăng tán mưa.
TỤC NGỮ
Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân ở nhiều chỗ đẹp hơn đây nhiều, nhân
dân coi tôi như người làng thương yêu tôi hết mực, sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
Theo NGUYỄN KHẢI
4. Đặt câu với mỗi quan hệ từ sau : mà, thì, bằng.
	 TẬP LÀM VĂN 	
Luyện tập tà người
(Quan sát và chọn lọc chi tiết)
Đọc bài văn sau và ghi lại những đặc điểm ngoại hình của người bà (mái tóc, đôi mắt, khuôn mặt,...) :
Bà tôi
Bà tôi ngồi cạnh tôi, chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay, bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày.
Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, và như những đoá hoa, cũng dịu dàng, rực rõ, đầy nhựa sống. Khi bà mỉm cười, hai con ngưoi đen sẫm nỏ ra, long lanh, dịu hiền khó tả, đôi mắt ánh lên những tia sáng âm áp, tưoi vui. Mặc dù trên đôi mấ ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn tươi trẻ.
Theo MÁC-XIM GO-RƠ-KI
Đọc và ghi lại những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc trong bài văn sau :
Người thợ rèn
Ngồi xem anh Thận làm việc thật thích : có cái gì rất khoẻ rất say trong công việc của anh, sinh động và hấp dẫn lạ thường. Này đây, anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống. Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch. Những chiếc vảy của nó bắn ra tung toé thành những tia lửa sáng rực. Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục. Anh quặp lấy nó trong đôi kìm sắt dài, lại dúi đầu nó vào giữa đống than hồng.
Thổi nào I - Anh bảo cậu thợ phụ.
Cậu thanh niên rướn người lên. Đôi ống bễ thỏ phì phò. Những chiếc lưỡi lửa liếm lên rực rõ.
Thôi ! - Anh nói.
Cậu thợ phụ trở tay lau mồ hôi đầm đìa trên khuôn mặt ửng hồng vì hơi nóng, trong khi anh Thận lại lôi con cá lửa ra, quật nó lên hòn đe và vừa hằm hằm quai búa choang choang vừa nói rõ to : "Này... Này... Này..."
Cuối cùng con cá lửa đành chịu thua. Nó nằm ưỡn dài ngửa bụng ra trên đe mà chịu những nhát búa như trời giáng. Và tới lúc anh trở tay ném nó đánh xèo một tiếng vào cái chậu nước đục ngầu làm cho chậu nước bùng sôi lên sùng sục thì nó đã biến thành một chiếc lưỡi rựa vạm vỡ và duyên dáng. Anh Thận chỉ liếc nhìn nó một cái, như một kẻ chiến thắng. Và anh lại bắt đầu một cuộc chinh phục mới.
Theo NGUYÊN NGỌC