SGK Tiếng Việt 5 - Tuần 7 - Chủ điểm: Con người với thiên nhiên

  • Tuần 7 - Chủ điểm: Con người với thiên nhiên trang 1
  • Tuần 7 - Chủ điểm: Con người với thiên nhiên trang 2
  • Tuần 7 - Chủ điểm: Con người với thiên nhiên trang 3
  • Tuần 7 - Chủ điểm: Con người với thiên nhiên trang 4
  • Tuần 7 - Chủ điểm: Con người với thiên nhiên trang 5
  • Tuần 7 - Chủ điểm: Con người với thiên nhiên trang 6
  • Tuần 7 - Chủ điểm: Con người với thiên nhiên trang 7
  • Tuần 7 - Chủ điểm: Con người với thiên nhiên trang 8
  • Tuần 7 - Chủ điểm: Con người với thiên nhiên trang 9
  • Tuần 7 - Chủ điểm: Con người với thiên nhiên trang 10
  • Tuần 7 - Chủ điểm: Con người với thiên nhiên trang 11
  • Tuần 7 - Chủ điểm: Con người với thiên nhiên trang 12
Tuần 7
	 TẬP ĐỌC 	
Những người bạn tốt
A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ. Trong một cuộc thi ca hát ở đảo Xi-xin, ông đoạt giải nhất với nhiều tặng vật quý giá. Trên đường trở về kinh đô, đến giữa biển thì đoàn thuỷ thủ trên chiếc tàu chở ông nổi lòng tham, cướp hết tặng vật và đòi giết A-ri-ôn. Nghệ sĩ xin được hát bài ông yêu thích trước khi chết.
Bọn cướp đồng ý. A-ri-ôn đứng trên boong tàu cất tiếng hát, đến đoạn mê say nhất, ông nhảy xuống biển.
Bọn cướp cho rằng A-ri-ôn đã chết liền dong buồm trở về đất liền.
Nhưng những tên cướp đã nhầm.
Khi tiếng đàn, tiếng hát của A-ri-ôn vang lên, có một đàn cá heo đã boi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn. Chúng đưa ông trở về đất liền nhanh hon cả tàu của bọn cướp. A-ri-ôn tâu với vua toàn bộ sự việc nhưng nhà vua không tin, sai giam ông lại.
Hai hôm sau, bọn cướp mới về tới đất liền. Vua cho gọi chúng vào gặng hỏi về cuộc hành trình. Chúng bịa chuyện A-ri-ôn ở lại đảo. Đúng lúc đó, A-ri-ôn bước ra. Đám thuỷ thủ sửng sốt, không tin vào mắt mình. Vua truyền lệnh trị tội bọn cướp và trả lại tự do cho A-ri-ôn.
Sau câu chuyện kì lạ ấy, ở nhiều thành phố Hi Lạp và La Mã đã xuất hiện những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng. Có lẽ đó là đồng tiền được ra đời để ghi lại tình cảm yêu quý con người của loài cá thông minh.
Theo LUU ANH
0	- Boong tàu : sàn lộ thiên trên tàu thuỷ.
Dong buồm : giương cao buồm để lên đường.
Hành trình : chuyến đi xa, dài ngày.
Sùng sốt: ngạc nhiên cao độ.
I 1. Vì sao nghệ sĩA-ri-ôn phải nhảy xuống biển ?
Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời ?
Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào ?
Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thu ỷ thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩA-ri-ôn ?
—	 CHÍNH TẢ 	
Nghe - viết:
Dòng kinh quê hương
Cũng như mọi màu xanh trên khắp đất nước, màu xanh của dòng kinh quê hương gợi lên những điều quen thuộc... vẫn như có một giọng hò đang ngân lên trong không gian có mùi quả chín, một mái xuồng vừa cập bến có tiếng trẻ reo mừng, và sau lưng tôi, tiếng giã bàng vừa ngưng lại thì một giọng đưa em bỗng cất lên... Dễ thương làm sao giọng đưa em lảnh lót của miền Nam vút lên đưa trẻ thơ vào giấc ngủ, đưa con người vào niềm vui.
Theo NGUYÊN THI
D	- Kinh (tiếng Nam Bộ) : kênh.
- Bàng (tiếng Nam Bộ) : cói, loại cỏ cao và thẳng, thân ba cạnh, mọc ở vùng
nước lợ, dùng để dệt chiếu, làm đệm,...
Tìm một vẩn có thể điền vào cả 3 chỗ trống dưới đây:
Chăn trâu đốt lửa trên đồng Rạ rơm thì ít, gió đông thì nh...
Mải mê đuổi một con d...
Củ khoai nướng để cả ch... thành tro.
Theo ĐỐNG ĐỨC BỐN
Tìm tiếng có chứa ia hoặc iê thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ dưới đây:
Đông như ...
Gan như cóc ...
Ngọt như ... lùi.
	 LUYỆN Từ VÀ CÂU 	
Từ nhiêu nghĩa
- Nhận xét
1. Tìm nghĩa ở cột B thích hợp với mỗi từ ở cột A :
Bộ phận ở hai bên đầu người và động vật, dùng để nghe.
Mũj b) Phẩn xương cứng, màu trắng, mọc trên hàm, dùng để cắn, giữ và nhai thức ăn.
Tai
Bộ phận nhô lên ở giữa mặt người hoặc động vật có xương sống, dùng để thở và ngửi.
Nghĩa của các từ in đậm trong khổ thơ sau có gì khác nghĩa của chúng ở bài tập 1 ?
Răng của chiếc cào Làm sao nhai được ?
Mũi thuyền rẽ nước Thì ngửi cái gì ?
Cái ấm không nghe Sao tai lại mọc ?...
QUANG HUY
Nghĩa của các từ răng, mũi, tai ở bài 1 và bài 2 có gì giống nhau ?
- Ghi nhớ
Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
Ill	- Luyện tập
Trong những câu nào, các từ mắt, chân, đầu mang nghĩa gốc và trong những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển ?
Mắt - Đôi mắt của bé mở to.
Quả na mở mắt.
Chân - Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
Bé đau chân.
Đầu - Khi viết, em đừng ngoẹo đầu.
Nước suối đầu nguồn rất trong.
Các từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật thường là từ nhiều nghĩa. Hãy tìm một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của những từ sau : luõi, miệng, cổ, tay, lung.
	 KÉ CHUYỆN -	-
Cây cỏ nước Nam
TẠ PHONG CHÃU-NGUYẺN QUANG VINH- NGHIÊM ĐA VĂN
Dựa vào lời kể của cô giáo (thầy giáo) và các tranh vẽ dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyện :
Kể lạl toàn bộ câu chuyện.
Trao đổi với các bạn trong lớp về ý nghĩa của câu chuyện.
	 TẬP ĐỌC 	
Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà
(Trích)
Trên sông Đà
Một đêm trăng chơi vơi
Tôi đã nghe tiếng ba-la-lai-ca
Một cô gái Nga mái tóc màu hạt dẻ
Ngón tay đan trên những sợi dây đổng.
Lúc ấy
Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ Chỉ còn tiếng đàn ngân nga Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.
Ngày mai
Ghiếc đập lớn nối liền hai khối núi Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả Từ công trình thuỷ điện lớn đầu tiên.
0	- Xe ben : xe tải, thùng xe có thể được điều khiển cho dốc hẳn xuống để đổ
vật liệu.
Sông Đà : sông chảy qua tỉnh Hoà Bình (trên sông này, tại khu vực thị xã Hoà Bình, các chuyên gia Liên Xô đã giúp ta xây dựng một công trình thuỷ điện lớn).
Ba-la-lai-ca : tên một loại đàn 3 dây của người Nga.
(?) í. Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động trên công trường sông Đà ?
Tìm một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng bên sông Đà.
Những câu thơ nào trong bài sử dụng phép nhân hoá ?
Học thuộc lòng bài thơ.
— TẬP LÀM VĂN 	■	
Luyện tập tà cảnh
Đọc bài văn sau và trả lời cảu hỏi:
Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh có một không hai của đất nước Việt Nam.
Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên. Trên một diện tích hẹp mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu phượng múa. Đảo có chỗ sừng sững chạy dài như bức tường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời. Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt biển. Tuỳ theo sự phân bố của đảo, mặt vịnh Hạ Long lúc toả mênh mông, lúc thu hẹp lại thành ao, thành vũng, lúc bị kẹp giữa hai triền đảo như một dòng suối, lúc uốn quanh chân đảo như dải lụa xanh.
Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng. Nét duyên dáng của Hạ Long chính là cái tươi mát của sóng nước, cái rạng rõ của đất trời. Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh. Đất trời Hạ Long bốn mùa sáng nắng. Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm : xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời.
Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.
Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá mực. Mùa hè của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he... Song quyến rũ hơn cả vẫn là mùa hè của Hạ Long. Những ngày hè đi bên bờ Hạ Long ta có cảm giác như đi trước cửa gió. Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cấi tươi mát của đại dương vào đất liền, làm sảng khoái tâm hồn ta. Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng than, bến cảng vọng lại. Những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về, theo gió ngân lên vang vọng.
Núi non, sóng nước tươi đẹp của Hạ Long là một bộ phận của non sông Việt Nam gấm vóc mà nhân dân ta đời họ tiếp đời kia mãi mãi giữ gìn.
Theo THI SÀNH
0	- Kì vĩ : lớn lao lạ thường.
Khoi: vùng biển xa bờ.
Lộng : vùng biển gần bờ.
Xác định phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn trên.
Phần thân bài gồm có mấy đoạn ? Mỗi đoạn miêu tả những gì ?
Những câu văn in đậm có vai trò gì trong mỗi đoạn và trong cả bài ?
Dưới đây là phần thân bài của một bài văn tả cảnh Tây Nguyên. Em hãy lựa chọn câu mở đoạn thích hợp nhất từ những câu cho sẵn dưới mỗi đoạn.
Đoạn 7
[...] Phần phía nam của dải Trường Sơn nằm ở đây với nhiều ngọn núi cao từ 2000 đến 2600 mét, quanh năm mây trắng phủ đầu. Bên những chóp núi cao là những thảm rừng dày. Có nhiều khu rừng nguyên sinh từ bao đời nay chưa in dấu chân người.
Tây Nguyên là miền đất núi non điệp trùng.
Tây Nguyên có núi cao chất ngất, có rừng cây đại ngàn.
Đến với Tây Nguyên là đến với mảnh đất của những cánh rừng hoang sơ.
Đoạn 2
[...] Những đồi tranh vàng óng lao xao trong gió nhẹ. Những đồi đất đỏ như vung úp nối nhau chạy tít tắp tận chân trời. Đó đây, những cụm rừng xanh thẫm như ốc đảo nổi lên giữa thảo nguyên. Những đồn điền cà phê, chè,... tươi tốt mênh mông. Những rẫy lúa, nương ngô bên những mái nhà sàn tháp thoáng trải dài ven bờ suối, hoặc quây quần trên những ngọn đồi.
Theo AYDUNvà LÊ TẤN
Nhưng Tây Nguyên đâu chỉ có núi cao và rừng rậm. Tây Nguyên còn là miền đất của những dòng sông cuồn cuộn, những dòng suối nên thơ.
Nhưng Tây Nguyên đâu chỉ có núi, có rừng. Tây Nguyên còn là miền đất âm vang tiếng cồng chiêng từ ngàn đời.
Nhưng Tây Nguyên đâu chỉ có núi cao và rừng rậm. Tây Nguyên còn có những thảo nguyên rực rõ trong nắng dịu mùa xuân, như những tấm thảm lụa muôn màu, muôn sắc.
Hãy viết câu mở đoạn cho một trong hai đoạn văn ở bài tập 2 theo ý của riêng em.
	 LUYỆN Tú VÀ CẢU 	
Luyện tập vé từ nhiêu nghĩa
í
Tìm ở cột B lời giải nghĩa thích hợp cho từ chạy trong mỗi câu ở cột A :
A
Bé chạy lon ton trên sân.
Tàu chạy băng băng trên đường ray.
Đồng hồ chạy đúng giờ.
Dân làng khẩn trương chạy\ũ.
B
Hoạt động của máy móc.
Khẩn trương tránh những điều không may sắp xảy đến.
Sự di chuyển nhanh của phương tiện giao thông.
Sự di chuyển nhanh bằng chân.
Dòng nào dưới đây nêu đúng nét nghĩa chung của từ chạy có trong tất cả các câu trên ?
Sự di chuyển.
Sự vận động nhanh.
Di chuyển bằng chân.
Từ ăn trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc ?
Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân.
Cứ chiều chiều, Vũ lại nghe tiếng còi tàu vào cảng ăn than.
Hôm nào cũng vậy, cả gia đinh tôi cùng ăn bữa cơm tối rất vui vẻ.
Chọn một trong hai từ dưới đây và đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ ấy:
Đi
Nghĩa 7 : tự di chuyển bằng bàn chân.
Nghĩa 2 : mang (xỏ) vào chân hoặc tay để che, giữ.
Đứng
Nghĩa 7 : ở tư thế thân thẳng, chân đặt trên mặt nền.
Nghĩa 2 : ngừng chuyển động.
	 TẬP LÀM VĂN 	
Luyện tập tà cành
Đề bài
Dựa theo dàn ý mà em đã lập trong tuần trước, hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh sông nưóc.
Gợi ý
Các việc cần làm :
Xác định đối tượng miêu tả của đoạn văn (miêu tả đặc điểm nào hoặc bộ phận nào của cảnh,...).
Xác định trình tự miêu tả trong đoạn :
Theo trình tự thời gian : sáng, trưa, chiều, tối ; xuân, hạ, thu, đông,...
Theo trình tự không gian : từ xa đến gần, từ cao xuống thấp,...
Theo cảm nhận của từng giác quan : thị giác, thính giác, xúc giác,...
Tìm những chi tiết nổi bật, những liên tưởng thú vị sẽ trình bày trong đoạn.
Tìm cách thể hiện tình cảm, cảm xúc.
Xác định nội dung của câu mở đầu và câu kết đoạn :
Câu mỏ đầu có thể nêu ý của toàn đoạn : giói thiệu cảnh vật hoặc đặc điểm sẽ miêu tả.
Câu kết đoạn có thể nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của mình về cảnh