SGK Tiếng Việt 5 - Tuần 8 - Chủ điểm: Con người với thiên nhiên

  • Tuần 8 - Chủ điểm: Con người với thiên nhiên trang 1
  • Tuần 8 - Chủ điểm: Con người với thiên nhiên trang 2
  • Tuần 8 - Chủ điểm: Con người với thiên nhiên trang 3
  • Tuần 8 - Chủ điểm: Con người với thiên nhiên trang 4
  • Tuần 8 - Chủ điểm: Con người với thiên nhiên trang 5
  • Tuần 8 - Chủ điểm: Con người với thiên nhiên trang 6
  • Tuần 8 - Chủ điểm: Con người với thiên nhiên trang 7
  • Tuần 8 - Chủ điểm: Con người với thiên nhiên trang 8
  • Tuần 8 - Chủ điểm: Con người với thiên nhiên trang 9
  • Tuần 8 - Chủ điểm: Con người với thiên nhiên trang 10
.
Tuần 8
	 TẬP ĐỌC 	
Kì diệu rừng xanh
Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vưong quốc những người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân.
Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.
Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp. Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu. Tôi dụi mắt. Những sắc vàng động đậy. Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non. Những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó. Chỉ có mấy vạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi.
Tôi có cảm giác mình lạc vào một thế giới thần bí.
Theo NGUYỄN PHAN HÁCH
Lúp xúp : ở liền nhau, thấp và sàn sàn như nhau.
Âm tích : ấm to bằng sứ dùng để đựng nước uống.
Tân kì: mới lạ.
Vuọn bạc má : một loài vượn có chòm lông trắng như bông ở hai má.
Khộp : cây thân gỗ thẳng, họ dầu, lá to và rụng sớm vào mùa khô.
Con mang (con hoẵng) : loài thú rừng cùng họ với hươu, sừng bé có hai nhánh, lông màu vàng đỏ.
Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì ? Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào ?
Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào ?■ Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng ?
Vì sao rừng khộp được gọi là "giang sơn vàng rợi" ?
Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc bài văn trên.
	 CHÍNH TÀ 	
Nghe viết: Kì diệu lùng xanh (từ Nắng trưa ... đến cảnh mùa thu.)
Tìm trong đoạn tả cảnh rừng khuya dưới đây những tiếng có chứa yê hoặc ya:
Chúng tôi mải miết đi nhưng chưa kịp qua hết cánh rừng thì mặt trời đã xuống khuất. Màn đêm dần bao trùm mỗi lúc một dày đặc trên những ngọn cây. Gió bắt đầu nổi lên. Rừng khuya xào xạc như thì thào kể nhữngtruyền thuyết tự ngàn xưa. Tôi cố căng mắt nhìn xuyên qua màn đêm thăm thẳm với hi vọng tìm thấy một đốm lửa báo hiệu có một bản làng bình yên phía xa đang chờ đón.
Tìm tiếng có vần uyên thích hợp với mỗi ô trống dưới đây:
Chỉ có mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào Chỉ có biển mới biết
đi đâu về đâu.
XUÂN QUÝNH
Lích cha lích chích vành
Mô’ từng hạt nắng đọng nguyên sắc vàng.
BẾ KIÉN QUỐC
Tìm tiếng trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống để gọi tên cắc loài chim trong những tranh dưới đây:
hải	đỗ
(yến, yểng, quyên)
	 LUYỆN Từ VÀ CÂU 	—
Mở rộng vốn từ : Thiên nhiên
Dòng nào dưới đây giải thích đúng nghĩa từ thiên nhiên ?
Tất cả những gì do con người tạo ra.
Tất cả những gì không do con người tạo ra.
Tất cả mọi thứ tồn tại xung quanh con người.
Tìm trong các thành ngữ, tục ngữ sau những từ chì các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên:
Lên thác xuống ghềnh.
Góp gió thành bão.
Nước chảy đá mòn.
Khoai đất lạ, mạ đất quen.
Tìm những từ ngữ miêu tả không gian. Đặt câu với một trong các từ ngữ vừa tìm được.
Tả	chiều	rộng.	M :	bao	la • .	.
Tả	chiều	dài (xa). M :	tít tắp
Tả	chiều	cao.	M :	cao	vút
Tả	chiều	sâu.	M :	hun	hút
Tìm những từ ngữ miêu tả sóng nước. Đặt câu với một trong các từ ngữ vừa tìm được.
Tả tiếng sóng. M :'ì ầm
Tả làn sóng nhẹ. M : lăn tăn
Tả đợt sóng mạnh. M : cuồn cuộn
-	 KỂ CHUYỆN 	
Kế chuyên đã nghe, đã đọc
Đề bài
Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
Gợi ý
Nội dung :
Những truyện cô’ tích giải thích nguồn gốc các hiện tượng hoặc sự vật trong thiên nhiên, ví dụ : Cóc kiện Trời, Sự tích chú Cuội cung trăng (Tiếng Việt 3, tập hai).
Những truyện kể về tình cảm thân thiết, gắn bó giữa con người với thiên nhiên :
Tinh cảm con người với những vật nuôi trong nhà, ví dụ : Tìm ngọc, Con chó nhà hàng xóm (Tiếng Việt 2, tập một).
Con người làm bạn với thiên nhiên, dựa vào thiên nhiên để cải thiện cuộc sống của mình, ví dụ : ông Mạnh thắng Thần Gió (Tiếng Việt 2, tập hai).
Thiên nhiên giúp đõ con người, ví dụ : Những người bạn tốt (Tiếng Việt 5, tập một).
Cách kể chuyện
Giới thiệu câu chuyện sẽ kể.
Kể diễn biến câu chuyện.
Có thể nêu cảm nghĩ của bản thân về câu chuyện.
Thảo luận : Con người cần làm gì để thiên nhiên mãi tươi đẹp ?
	 TẬP ĐỌC 	
Trước cổng trời
Giữa hai bên vách đá Mở rá một khoảng trời Có gió thoảng, mây trôi Cổng trời trên mặt đất ?
Nhìn ra xa ngút ngát Bao sắc màu cỏ hoa Con thác réo ngân nga Đàn dê soi đáy suối Giữa ngút ngàn cây trái Dọc vùng rừng nguyên sơ Không biết thực hay mơ Ráng chiều như hơi khói...
(T rích)
Những vạt nương màu mật Lúa chín ngập lòng thung Và tiếng nhạc ngựa rung Suốt triền rừng hoang dã Người Tày từ khắp ngả Đi gặt lúa, trồng rau Những người Giáy, người Dao Đi tìm măng, hái nấm Vạt áo chàm thấp thoáng Nhuộm xanh cả nắng chiều Và gió thổi, suối reo Ấm giữa rừng sương giá.
NGUYỄN ĐÌNH ẢNH
Nguyên sơ: vẫn còn nguyên vẻ tự nhiên như lúc ban đầu.
Vạt nuong : mảnh đất trồng trọt trải dài trên đồi, núi.
Triền : dải đất thoai thoải ở hai bên bờ sông hoặc hai bên sườn núi.
Sương giá : sương lạnh buốt (vào mùa đông).
Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là "cổng trời" ?
Em hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ.
Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào ? Vì sao ?
Điều gì đã khiến cho cánh rừng sương giá như ấm lên ?
Học thuộc lòng những câu thơ em thích.
	 TẬP LÀM VÁN 	
Luyện tập tà cành
Lập dàn ý miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương em.
Dựa theo dàn ý đã lập, hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em.
Gợi ý
Xấc định đối tượng miêu tả của đoạn văn.
Tuỳ từng trường hợp, đối tượng miêu tả của các đoạn trong bài văn có thể được xác định theo một trong những hướng sau :
Mỗi đoạn tả một phần của cảnh.
Mỗi đoạn tả một sự biến đổi của cảnh theo thời gian (sáng, trưa, chiều, tối hay xuân, hạ, thu, đông).
Xác định trình tự miêu tả của đoạn văn.
Mở đoạn (1-2 câu) : nêu ý chính của đoạn.
Thân đoạn : phát triển ý của đoạn, miêu tả từng chi tiết.
Kết đoạn (1-2 câu) : nêu cảm nghĩ về cảnh đã miêu tả trong đoạn.
	 LUYỆN Tù VÀ CÂU 	;	>	
Luyện tập vẻ từ nhiêu nghĩa
Trong các từ in đậm sau đây, những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa ?
Chín
Lúa ngoài đồng đã chín vàng.
Tổ em có chín học sinh.
Nghĩ cho chín rồi hãy nói.
Đường
Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt.
Các chú công nhân đang chữa đường dây điện thoại.
Ngoài đường, mọi người đã đi lại nhộn nhịp.
Vạt
Những vạt nương màu mật
Lúa chín ngập lòng thung.
NGUYỄN ĐlNH ÁNH
Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre.
Những người Giáy, người Dao Đi tìm măng, hái nấm
Vạt áo chàm thấp thoáng
Nhuộm xanh cả nắng chiều.
NGUYỄN ĐÌNH ẢNH
Trong mỗi câu thơ, câu văn sau của Bác Hồ, từ xuân được dùng với nghĩa như thế nào ?
Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng "Nhân sinh thát thập cổ lai hi", nghĩa là "Người thọ 70, xưa nay hiếm." (...) Khi người ta đã ngoài 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp.
Dưới đây là một số tính từ và những nghĩa phổ biến của chúng :
Cao
Có chiều cao lớn hơn mức bình thường.
Có số lượng hoặc chất lượng hơn hẳn mức bình thường.
Nặng
Có trọng lượng lớn hơn mức bình thường.
ở mức độ cao hơn, trầm trọng hơn mức bình thường.
Ngọt
Có vị như vị của đường, mật.
(Lời nói) nhẹ nhàng, dễ nghe.
(Âm thanh) nghe êm tai.
Em hãy đặt câu để phân biệt các nghĩa của một trong những từ nói trên.
— TẬP LÀM VĂN 	
Luyện tập tà cành
(Dựng đoạn mỏ bài, kết bài)
1. Dưới đây là hai cách mở bài của bài văn Tả con đuòng quen thuộc từ nhà em tói truòng. Em hãy cho biết: Đoạn nào mở bài theo kiểu trực tiếp, đoạn nào mở bài theo kiểu gián tiếp ? Nêu cách viết mỗi kiểu mở bài đó.
Từ nhà em đến trường có thể đi theo nhiều ngả đường. Nhưng con đường mà em thích đi hơn cả là đường Nguyễn Trường Tộ.
Tuổi thơ của em có biết bao kỉ niệm gắn với những cảnh vật của quê hương. Đây là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè. Kia là triền đê rộn rã tiếng hát của thanh niên nam nữ những đêm sáng trăng. Nhưng gần gũi, thân thiết nhất với em vẫn là con đường từ nhà đến trường - con đường đẹp đẽ suốt những năm tháng học trò của em.
Dưới đây là hai cách kết bài của bài văn Tả con đuòng quen thuộc từ nhà em tói truòng. Em hãy cho biết điểm giống nhau và khác nhau giữa đoạn kết bài không mở rộng (a) và đoạn kết bài mở rộng (b).
Con đường từ nhà em đến trường có lẽ không khác nhiều lắm những con đường trong thành phố, nhưng nó thật thân thiết với em.
Em rất yêu quý con đường từ nhà đến trường. Sáng nào đi học, em cũng thấy con đường rất sạch sẽ. Em biết đấy là nhờ công quét dọn ngày đêm của các cô bác công nhân vệ sinh. Em và các bạn bảo nhau không xả rác bừa bãi để con đường luôn sạch, đẹp.
Viết một đoạn mở bài kiểu gián tiếp và một đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em.