SGK Tiếng Việt 5 - Tuần 5 - Chủ điểm: Cánh chim hòa bình

  • Tuần 5 - Chủ điểm: Cánh chim hòa bình trang 1
  • Tuần 5 - Chủ điểm: Cánh chim hòa bình trang 2
  • Tuần 5 - Chủ điểm: Cánh chim hòa bình trang 3
  • Tuần 5 - Chủ điểm: Cánh chim hòa bình trang 4
  • Tuần 5 - Chủ điểm: Cánh chim hòa bình trang 5
  • Tuần 5 - Chủ điểm: Cánh chim hòa bình trang 6
  • Tuần 5 - Chủ điểm: Cánh chim hòa bình trang 7
  • Tuần 5 - Chủ điểm: Cánh chim hòa bình trang 8
  • Tuần 5 - Chủ điểm: Cánh chim hòa bình trang 9
Tuần 5
	 TẬP ĐỌC 	
Một chuyên gia máy xúc
Đó là một buổi sáng đầu xuân. Trời đẹp. Gió nhẹ và hơi lạnh. Ánh nắng ban mai nhạt loãng rải trên vùng đất đỏ công trường tạo nên một hoà sắc êm dịu.
Chiếc máy xúc của tôi hối hả "điểm tâm" những gầu chắc và đầy. Chợt lúc quay ra, qua khung cửa kính buồng máy, tôi nhìn thấy một người ngoại quốc cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng. Tôi đã từng gặp nhiều người ngoại quốc đến tham quan công trường.
Nhưng người ngoại quốc này có một vẻ gì nổi bật lên khác hẳn các khách tham quan khác. Bộ quần áo xanh màu công nhân, thân hình chắc và khoẻ, khuôn mặt to chất phác..., tất cả gợi lên ngay từ phút đầu những nét giản dị, thân mật.
Đoàn xe tải lần lượt ra khỏi công trường. Tôi cho máy xúc vun đất xong đâu vào đấy, hạ tay gầu rồi nhảy ra khỏi buồng lái. Anh phiên dịch giới thiệu : "Đồng chí A-lếch-xây, chuyên gia máy xúc I"
A-lếch-xây nhìn tôi bằng đôi mắt sâu và xanh, mỉm cười, hỏi :
Đổng chí lái máy xúc bao nhiêu năm rồi ?
Tính đến nay là nãm thứ mười một. - Tôi đáp.
Thế là A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to vừa chắc ra nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói :
Chúng mình là bạn đồng nghiệp đấy, đồng chí Thuỷ ạ I
Cuộc tiếp xúc thân mật ấy đã mở đầu cho tình bạn thắm thiết giữa tôi và A-lếch-xây.
Theo HỐNG THUỶ
Công truòng : nơi tập trung người, dụng cụ, máy móc,... để thực hiện việc xây dựng hoặc khai thác.
Hoà sắc : sự phối hợp màu sắc.
Điểm tâm : ăn lót dạ.
Chất phác : thật thà, mộc mạc.
Phiên dịch : dịch từ ngôn ngữ dân tộc này sang ngôn ngữ dân tộc khắc.
Chuyên gia : ở đây chỉ cán bộ kĩ thuật nước ngoài sang giúp nước ta.
Đồng nghiệp : những người cùng làm một nghề.
©	1. Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu ?
Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thu ỷ chú ý ?
Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra nhu thế nào ?
Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất ? Vì sao ?
— CHÍNH TẢ 	
Nghe - viết: Một chuyên gia máy xúc (từ Qua khung cửa kính... đến
những nét giản dị, thân mật.)
Tìm các tiếng có chứa uô, ua trong bài văn dưới đây. Giải thích quy tắc ghi dấu thanh trong mỗi tiếng em vừa tìm được.
Anh hùng Núp tại Cu-ba
Năm 1 964, Anh hùng Núp tới thăm đất nước Cu-ba theo lời mời của Chủ tịch Phi-đen Cát-xtơ-rô. Người Anh hùng Tây Nguyên được đón tiếp
trong tình anh em vô cùng thân mật. Anh Núp thấy người Cu-ba giống người Tây Nguyên mình quá, cũng mạnh mẽ, sôi nổi, bụng dạ hào phóng như cánh cửa bỏ ngỏ, thích nói to và đặc biệt là thích nhảy múa. Tói chỗ đông người nào, sau một lúc chuyện trò, tất cả lại cùng nhảy múa. Bị cuốn vào những cuộc vui ấy, anh Núp thây như đang sống giữa buôn làng Tây Nguyên muôn vàn yêu dấu của mình.
Theo NGUYÊN KHẮC TRƯỜNG
Tìm tiếng có chứa uô hoặc ua thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ dưới đây:
... người như một.
Chậm như ...
Ngang như ...
Cày sâu ... bẫm.
	 LUYỆN Từ VÀ CÂU 	
Mở rộng vốn từ :Hoà bình
Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ hoà bình ?
Trạng thái bình thản.
Trạng thái không có chiến tranh.
Trạng thái hiền hoà, yên ả.
Những từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ hoà bình ?
Bình yên	- Bình thản
Lặng yên	- Thái bình
Hiền hoà	- Thanh thản
Thanh bình	- Yên tĩnh
Em hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố mà em biết.
KỀ CHUYỆN
Kế chuyện đã nghe, đã đọc
Đề bài
Kể lại một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh.
Gọi ý
Nội dung
Những câu chuyện về cuộc đấu tranh chống chiến tranh xâm lược (như truyện Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ em vừa học ở tuần 4).
Những câu chuyện về ưóc vọng hoà bình (như truyện Những con sếu bằng giấy em vừa học ở tuần 4).
Những câu chuyện về cuộc sống yên vui, hạnh phúc trong hoà bình.
Những câu chuyện về ý thức cảnh giác, các hoạt động đấu tranh bảo vệ cuộc sống hoà bình.
Những câu chuyện về truyền thống yêu chuộng hoà bình, giữ quan hệ tốt vói các nước láng giềng của dân tộc ta.
Tìm câu chuyện ở đâu ?
Những câu chuyện em được nghe người thân kể.
Bấo, truyện đọc xưa và nay. Chú ý các truyện thiếu nhi, sách Truyện đọc lớp 5.
Cách kể chuyện
Giói thiệu câu chuyện (đọc ỏ đâu hoặc nghe ai kể, tên câu chuyện là gì, câu chuyện nói về ai, về việc gì,...).
Kê’ diễn biến câu chuyện, tập trung vào những tình tiết thể hiện ước vọng hoà bình, tinh thần chống chiến tranh.
Nêu cảm nghĩ-của bản thân về câu chuyện đó.
Thảo luận
Cả lớp cùng thảo luận về ý nghĩa của câu chuyện tiêu biểu nhất.
	 TẬP ĐỌC 	-	
E-mi-li, con ...
(Trích)
Ngày 2-11-1965, một công dân Mĩ tên là Mo-ri-xơn đã tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mĩ ở Việt Nam. Xúc động trước hành động của anh, nhà thơ Tố Hữu đã viết bài thơ Ẽ-mi-li, con... Bài thơ gợi lại hình ảnh Mo-ri-xơn bế con gái là bé Ê-mi-li 18 tháng tuổi tới trụ sở Bộ Quốc phòng Mĩ, nơi anh tự thiêu vì hoà binh ở Việt Nam.
Ê-mi-li, con đi cùng cha.
Sau khôn lớn, con thuộc đường, khỏi lạc...
Đi đâu cha ?
Ra bờ sông Pô-tô-mác.
Xem gì cha ?
Không, con oi, chỉ có Lầu Ngũ Giác.
Giôn-xon I
Tội ác bay chồng chất Nhân danh ai Bay mang những B.52 Những na pan, hoi độc Đến Việt Nam
Để đốt những nhà thưong, trường học
Giết những con người chỉ biết yêu thưong
Giết những trẻ em chỉ biết đến trường
Giết những đồng xanh bốn mùa hoa lá
Và giết cả những dòng sông của tho ca nhạc hoạ ?
Ê-mi-li con ôi I Trời sắp tối rồi...
Cha không bế con về được nữa I
Khi đã sáng bùng lên ngọn lửa Đêm nay mẹ đến tìm con Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn Cho cha nhé
Và con sẽ nói giùm với mẹ : Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn I
Oa-sinh-tơn
Buổi hoàng hôn
Ôi những linh hổn
Còn, mất ?
Đã đến phút lòng ta sáng nhất I Ta đốt thân ta Cho ngọn lửa sáng loà Sự thật.
Tổ Hữu
Lầu Ngũ Giác (Lầu Năm Góc) : toà nhà hình 5 góc, trụ sở Bộ Quốc phòng Mĩ.
Giôn-xon : tổng thống Mĩ từ nãm 1963 đến năm 1968.
Nhân danh : lấy danh nghĩa để làm một việc gì đó.
B.52 : máy bay ném bom khổng lổ của Mĩ.
Na pan : bom dùng chất xăng đặc để gây cháy, bỏng.
Oa-sinh-ton : thủ đô nước Mĩ.
Đọc diễn cảm khổ thơ đầu để thể hiện tâm trạng của chú Mo-ri-xơn và bé Ẽ-mi-li.
Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mĩ ?
Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khl từ biệt ?
Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn ?
Học thuộc lòng khổ thơ 3 và 4.
	 TẬP LÀM VẢN —	-	
Luyện tập lầm báo cáo thống kê
Thống kê kết quả học tập trong tháng của em theo các yêu cẩu sau :
Số điểm dưới 5.	c) số điểm từ 7 đến 8.
Số điểm từ 5 đến 6.	d) Số điểm từ 9 đến 1 0.
Lập bảng thống kê kết quả học tập trong tháng của từng thành viên trong tổ và cả tổ.
	 LUYỆN Từ VÀ CÂU 	
Từ đồng âm
- Nhận xét
Đọc cấc câu sau đây:
Ông ngồi câu cá.
Đoạn văn này có 5 câu.
Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của mỗi từ câu ở bài tập 1 ?
Bắt cá, tôm,... bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi) buộc ở đầu một sợi dây.
Đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn, trên văn bản được mở đầu bằng một chữ cái viết hoa và kết thúc bằng một dấu ngắt câu.
- Ghi nhớ
Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
Hi - Luyện tập
Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau :
Cánh đồng - tượng đồng - một nghìn đồng
Hòn đá - đá bóng
Ba và má - ba tuổi
Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm bàn, cờ, nước.
M : - Nhà nhà treo cờ mừng ngày Quốc khánh.
- Cờ là một môn thể thao được nhiều người yêu thích.
Đọc mẩu chuyện vui dưới đây và cho biết vì sao Nam tưởng ba mình đã chuyển sang làm việc tại ngân hàng.
Tiền tiêu
Nam : - Cậu biết không, ba mình mói chuyển sang ngân hàng làm việc đấy !
Bắc : - Sao cậu bảo ba cậu là bộ đội ?
Nam : - Đúng rồi, thư trước ba mình báo tin : "Ba đang ỏ hải đảo." Nhưng thư này ba mình nói là ba đang giữ tiền tiêu cho Tổ quốc.
Bắc:!!!
Đố vui:
Trùng trục như con chó thui
Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu.
(Là con gì ?)
Hai cây cùng có một tên
Cây xoè mặt nước, cây trên chiến trường Cây này bảo vệ quê hương
Cây kia hoa nỏ soi gương mặt hồ.
(Là cây gì ?)
Theo LÊ NHƯ SÂM
	 TẬP LÀM VÃN 	,	:	
Trá bài văn tà cành
»
Nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét về bài làm của cả lớp.
Chữa bài:
Tham gia chữa lỗi chung cùng cả lớp theo hướng dẫn của cô giáo (thầy giáo) : lỗi về bố cục bài, lỗi về ý, lỗi đặt câu, lỗi dùng từ, lỗi chính tả,...
Đọc lại bài làm của mình (chú ý đọc kĩ những phần cô giáo (thầy giáo) khen, chê).
Tự chữa bài làm của mình :
Tự chữa lỗi trong bài làm theo yêu cầu của cô giáo (thầy giáo).
Trao đổi bài với bạn để kiểm tra kết quả chữa lỗi.
Đọc tham khảo các bài văn hay được cô giáo (thầy giáo) khen để học tập và rút kinh nghiệm.