SGK Tiếng Việt 5 - Tuần 3 - Chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em

  • Tuần 3 - Chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em trang 1
  • Tuần 3 - Chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em trang 2
  • Tuần 3 - Chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em trang 3
  • Tuần 3 - Chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em trang 4
  • Tuần 3 - Chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em trang 5
  • Tuần 3 - Chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em trang 6
  • Tuần 3 - Chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em trang 7
  • Tuần 3 - Chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em trang 8
  • Tuần 3 - Chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em trang 9
  • Tuần 3 - Chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em trang 10
  • Tuần 3 - Chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em trang 11
Tuần 3
— TẬP ĐỌC 	
Nhân vật:
Cành trí:
Thòi gian ;
Cai:
Dì Năm: Cai:
Dì Năm: Cán bộ: Cai:
Cai:
Dì Năm: Cai:
Dì Năm:
Lòng dân
Dì Năm - 29 tuổi
An - 12 tuổi, con trai dì Năm
Chú cán bộ
Lính
Cai
Một ngôi nhà nông thôn Nam Bộ. cửa nhà quay vào phía trong sân khấu. Bên trái kê một cái bàn, hai cái ghế. Bên phải là một chõng tre, trên có mâm cơm.
Buổi trưa.
Má con dì Năm đang ăn cơm thì một chú cán bộ bị địch rượt bắt chạy vô. Dì Năm chỉ kịp đưa chú một chiếc áo để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm. Vừa lúc ấy, một tên cai và một tên lính chạy tới.
Anh chị kia !
Dạ, cậu kêu chi ?
Có thấy một người mới chạy vô đây không ?
Dạ, hổng thấy.
Lâu mau rồi cậu ?
Mới tức thời đây.
Thiệt không thấy chớ ? Rõ ràng nó quẹo vô đây (vẻ bực dọc). Anh nầy là...
Chổng tui. Thằng nầy là con.
(Xẵng giọng) Chồng chị à ?
Dạ, chồng tui.
Cai:
An:
Cán bộ: Lính :
Dì Năm: Cai:
Dì Năm : Cai:
Dì Năm:
Để coi. (Quay sang lính) Trói nó lại cho tao (chỉdì Năm). Cứ trói đi. Tao ra lịnh mà (lính trói dì Năm lại).
(Ôm dì Năm, khóc oà) Má ơi má I
(Buông đũa đứng dậy) Vợ tôi...
Ngồi xuống ! (Chĩa súng vào chú cán bộ) Rục rịch tao bắn.
Trời ơi I Tui có tội tình chi ?
(Dỗ dành) Nếu chị nói thiệt, tôi thưởng. Bằng chị nhận anh này là chổng, tôi bắn chị tức thời, đốt luôn cái nhà này nữa.
Mấy cậu... để tui...
Có thế chớ I Nào, nói lẹ đi I
(Nghẹn ngào) An... (An "dạ”). Mầy qua bà Mười... dắt con heo về..., đội luôn năm giạ lúa. Rồi... cha con ráng đùm bọc lấy nhau.
(Còn nữa)
0!
Cai: chức vụ thấp nhất trong quân đội thời trước, chỉ xếp trên lính thường.
Hổng thấy (tiếng Nam Bộ) : không thấy.
Thiệt (tiếng Nam Bộ) : thật.
Quẹo vô (tiếng Nam Bộ) : rẽ vào.
Lẹ (tiếng Nam Bộ) : nhanh.
Ráng (tiếng Nam Bộ) : cố, cô' gắng.
Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm ?
Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ ?
Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất ? Vì sao ?
Phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch trên.
	 CHÍNH TẢ 	-	.
Nhớ - viết: Thư gủi các học sinh (từ Sau 80 năm giời nô lệ ... đến
nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.)
Chép vần của từng tiếng trong hai dòng thơ sau vào mô hình cấu tạo vần dưới đây:
Em yêu màu tím Hoa cà, hoa sim.
M :
Tiếng
Vần
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
tím
i.
m
Dựa vào mô hình cấu tạo vần, em hãy cho biết khi viết một tiếng, dấu thanh cần được đặt ở đâu.
—— LUYỆN Tù VÀ CÀU 	
Mở rộng vốn từ : Nhân dân
xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp nêu dưới đây:
Quân nhân
Trí thức g) Học sinh
Công nhân
Nông dân
Doanh nhân (giáo viên, đại uý, trung sĩ, thợ điện, thợ cơ khí, thợ cấy, thợ cày, học sinh tiểu học, học sinh trung học, bác sĩ, kĩ sư, tiểu thương, chủ tiệm)
Các thành ngữ, tục ngữ dưới đây nói lên những phẩm chất gì của người Việt Nam ta ?
Chịu thương chịu khó.
Dám nghĩ dám làm.
Muôn người như một.
Trọng nghĩa khinh tài (tà/: tiền của).
Uống nước nhớ nguồn.
Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi:
Con Rồng cháu Tiên
Ngày xửa ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, sức khoẻ vô địch, lại có nhiều phép lạ. Bây giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần, nghe vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Hai người gặp nhau, kết thành vợ chồng. Đến kì sinh nỏ, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng. Kì lạ thay, trăm trứng nở ra một trăm người con đẹp đẽ, hồng hào và lớn nhanh như thổi. Sống với nhau được ít lâu, Lạc Long Quân bảo vợ :
- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ trên cạn, người dưới nước, tập quấn khác nhau, khó mà ở cùng nhau lâu dài được. Nay ta đem năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.
Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Co sau này trở thành tô’ tiên của người Việt Nam ta. Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam thường tự hào xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào.
Theo NGUYỄN ĐỔNG CHI
Tập quán : thói quen đã thành nếp trong đời sống của cộng đồng.
Đồng bào : những người cùng giống nòi, cùng đất nước (đồng : cùng, bào : màng bọc thai nhi).
Vì sao người Việt Nam ta gọi nhau là đồng bào ?
Tim từ bắt đầu bằng tiếng đồng (có nghĩa là "cùng").
M : - đồng hương (người cùng quê)
đồng lòng (cùng một ý chi')
Đặt câu với một trong những từ vừa tìm được.
... .. KỂ CHUYỆN 	
Kế chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Đề bài
Kể một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Gợi ý
Những việc làm thể hiện ý thức xây dựng quê hương, đất nước :
Góp công, góp của xây dựng đường sá, cầu cống,...
Giữ gìn vệ sinh, trật tự đường phố, xóm làng.
Trồng cây, trồng hoa, bảo vệ môi trường.
Vận động nhân dân xây dựng nếp sống mới.
Kể những chuyện gì ?
Có thể kể câu chuyện em thấy trong gia đinh, ở trường, ỏ làng xóm, phố phường, nơi công cộng (trên đường, trong bệnh viện, bưu điện, cửa hàng, bến xe,...) ; cũng có thể kể những câu chuyện em thấy trên ti vi.
Có thể kể câu chuyện về việc làm tốt của một người thân, của một người xa lạ hay kể việc làm của chính em.
Kể như thế nào ?
Em có thể kể một câu chuyện có đầu có cuối (diễn ra trong một thời gian nhất định, ở địa điểm nhất định). Muốn vậy, cần cho biết :
Câu chuyện bắt đầu như thế nào ?
Diễn biến chính của câu chuyện.
Suy nghĩ của em về hành động của người trong câu chuyện.
Cũng có thể kể theo cách nói những điều em biết về một người (không cần kể thành một câu chuyện có đầu có cuối). Muốn thế, em cần giới thiệu :
Người ấy là ai ?
Người ấy có lời nói hoặc hành động gì đẹp ? -
Suy nghĩ của em về lời nói hoặc hành động của người đó.
■	— TẬP ĐỌC 	 —	
Lòng dân
(Tiếp theo)
Cai:	- Hừm ! Thằng nhỏ, lại đây. Ông đó phải tía mầy không ?
Nói dối, tao bắn.
An :	- Dạ, hổng phải tía...
Cai:	- (Híhửng) ờ, giỏi I Vậy là ai nào ?
An :	- Dạ, cháu... kêu bằng ba, chứ hổng phải tía.
Cai:	- Thằng ranh ! (Ngó chú cán bộ) Giấy tờ đâu, đưa coi I
Cán bộ :	- (Giọng miễn cưỡng) Để tôi đi lấy (chú toan đi, cai cản lại).
Cai:	- Để chị này đi lấy. (Quay sang lính) Mở trói tạm cho chỉ.
(Dì Năm vào buồng).
Dì Năm :	- (Nói vong ra) Ba nó để chỗ nào ?
Cán bộ :	- Thì coi đâu đó.
Cai:	- Trời ơi, con ruồi bay qua là tao biết ngay con cái hay con
đực mà. Qua mặt tao không nổi đâu I
Cán bộ :	- Có không, má thằng An ?
Dì Năm :	- Chưa thấy.
Cai:	- Thôi, trói lại dẫn đi (lính toan trói chú cán bộ thì dì Năm
trong buồng nói to).
Dì Năm :	- Đây rồi nè (ra). Mấy cậu coi. Làng này ai hổng biết Lâm
Văn Nên, 31 tuổi, con ông Dừa (đưa giấy cho cai, cai chuyển cho lính).
Cai:	- Nè, đọc coi I
Lính (đọc): - - Anh tên...
Cấn bộ :	- Lâm Văn Nên, 31 tuổi, con ông...
Cai
- (Vẻ ngượng ngập) Thôi... Thôi được rồi.
(Ngó dì Năm, đổi giọng ngọt ngào) Nhà có gà vịt gì không, chị Hai ? Cho một con nhậu chơi hà !
Theo NGUYỄN VĂN XE
Tía (tiếng Nam Bộ) : cha.
Chì (tiếng Nam Bộ) : chị ấy.
Nè (tiếng Nam Bộ) : này.
(?)	1. An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào ?
Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh ?
Vì sao vở kịch được đặt tên là Lòng dân ?
Phân vai, đọc diễn cảm toàn bộ đoạn kịch.
	 TẬP LÀM VĂN 	
Luyện tập tá cảnh
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Mưa rào
Một buổi có những đám mây lạ bay về. Những đấm mây lớn nặng và đặc xịt lốm ngổm đầy trời. Mây tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt. Gió nam thổi giật mãi. Gió bỗng đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước. Từ phía nam bỗng nổi lên một hồi khua động dạt dào. Mưa đã xuống bên kia sông : gió càng thêm mạnh, mặc sức điên đảo trên cành cây.
Mưa đến rồi, lẹt dẹt... lẹt dẹt... mưa giáo đầu. Những giọt nước lăn xuống mái phên nứa : mưa thực rồi. Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng được là mưa lại kéo đến chóng thế. Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy. Con gà sống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa xuống sầm sập, giọt ngã,
giọt bay, bụi nước toả trắng xoấ. Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng ngai ngái, cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa rào rào trên sân gạch. Mưa đồm độp trên phên nứa, đập bùng bùng vào lòng lá chuối. Tiếng giọt tranh đổ ồ ồ...
Nước chảy đỏ ngòm bốn bề sân, cuồn cuộn dồn vào các rãnh cống đổ xuống ao chuôm. Mưa xối nước được một lúc lâu thì bỗng trong vòm tròi tối thẫm vang lên một hồi ục ục ì ầm. Tiếng sấm, tiếng sấm của mưa mói đầu mùa...
Mưa đã ngót. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía đông một mảng tròi trong vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.
Theo Tô HOÀI
Những dấu hiệu nào báo con mưa sắp đến ?
Tìm những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa.
Tim những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa.
Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan nào ?
Từ những điều em đã quan sát được, hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa.
—	 LUYỆN Từ VÀ CÂU 	
Luyện tập vé từ đồng nghĩa
Tìm từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi ô trống dưới đây:
Chúng tôi đang hành quân tới nơi cắm trại - một thắng cảnh của đất
nước. Bạn Lệ trên vai chiếc ba lô con cóc, hai tay vung vẩy, vừa đi vừa hát véo von. Bạn Thư điệu đà túi đàn ghi ta. Bạn Tuân "đô vật"
vai một thùng giấy đựng nước uống và đồ ăn. Hai bạn Tân và Hưng to, khoẻ cùng hăm hở thứ đồ lỉnh kỉnh nhất là lều trại. Bạn Phượng
bé nhỏ nhất thì trong nách mấy tò báo Nhi đồng cười, đến chỗ nghỉ là giỏ ra đọc ngay cho cả nhóm nghe.
(xách, đeo, khiêng, kẹp, vác)
Chọn ý thích hợp trong ngoặc đơn để giải thích ý nghĩa chung của các câu tục ngữ sau :
Cáo chết ba năm quay đầu về núi.
Lá rụng về cội.
Trâu bảy năm còn nhó chuồng.
(làm người phải thuỷ chung ; gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên ; loài vật thường nhớ nơi ở cũ)
Dựa theo ý một khổ thơ trong bài sắc màu em yêu, hãy viết một đoạn văn miêu tả màu sắc đẹp của những sự vật mà em yêu thích. Trong đoạn văn, chú ý sử dụng những từ đồng nghĩa.
TẠP LAM VAN
Luyện tập tà cành
Bạn Quỳnh Liên làm bài văn tả quang cảnh sau cơn mưa. Bài văn có 4 đoạn nhưng chưa đoạn nào hoàn chỉnh.
Em hãy chọn một đoạn và giúp bạn viết thêm vào những chỗ có dấu (...) để hoàn chỉnh nội dung của đoạn :
Đoạn 1
Lộp độp, lộp độp. Mưa rồi. Cơn mưa ào ào đổ xuống làm mọi hoạt động dường như ngừng lại. Mưa ào ạt. (...). Một lát sau, mưa ngót dần rồi tạnh hẳn.
Đoạn 2
Ánh nắng lại chiếu sáng rực rỡ trên những thảm cỏ xanh. Nắng lấp lánh như đùa giỡn, nhảy nhót với những gọn sóng trên dòng sông Nhuệ. Mấy chú chim không rõ tránh mưa ở đâu giờ đã đậu trên cành cây cât tiếng hót véo von. Chị gà mái tơ (...). Đàn gà con (...). Chú mèo khoang (...).
Đoạn 3
Sau cơn mưa, có lẽ cây cối, hoa lấ là tươi đẹp hơn tất cả. (...)
Đoạn 4
Con đường trước cửa đang khô dần. Trên đường, xe cộ qua lại nườm nượp như mắc cửi. (...). Góc phố, mây cô bé đang chơi nhảy dây. Những bím tóc tun ngủn vung vẩy theo từng nhịp chân nhảy.
Chọn một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa em vừa trình bày trong tiết trước, viết thành một đoạn văn.