SGK Tiếng Việt 5 - Tuần 2 - Chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em

  • Tuần 2 - Chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em trang 1
  • Tuần 2 - Chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em trang 2
  • Tuần 2 - Chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em trang 3
  • Tuần 2 - Chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em trang 4
  • Tuần 2 - Chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em trang 5
  • Tuần 2 - Chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em trang 6
  • Tuần 2 - Chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em trang 7
  • Tuần 2 - Chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em trang 8
  • Tuần 2 - Chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em trang 9
Nghìn năm văn hiến
Đến thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Thủ đô Hà Nội, ngôi trường được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, khách nước ngoài không khỏi ngạc nhiên khi biết rằng từ năm 1075, nước ta đã mỏ khoa thi tiến sĩ. Ngót 10 thế kỉ, tính từ khoa thi năm 1075 đến khoa thi cuối cùng vào năm 1919, các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ, cụ thể như sau :
Triều đại
Sô khoa thi
SỐ tiến sĩ
SỐ trạng nguyên
Lý
6
11
0
Trần
14
51
9
Hồ
2
12
0
Lê
104
1780
27
Mạc
21
484
11
Nguyễn
38
558
0
Tổng cộng
185
2896
47
Ngày nay, khách vào thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn thấy bên giếng Thiên Quang, dưới những hàng muỗm già cổ kính, 82 tấm bia khắc tên tuổi 1306 vị tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến khoa thi năm 1779 như chứng tích về một nền văn hiến lâu đời.
NGUYỄN HOÀNG
Văn hiến : truyền thống văn hoá lâu đời và tốt đẹp.
Văn Miếu : nơi thờ Khổng Tử và những người có công mở mang giáo dục thời xưa.
Quốc Tử Giám-: trường Nho học cao cấp thời xưa, đặt ở khu vực Văn Miếu.
Tiến sĩ: ở đây chỉ người đỗ trong kì thi quốc gia về Nho học thời xưa (thi Hội).
Chúng tích : vết tích hay hiện vật còn lưu lại làm chứng cho một sự việc đã qua.
Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì ?
Hãy đọc và phân tích bảng số liệu thống kê theo cắc mục sau :
Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất ?
Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất ?
Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hoá Việt Nam ?
	 CHÍNH TẢ
Nghe - viết :
LƯƠNG NGỌC QUYẾN (1885 - 1917)
Lương Ngọc Quyến
Lương Ngọc Quyến là con trai nhà yêu nước Lương Văn Can. Nuôi ý chí khôi phục non sông, ông tìm đường sang Nhật Bản học quân sự, rồi qua Trung Quốc mưu tập hợp lực lượng chống thực dân Pháp, ông bị giặc bắt đưa về nước. Chúng khoét bàn chân ông, luồn dây thép buộc chân vào xích sắt. Ngày 30-8-1917, cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên do Đội cấn lãnh đạo bùng nổ. Lương Ngọc Quyến được giải thoát và tham gia chỉ huy nghĩa quân, ông hi sinh, nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi.
Theo LƯƠNG QUÀN
Ghi lại phần vần của những tiếng in đậm trong các câu sau :
Trạng nguyên trẻ nhất của nước ta là ông Nguyễn Hiền, đỗ đầu khoa thi năm 1 247, lúc vừa 1 3 tuổi.
Làng có nhiều tiến sĩ nhất nước là làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương : 36 tiến sĩ.
Chép vần của từng tiếng vừa tìm được vào mô hình cấu tạo vần dưới đây:
Tiêng
Vần
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
Nguyễn
u
yê
n
. 'LUYỆN Từ VÀ CẢư' 	 —	—	.	—■
Mở rộng vốn từ : Tô quốc
Tìm trong bài Thư gủi các học sinh hoặc Việt Nam thân yêu nhũng từ đồng nghĩa vói từ Tổ quốc.
Tìm thêm những từ đổng nghĩa với từ Tổ quốc.
Trong từ Tổ quốc, tiếng quốc có nghĩa là nuóc. Em hãy tìm thêm những từ chứa tiếng quốc.
Đặt câu với một trong những từ ngữ dưới đây:
Quê hương
Quê mẹ
Quê cha đất tổ
Nơi chôn rau cắt rốn
■■■■ . . KỂ CHUYỆN 	
Kế chuyện đã nghe, đã đọc
Đề bài
Hãy kẹ một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về một anh hùng, danh nhân của nước ta.
Gọi ý
Một số anh hùng, danh nhân :
- Các anh hùng dân tộc (những người có công lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc) : Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng), Lê Hoàn (Lê Đại Hành), Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo), Lê Lợi, Nguyễn Huệ (Quang Trung), Hồ Chí Minh,...
Cấc anh hùng, liệt sĩ tiêu biểu trong lịch sử : Trần Quốc Toàn, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Lê Lai, Trưong Định, Nguyễn Trung Trực, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thái Học, Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Nguyễn Văn Trỗi,...
Các nhà chính trị, nhà hoạt động văn hoá, khoa học nổi tiếng : Tô Hiến Thành, Chụ Văn An, Hải Thượng Lãn ông, Lê Quý Đôn, Cao Bấ Quất, Trưong Vĩnh Ký, Đặng Văn Ngữ, Lương Định của, Trần Đại Nghĩa, Văn Cao, Tô Ngọc Vân,...
Tìm câu chuyện về anh hùng, danh nhân ở đâu ?
Những câu chuyện em được nghe người thân kể.
Báo, truyện đọc xưa và nay. Chú ý loại truyện về anh hùng, danh nhân đất Việt, sách Truyện đọc lớp 5.
Trình tự kể:
Giói thiệu câu chuyện.
+ Nêũ tên câu chuyện.
+ Nêu tên nhân vật.
Kê’ diễn biến của câu chuyện.
Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
TẬP ĐỌC
Săc màu em yêu
Em yêu màu đỏ : Như máu con tim,
Lá cờ Tổ quốc,
Khăn quàng đội viên
Em yêu màu xanh : Đồng bằng, rừng núi, Biển đầy cá tôm,
Bầu trời cao vợi.
Em yêu màu vàng :
Em yêu màu tím :
Lúa đồng chín rộ,
Hoa cà, hoa sim,
Hoa cúc mùa thu,
Chiếc khăn của chị,
Nắng trời rực rỡ.
Nét mực chữ em.
Em yêu màu trắng :
Em yêu màu nâu :
Trang giấy tuổi'thơ,
Áo mẹ sờn bạc,
Đoá hoa hồng bạch,
Đất đai cần cù,
Mái tóc của bà.
Gỗ rừng bát ngát.
Em yêu màu đen :
Trăm nghìn cảnh đẹp
Hòn than óng ánh,
Dành cho em ngoan.
Đôi mắt bé ngoan,
Em yêu tất cả
Màn đêm yên tĩnh.
Sắc màu Việt Nam.
PHẠM ĐÌNH ÂN
Bạn nhỏ yêu những sắc màu nào ?
Mỗi sắc màu gợi ra những hình ảnh nào ?
Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ với quê hương, đất nước ?
Học thuộc lòng những khổ thơ em thích.
	— TẬP LÀM VÀN 	-	
Luyện tập tà cánh
Tìm những hình ảnh em thích trong mỗi bài văn dưới đây:
Rừng trưa
Rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ấnh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời. Tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm không cùng. Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, nơi mà sắc lá còn xanh, ta có thể nghe tiếng vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh không ngớt bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ, vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn nhanh trong nắng. Mùi hương ngòn ngọt nhức đầu của những loài hoa rừng không tên tuổi đắm vào ánh nắng ban trưa khiến con người dễ sinh buồn ngủ và sẵn sàng ngả lưng dưới một bóng cây nào đó, để cho thứ cảm giác mệt mỏi chốn rừng trưa lơ mơ đưa mình vào giấc ngủ chẳng đợi chờ.
Theo ĐOÀN GIỎI
:	Trảng : khoảng đất rộng giữa rừng hoặc giữa hai khu rừng.
Chiều tối
Nắng bắt đầu rút lên những chòm cây cao, rồi nhạt dần và như hoà lẫn với ánh sáng trắng nhợt cuối cùng.
Trong những bụi cây đã thấp thoáng những mảng tối. Màu tối lan dần dưới từng gốc cây, ngả dài trên thảm cỏ, rồi đô’ lốm đốm trên lấ cành, trên những vòm xanh rậm rạp.
Bóng tối như bức màn mỏng, như thứ bụi xốp, mò đen, phủ dần lên mọi vật.
Trong nhập nhoạng, thỉnh thoảng lại bật lên một mảng sáng mò của ánh ngày vương lại. Một vài tiếng dế gáy sớm, vẻ thăm dò, chờ đợi. Có đôi ánh đom đóm chấp chới, lúc lên cao, lúc xuống thấp, lúc lại rơi xuống mặt cỏ không còn rõ hình cây lá nữa mà mịn màng hoà lẫn như một mặt nước lặng êm.
Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra, và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cành.
Theo PHẠM ĐỨC
Dựa vào dàn ý đã lập ở tuần 1, em hãy viết đoạn văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).
	 LUYỆN Từ VÀ CÂU 	-	-	-	
Luyện tập về từ đồng nghĩa
Tìm những từ đổng nghĩa trong đoạn văn sau :
Chúng tôi kể chuyện về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ bằng má. Bạn Hoà gọi mẹ bằng u. Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ là bu. Bạn Thành quê Phú Thọ gọi mẹ là bầm. Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ là mạ.
Xếp các từ cho dưới đây thành những nhóm từ đồng nghĩa :
bao la, lung linh, vắng vẻ, hiu quạnh, long lanh, lóng lánh, mênh mông, vắng teo, vắng ngắt, bát ngát, lấp loáng, lấp lánh, hiu hắt, thênh thang
Viết một đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu, trong đó có dùng một số từ đã nêu ở bài tập 2.
-	TẬP LÀM VÀN 	:	;— 	
Luyện tập làm báo cáo thống kê
1. Đọc lại bài Nghìn năm văn hiến và trả lời câu hỏi:
Nhắc lại các số liệu thống kê trong bài về :
Số khoa thi, số tiến sĩ của nước ta từ năm 1075 đến năm 1919.
Số khoa thi, số tiến sĩ và số trạng nguyên của từng triều đại.
Số bia và số tiến sĩ có tên khắc trên bia còn lại đến ngày nay.
Các số liệu thống kê trên được trình bày dưới những hình thức nào ?
Các số liệu thống kê nói trên có tác dụng gì ?
2. Thống kê số học sinh trong lớp theo những yêu cầu sau :
Tổ
Sô'
học
Học
sinh
Học sinh
Học sinh giỏi, tiên tiên
sinh
nữ
nam
Tổ 1
Tổ 2
Tổ 3
Tổ 4
Tổng sô học sinh trong lóp