SGK Tiếng Việt 5 - Tuần 16 - Chủ điểm: Vì hạnh phúc con người

  • Tuần 16 - Chủ điểm: Vì hạnh phúc con người trang 1
  • Tuần 16 - Chủ điểm: Vì hạnh phúc con người trang 2
  • Tuần 16 - Chủ điểm: Vì hạnh phúc con người trang 3
  • Tuần 16 - Chủ điểm: Vì hạnh phúc con người trang 4
  • Tuần 16 - Chủ điểm: Vì hạnh phúc con người trang 5
  • Tuần 16 - Chủ điểm: Vì hạnh phúc con người trang 6
  • Tuần 16 - Chủ điểm: Vì hạnh phúc con người trang 7
  • Tuần 16 - Chủ điểm: Vì hạnh phúc con người trang 8
  • Tuần 16 - Chủ điểm: Vì hạnh phúc con người trang 9
  • Tuần 16 - Chủ điểm: Vì hạnh phúc con người trang 10
  • Tuần 16 - Chủ điểm: Vì hạnh phúc con người trang 11
 bé.
Tuần 16
	 TẬP ĐỌC 	
Thầy thuốc như mẹ hiền
Hải Thượng Lãn ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi.
Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa. Lãn ông biết tin bèn đến thăm. Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ. ồng ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó. Khi từ giã nhà thuyền chài, ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi.
Một lần khác, có người phụ nữ được ông cho thuốc và giảm bệnh. Nhưng rồi bệnh tái phát, người chổng đến xin đon thuốc mới. Lúc ấy, trời đã khuya nên Lãn Ông hẹn hôm sau đến khám kĩ mới cho thuốc. Hôm sau ông đến thì được tin người chồng đã lấy thuốc khác, nhưng không cứu được vạ. Lãn Ông rất hối hận. ồng ghi trong sổ thuốc của mình : "Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải tội giết người. Càng nghĩ càng hối hận."
Là thầy thuốc nổi tiếng, Lãn Ông nhiều lần được vua chúa vời vào cung chữa bệnh và được tiến cử vào chức ngự y, song ông đã khéo chối từ.
Suốt đời, Lãn Ồng không vương vào vòng danh lợi. Ông có hai câu tho tỏ chí của mình :
Công danh trước mắt trôi như nước,
Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương.
tteỡTRẨN PHƯƠNG HẠNH
Hài Thuọng Lãn ông (1720-1791) : tên thật là Lê Hữu Trác, thầy thuốc nổi tiếng của nước ta thời xưa.
Danh lọi: địa vị và quyền lợi cá nhân.
Bệnh đậu (đậu mùa) : bệnh gây sốt cao với những mụn chấm đỏ, có thể gây tử vong hoặc để lại những nốt rỗ trên da mặt.
Tái phát: (bệnh cũ) lại phát ra sau một thời gian đã khỏi.
Ngựy : chức quan trông coi việc chữa bệnh trong cung vua.
Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài.
Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ ?
Vì sao có thể nói Lãn ồng là một người không màng danh lợi ?
Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào ?
—: CHÍNH TÀ 	:	—	
1. Nghe - viết: về ngôi nhà đang xây (hai khổ thơ đầu)
(2). a) Hãy tìm những từ ngữ chứa các tiếng dưới đây :
rẻ	rây
dẻ	dây
giẻ	giây
M : rây bột / nhảy dây / giây phút
Tim những từ ngữ chứa các tiếng chỉ khấc nhau ở âm đầu V hay d :
M : thanh liêm / gỗ lim
Chứa các tiếng chỉ khác nhau ỏ vần iêp hay ip.
diếp	kiếp
dip	kíp
M : rau diếp / buồn ngủ dip mắt
Tìm những tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện vui dưới đây. Biết rằng :
chứa tiếng bắt đầu bằng r hoặc gi.
chứa tiếng bắt đầu bằng V hoặc d.
Thầy quên mặt nhà con 1 hay sao ?
Có anh thợ vẽ truyền thần làm không đủ ăn. Bạn bè đến thăm, anh than thở thì họ bảo :
Cậu hãy 2 ngay một bức chân dung hai vợ chồng cậu 1 lồng khung kính mà treo. Thiên hạ thây cậu khéo tay sẽ xô nhau tới, lo gì không khấm khá !
Nghe lời bạn, anh bảo vợ ngồi cho anh truyền thần, 1 lại tự hoạ chính mình ngồi cạnh. 2 xong, anh ngắm đi ngắm lại, lấy làm đắc ý lắm.
Một hôm, bố vợ tới chơi, thấy bức hoạ, hỏi :
Anh 2 hình chị nào treo đó ?
Anh ta trả lời :
Chết thật, thầy quên mặt nhà con 1 hay sao ?
Ông bố vợ nói tiếp :
Thì ra là vợ.anh. Thế nó ngồi cạnh người nào mà trông tướng mạo kì 2 vậy ?
Theo TIẾNG CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM
	 LUYỆN TÙ VÀ CÂU 	
Tổng kết vốn từ
Tìm những từ đồng nghĩa và trái nghĩa với mỗi từ sau :
Nhân hậu
Trung thực
Dũng cảm
Cần cù
Cô Chấm trong bài văn sau là người có tính cách như thế nào ? Nêu những chi tiết và hình ảnh minh hoạ cho nhận xét của em.
Cô Chấm
Chấm không phải là cô con gái đẹp, nhưng là người mà ai đã gặp thì không thể lẫn lộn với bất cứ một người nào khác.
Đôi mắt Châm đã định nhìn ai thì dám nhìn thẳng, dù người ấy nhìn lại mình, dù người ấy là con trai. Nghĩ thế nào, Chấm dám nói thế. Bình điểm ở tổ, ai làm hơn, làm kém, người khác đắn đo, quanh quanh mãi chưa dám nói ra, Chấm nói ngay cho mà xem, nói thẳng băng và còn nói đấng mây điểm nữa. Đối với mình cũng vậy, Chấm có hôm dám nhận hơn người khác bốn năm điểm. Được cái thẳng như thế nhưng không ai giận, vì người ta biết trong bụng Châm không có gì độc địa bao giờ.
Chấm cứ như một cây xương rồng. Cây xương rồng chặt ngang chặt dọc, chỉ cần cắm nó xuống đất, đất cằn cũng được, nó sẽ sống và sẽ lớn lên. Chấm thì cần cơm và lao động để sống. Chấm ăn rất khoẻ, không có thức ăn cũng được. Những bữa Chấm về muộn, bà Am thương con làm nhiều, để phần dư thức ăn, Chấm cũng chỉ ăn như thường, còn bao nhiêu để cuối bữa ăn vã. Chấm hay làm thực sự, đó là một nhu cầu của sự sống, không làm chân tay nó bứt rứt làm sao ấy. Tết Nguyên đán, Châm ra đồng từ sớm mồng hai, dẫu có bắt ở nhà cũng không được.
Chấm không đua đòi may mặc. Mùa hè một áo cánh nâu. Mùa đông rét mấy cũng chỉ hai áo cánh nâu. Chấm mộc mạc như hòn đất. Hòn đất ấy bầu bạn với nắng vói mưa để cho cây lúa mọc lên hết vụ này qua vụ khác, hết năm này qua năm khác.
Nhưng cô con gái có bề ngoài rắn rỏi là thế lại là người hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương. Có bữa đi xem phim, những cảnh ngộ trong phim làm Chấm khóc gần suốt buổi. Đêm ấy ngủ, trong giấc mơ, Chấm lại khóc mất bao nhiêu nước mắt.
Theo ĐÀO vũ
Bình điểm : hình thức chấm điểm tập thể ở hợp tác xã nông nghiệp trước đây.
	 KỂ CHUYỆN 	:	
Kế chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Đề bài
Kể chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình.
Gợi ý
Đó là buổi sum họp của gia đình ai (gia đinh em hay gia đinh bạn em, gia đình họ hàng, hàng xóm,...) ?
Buổi sum họp đó diễn ra vào thời gian nào (sáng, tối,...) và vào dịp nào (bữa cơm thường ngày, dịp lễ tết, sinh nhật, mừng thọ, ngày giô,...) ?
Trong buổi sum họp gia dinh có những ai ? Mọi người trò chuyện, thê hiện tình cảm thương yêu, quan tâm đến nhau ra sao ?
Không khí đầm ấm của buổi sum họp gia dinh đó gợi cho em suy nghĩ gì ?
	 TẬP ĐỌC 	
Thầy cúng đi bệnh viện
Cụ Ún làm nghề thầy cúng đã lâu nãm. Khắp làng xa bản gần, nhà nào có người ốm cũng nhờ cụ đến cúng để đuổi tà ma.
Nhiều người tôn cụ làm thầy, cắp sách theo cụ học nghề cúng bái.
Vậy mà gần một năm nay, chẳng hiểu cái ma nào làm cho cụ Ún ốm. Bụng cụ đau quặn, lắm lúc tưởng như có con dao cứa mạnh vào từng khúc ruột. Các học trò của cụ đã nhiều lần cúng cho thầy mà bệnh tình không thuyên giảm.
Thấy cha ngày càng đau nặng, con trai cụ khẩn khoản xin đưa cụ đi bệnh viện. Anh nói mãi, nể lời, cụ mới chịu đi.
Bác sĩ bảo cụ bị sỏi thận, phải mổ lấy sỏi ra. Cụ sợ mổ. Hơn nữa, cụ không tin bác sĩ người Kinh bắt được con ma người Thái. Thế là cụ trốn về nhà. Nhưng về đến nhà, cụ lại lên cơn đau quằn quại. Cụ bắt con mời thầy Vui, học trò giỏi nhất của cụ, đến cúng trừ ma. Cúng suốt ngày đêm, bệnh vẫn không lui.
Sáng hôm sau, bỗng cọ hai người mặc áo trắng tất tả phi ngựa đến. Hoá ra họ là bác sĩ và y tá bệnh viện đi tìm cụ Ún. Bác sĩ tiêm thuốc giảm đau, cụ Ún thấy đỡ. Ngồi bên giường người bệnh, ông bác sĩ ôn tổn giải thích. Gia đình lại đưa cụ lên bệnh viện.
Nửa tháng sau, cụ Ún khỏi bệnh, về nhà, cụ nói với bà con :
- Từ nay, tôi dứt khoát bỏ nghề thầy cúng. Bà con ốm đau nên đi bệnh viện.
Theo NGUYỄN LÀNG
Thuyên giảm : (bệnh) có giảm nhẹ, đỡ bớt.
Cụ Ún làm nghề gì ?
Khi mắc bệnh, cụ đã tự chữa bằng cách nào ?
Vì sao bị sỏi thận mà cụ không chịu mổ, trốn bệnh viện về nhà ?
Nhờ đâu cụ Ún khỏi bệnh ? Câu nói cuối bài giúp em hiểu cụ Ún đã thay đổi cách nghĩ như thế nào ?
-	— TẬP LÀM VĂN 	i	
Tả người
(Kiểm tra viết)
Chọn một trong các đề sau :
Tả một em bé đang tuổi tập đi, tập nói.
Tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, em,...) của em.
Tả một bạn học của em.
Tả một người lao động (công nhân, nông dân, thợ thủ công, bác sĩ, y tá, cô giáo, thầy giáo,...) đang làm việc.
	 LUYỆN Từ VÀ CÂU 	—	
Tổng kết vốn từ
Tự kiểm tra vốn từ của mình :
Xếp các tiếng sau đây thành những nhóm đồng nghĩa : đỏ, trắng, xanh, hồng, điều, bạch, biếc, đào, lục, son.
Tìm cấc tiếng cho trong ngoặc đơn thích hợp vói mỗi chỗ trống :
Bảng màu đen gọi là bảng ...
Mắt màu đen gọi là mắt ...
Ngựa màu đen gọi là ngựa ...
Mèo màu đen gọi là mèo ...
Chó màu đen gọi là chó ...
Quần màu đen gọi là quần ...
(đen, thâm, mun, huyền, ô, mực)
Đọc bài văn sau :
Chữ nghĩa trong văn miêu tả
Trong miêu tả, người ta thường hay so sánh. So sánh thì vô cùng : Cậu ta mới chừng ấy tuổi mà trông như một cụ già. Đấy là so sánh người vói người. Có khi so sánh người vói các con vật : Trông anh ta như một con gâu. Có khi so sánh người với cây, vói hoa : Cô gái vẻ mảnh mai, yểu điệu như một cây liễu. Có trường hợp người viết lấy nhỏ để so sánh vói to : Con rệp to kềnh như một chiếc xe tăng. Có khi làm ngược lại : Con lợn béo như một quả sim chín ; Trái đất đi như một giọt nước mắt giữa không trung.
So sánh thường đi kèm nhân hoấ. Người ta có thể so sánh, nhân hoá để tả bên ngoài : Con gà trống bước đi như một ông tướng ; Nắm lá đầu cành xoè ra như một bàn tay. So sánh và nhân hoá để tả tâm trạng : Dòng sông chảy lặng lờ như đang mải nhớ về một con đò năm xưa.
Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc. Vì vậy, ngay trong quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng. Nhìn một bầu tròi đầy sao, Huy-gô thấy nó giống như một cánh đồng lúa chín, ở đó người gặt đã bỏ quên lại một cái liềm con là vành trăng non. Mai-a- cốp-xki thì lại thấy những ngôi sao kia như những giọt nước mắt của người da đen. Còn đốí vói Ga-ga-rin thì những vì sao là những hạt giống mới mà loài người vừa gieo vào vũ trụ. Ba hình ảnh cánh đồng lúa chín, những giọt nưóc mắt, những hạt giống mói rất khác nhau, nhưng đều đúng và đều hay. Và rất riêng, rất mới. Miêu tả cây cối, có nhà văn thấy chúng giống như những con người đang đứng tư lự (vì trời lặng gió), có nhà văn lại thấy chúng tựa những con ngựa đang phi nhanh, bờm tung ngược (vì đang có gió thối rất mạnh), có nhà văn lại bảo chúng là những cái lồng chim của thiên nhiên, trong mỗi cái lồng có những con chim đang nhảy, đang chuyền... Không có cái mới, cái riêng thì không có văn học. Tôi xin được nói thêm : phải có cái mói, cái riêng bắt đầu từ sự quan sát. Rồi sau đó mới đến cái mới, cái riêng trong tình cảm, trong tư tưởng.
Theo PHẠM HÓ
Từ gợi ý của bài văn trên, em hãy đặt câu theo một trong những yêu cầu dưới đây:
• a) Miêu tả một dòng sông, dòng suối hoặc dòng kênh đang chảy.
Miêu tả đôi mắt của một em bé.
Miêu tả dáng đi của một người.
	 TẬP LĂM VĂN 	
Làm biên bàn một vụ việc
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Đề bài
Trọng bức tranh dân gian Đám cưói chuột có cảnh đàn chuột phải cống nạp mèo một con chim và một con cá để đám cưới đi trót lọt.
Em hãy tưởng tượng vụ ăn hối lộ của mèo bị võ lở và lập biên bản về vụ việc đó.
Đài làm
VƯƠNG QUỐC XANH
BIÊN BẢN VỀ VIỆC MÈO VAN ĂN HÔÌ LỘ CỦA NHÀ CHUỘT
Hôm nay, ngày Tí tháng Tí năm Tí, tại trụ sở Tổ Thanh tra Vườn thú, chúng tôi gồm những người có tên sau đây lập biên bản về việc Mèo vằn ăn hối lộ của gia đình Chuột Đồng :
Đại diện Tổ Thanh tra : Trâu Gộc, Vịt Còi.
Đương sự : Mèo vằn, Chuột Xám.
Nhân chứng : Ruồi Bếp, Mèo Giúp Việc.
Sau đây là lời khai của các nhân chứng và đương sự :
Lời khai của Ruồi Bếp
Chủ nhật tuần trước, họ hàng nhà Chuột tổ chức đám cưới cho hai cô chú Chuột. Cô Chuột là con ông Chuột cống, còn chú Chuột là con ông Chuột Đồng. Vi không muốn đám cưới bị ông Mèo phá quây nên họ nhà Chuột có mang một con chim và một con cá đến biếu ông Mèo. Tôi biết được như vậy là vì tôi đậu trong giỏ cá từ ngoài đồng đến tận chỗ ông Mèo làm việc.
Lời khai của Mèo Giúp Việc
Trưa chủ nhật, tôi đến văn phòng, thấy cửa đóng. Tôi nghé mắt nhòm vào thì thấy bọn Chuột dâng cho ông Mèo một con cá và một con chim.
Lời tự nhận của ông trưởng họ Chuột
Sáng chù nhật, ông Mèo đến doạ chúng tôi: "Nếu không có đồ cống lễ thi đám cưới không xong đâu I" Tôi liền sai bọn Chuột con đi kiếm một con chim và một con cá đem đến. Chúng tôi muốn đám cưới trót lọt. Nay tôi xin nhận lỗi và xin hứa không bao giờ tái phạm.
Lời tự nhận của Mèo vằn
Khoảng giờ Ngọ trưa chủ nhật, họ nhà Chuột có mang đến phòng làm việc của tôi một con chim và một con cá. Vi thấy những thứ cống nộp ngon quá nên tôi đã nhận. Nhận xong, tôi đưa họ về bằng cửa sau. Tôi hết sức ân hận về việc làm của mình.
Biên bản lập xong vào giờ Mão, ngày Tí tháng Tí năm Tí, tại trụ sở Tổ Thanh tra.
Trân trọng đề nghị Ban Huấn luyện động vật xem xét và cố biện pháp giáo dục để các con vật được ngoan hơn.
Đại diện Tổ Thanh tra kí
Nhân chúng kị
Đuong sự kí
Cư- ư-tữ
Trâu Gộc Vịt CÒI
Ruồi Bếp	Mèo Giúp Việc
Chuột Xám	Mèo vằn
Theo bài làm cùa
NGUYỄN PHƯƠNG ANH
Ăn hối lộ : (nguời có chức có quyền) nhận tiền hoặc đồ vật có giá trị của người có việc nhờ vả mình.
Đirong sự : người liên quan trực tiếp đến sự việc được đưa ra giải quyết.
Nhân chúng : người làm chứng để xác nhận một sự việc.
Tái phạm : mắc lại tội hoặc lỗi cũ.
Nội dung và cách trình bày biên bản ở đây có những điểm gì giống và khác với biên bản cuộc họp ?
Giả sử em là bác sĩ trực phiên cụ Ún trốn viện (bài Thầy cúng đi bệnh viện). Dựa theo mẫu biên bản vừa đọc ở bài tập1, em hãy lập biên bản về việc này.
Gợi ý
Biên bản cần phản ánh đầy đủ sự việc và trình bày theo đúng thể thức, cụ thể như sau :
Mở đầu
Quốc hiệu và tiêu ngữ.
Tên biên bản (VD : Biên bản về việc bệnh nhân trốn viện).
Nội dung chính
Ngày tháng, địa điểm lập biên bản.
Những người lập biên bản (VD : các bấc sĩ, y tá trực, bệnh nhân cùng phòng).
Tường trình sự việc bệnh nhân vắng mặt (Ai phất hiện bệnh nhân vắng mặt, phát hiện lúc mấy giờ, đã tìm bệnh nhân ở những chỗ nào mà không thấy ?...).
Nêu cách giải quyết (tìm bệnh nhân về ngay bệnh viện để mổ).
Kết thúc
Các thành viên có mặt kí tên vào biên bản.