SGK Tiếng Việt 5 - Tuần 9 - Chủ điểm: Con người với thiên nhiên

  • Tuần 9 - Chủ điểm: Con người với thiên nhiên trang 1
  • Tuần 9 - Chủ điểm: Con người với thiên nhiên trang 2
  • Tuần 9 - Chủ điểm: Con người với thiên nhiên trang 3
  • Tuần 9 - Chủ điểm: Con người với thiên nhiên trang 4
  • Tuần 9 - Chủ điểm: Con người với thiên nhiên trang 5
  • Tuần 9 - Chủ điểm: Con người với thiên nhiên trang 6
  • Tuần 9 - Chủ điểm: Con người với thiên nhiên trang 7
  • Tuần 9 - Chủ điểm: Con người với thiên nhiên trang 8
  • Tuần 9 - Chủ điểm: Con người với thiên nhiên trang 9
  • Tuần 9 - Chủ điểm: Con người với thiên nhiên trang 10
Tuần 9
	 TẬP ĐỌC -	
Cái gì quý nhất ?
Một hôm, trên đường đi học về, Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau xem ở trên đời này, cái gì quý nhất.
Hùng nói : "Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ằn mà sống được không ?"
Quý và Nam cho là có lí. Nhưng đi được mươi bước, Quý vội reo lên : "Bạn Hùng nói không đúng. Quý nhất phải là vàng. Mọi người chẳng thường nói quý như vàng là gì ? Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo !"
Nam vội tiếp ngay : "Quý nhất là thì giờ. Thầy giáo thường nói thì giờ quý hơn vàng bạc. Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc I"
Cuộc tranh luận thật sôi nổi, người nào cũng có lí, không ai chịu ai. Hôm sau, ba bạn đến nhờ thầy giáo phân giải.
Nghe xong, thầy mỉm cười rồi nói :
- Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm. Còn thì giờ đã qua đi thì không lấy lại được, đáng quý lắm. Nhưng lúa gạo, vàng bạc, thì giờ vẫn chưa phải là quý nhất. Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, ai biết dùng thì giờ ? Đó chính là người lao động, các em ạ. Không cố người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có, và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị mà thôi.
TRINH MẠNH
0	- Tranh luận : bàn cãi để tìm ra lẽ phải.
- Phân giải: giải thích cho thấy rõ đúng sai, phải trái, lợi hại.
©	1. Theo Hùng, Quý, Nam, cái quý nhất trên đời là gì ?
Mỗi bạn đua ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý klêh của mình ?
Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất ?
Chọn tên gọi khác cho bài văn và nêu lí do vì sao em chọn tên gọi đó.
	 CHÍNH TẢ 	—	
1. Nhớ - viết: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà (cả bài)
(2). a) Mỗi cột trong bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ỏ âm đầu / hay n. Hãy tìm những từ ngữ có các tiếng đó.
la	lẻ	lo	lở
na	nẻ	no	no
M : la hét / nết na
b) Mỗi cột trong bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ở âm cuối n hay ng. Hãy tìm những từ ngữ có các tiếng đó.
man
vần
buôn
vươn
mang
vầng
buông
vương
M : lan man / mang vác (3). Thi tìm nhanh:
Các từ lấy âm đầu I.
M : long lanh
Các từ láy vần có âm cuối ng.
M : lóng ngóng
	 LUYỆN TÙ VÀ CÀỰ 	—	
Mở rộng vốn từ : Thiên nhiên
Đọc mẩu chuyện sau :
Bầu trời mùa thu
Tôi cùng bọn trẻ đi ra cánh đồng. Buổi sáng tháng chín mát mẻ và dễ chịu. Tôi nói vói các em :
Các em hãy nhìn lên bầu tròi mà xem. Mùa hè, nó rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa. Còn bây giò bầu trời thế nào ? Hãy suy nghĩ và chọn những từ ngữ thích hợp để miêu tả nó.
Bọn trẻ nhìn lên bầu trời và suy nghĩ. Sau vài phút, một em nói :
Bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.
Vì sao mặt nước lại mệt mỏi ? - Tôi hỏi lại.
Thưa thầy, mùa hè, nước dạo choi cùng những làn sóng. Mùa thu, nó mệt và đứng lại với màu xanh nhạt. Nó mệt mỏi !
Những em khác tiếp tục nói :
Bầu trời được rửa mặt sau cơn mưa.
Bầu trời xanh biếc.
Cô bé Va-li-a nhỏ nhắn đứng trầm ngâm một chỗ. Tôi hỏi :
1 Còn Va-li-a, vì sao em im lặng thế ?
Em muốn nói bằng những từ ngữ của mình.
Em đã tìm được câu nào chưa ?
Bầu trời dịu dàng - Va-li-a khẽ nói và mỉm cười.
Sau đó, mỗi em đều muốn nói về bầu trời bằng từ ngữ của riêng mình :
Bầu trời buồn bã. Những đấm mây xám đang tù phương bắc trôi tới.
Bầu trời trầm ngâm. Nó nhớ đến tiếng hót của bầy chim sơn ca.
Bầu trời ghé sát mặt đất. Mùa hè, nó cao hơn và có những con chim én bay liệng. Còn bây giờ chẳng có chim én nữa, vì thế bầu trời cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào,
Theo XU-KHÔM-LIN-XKI ■
(Mạnh Hưởng dịch)
Tìm những từ ngữ tả bầu trời trong mẩu chuyện nêu trên. Những từ ngữ nào thể hiện sự so sánh ? Những từ ngữ nào thể hiện sự nhân hoá ?
Dựa theo cách dùng từ ngữ ở mẩu chuyện nêu trên, viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả một cảnh đẹp của quê em hoặc nơi em ở.
—— KỂ CHUYỆN	
Kế chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Đề bài
Kể chuyện về một lẩn em được đi thăm cảnh đẹp ở địa phương em hoặc ở nơi khác.
Gợi ý
Xác định rõ cảnh đẹp mà em đã có dịp đến thăm (cánh đồng hay ngọn núi, dòng sông, hồ nước, ngôi chùa, ngọn tháp, cây cầu, lăng tẩm, công viên,...).
Tên gọi cụ thể của cảnh đẹp đó là gì ?
M : động Phong Nha
Đó là cảnh đẹp ở địa phương em hay ở nơi khác ?
Kể chuyện về lần đi thăm cảnh đẹp :
Giới thiệu : Em được đi thăm cảnh đẹp vào thời gian nào, đi cùng vói ai ? Đó là cảnh đẹp gì, ở đâu ?
Kể diễn biến câu chuyện :
Em chuẩn bị đi thăm cảnh đẹp ra sao ? Dọc đường đi, em có những cảm giác gì thích thú ?
cảnh đẹp nơi em đến có những gì nổi bật (không cần tả kĩ) ? Sự việc nào xảy rạ làm em thích thú hoặc gây ấn tượng khó quên ?
Cuộc đi thăm kết thúc vào lúc nào ? Em có những suy nghĩ và cảm xúc gì đáng nhớ về cảnh đẹp đó ?
	 TẬP ĐỌC —_	
Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.
Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng ; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước...
Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông "sấu cản mũi thuyền", trên cạn "hổ rình xem hát" này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ quốc.
Theo MAI VĂN TẠO
Phũ (phũ phàng) : dữ dội, thô bạo đến mức tàn nhẫn.
Phập phều : trôi nổi, phồng lên rồi lại xẹp xuống.
Con thịnh nộ : cơn giận dữ ghê gớm.
Hằng hà sa số : nhiều vô kể, đếm không xuể.
Sấu : cá sấu.
Mưa ở Cà Mau có gì khác thường ?
Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao ? Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào ?
Người dân Cà Mau có tính cách như thế nào ?
Bài văn trên có mấy đoạn ? Em hãy đặt tên cho từng đoạn văn.
	 TẬP LÀM VÀN 	
Luyện tập thuyết trình, tranh luận
Đọc lại bài Cái gì quý nhất ?, sau đó nêu nhận xét:
Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề gì ?
Ý kiến của mỗi bạn như thế nào ? Lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến đó ra sao ?
Thầy giáo muốn thuyết phục Hùng, Quý, Nam công nhận điều gì ? Thầy đã lập luận như thế nào ? Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận như thế nào ?
Hãy đóng vai một trong ba bạn (Hùng, Quý hoặc Nam) nêu ý kiến tranh luận bằng cách mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng để lời tranh luận thêm sức thuyết phục.
M : (Hùng) - Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Lúa gạo quý như vàng. Trong bài Hạt gạo làng ta, nhà tho Trần Đăng Khoa đã gọi hạt gạo là "hạt vàng làng ta". Lúa gạo nuôi sống tất cả mọi người. Có ai trong chúng ta không ăn mà sống được đâu ?...
Trao đổi về cách thuyết trình, tranh luận :
Muốn thuyết trình, tranh luận về một vân đề, cần có những điều kiện gì ? Hãy ghi lại những câu trả lời đúng và sắp xếp chúng theo trình tự hợp lí:
Phải có hiểu biết về vấn đề đưọc thuyết trình, tranh luận.
Phải nói theo ý kiến của số đông.
Phải biết cách nêu lí lẽ và dẫn chứng.
Phải có ý kiến riêng về vân đề được thuyết trình, tranh luận.
Khi thuyết trình, tranh luận, để tăng sức thuyết phục và bảo đảm phép lịch sự, người nói cần có thái độ như thế nào ?
	 LUYỆN Từ VÀ CẢU
Đại từ
- Nhận xét
Các từ in đậm dưới đây được dùng làm gì ?
Hùng nói : "Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không ?"
Quý và Nam cho là có lí.
Chích bông sà xuống vườn cải. Nó tìm bắt sâu bọ.
Cách dùng những từ in đậm dưới đây có gì giống cách dùng cấc từ nêu ở bài tậpl?
Tôi rất thích tho. Em gái tôi cũng vậy.
Lúa gạo hay vàng đều rất quý. Thời gian cũng thế. Nhưng quý nhất là người lao động.
- Ghi nhớ
Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.
Ill	- Luyện tập
Các từ ngữ in đậm trong đoạn thơ sau được dùng để chỉ ai ? Những từ ngữ đó được viết hoa nhằm biểu lộ điều gì ?
Mình về vói Bác đường xuôi Thưa giùm Việt Băc không nguôi nhó Người
Nhó Ông Cụ mắt sáng ngòi Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường Ị
Nhớ Người những sáng tinh sương Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo Người đi, rừng núi trông theo bóng Người.
Tố HỮU
Tìm những đại từ được dùng trong bài ca dao sau :
Cái cò, cái vạc, cái nông,
Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò ?
Không không, tôi đứng trên bờ,
Mẹ con cái diệc đô’ ngờ cho tôi.
Chẳng tin, ông đến mà coi,
Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia.
Dùng, đại từ ở những chỗ thích hợp để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần trong mẩu chuyện sau :
Con chuột tham lam
Chuột ta gặm vách nhà. Một cái khe hở hiện ra. Chuột chui qua khe và tìm được rất nhiều thức ăn. Là một con chuột tham lam nên chuột ăn nhiều quá, nhiều đến mức bụng chuột phình to ra. Đến sáng, chuột tìm đường trỏ về ổ, nhưng bụng to quá, chuột không sao lách qua khe hở được.
Theo LÉP TÔN-XTÔI
	 TẬP LÀM VĂN —	
*
Luyện tập thuyết trình, tranh luận
Dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẩu chuyện dưới đây, em hãy mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận cùng các bạn :
Đất, Nước, Không Khí và Ánh Sáng đều tự cho mình là người cần nhất đối vói cây xanh.
Đất nói :
Tôi có chất màu để nuôi cây lón. Không có tôi, cây không thể sống được !
Nước kể công :
Nếu chất màu không có nước vận chuyển thì cây có lón lên được không ?
Không Khí chẳng chịu thua :
Cây xanh rất cần khí trời. Không có khí trời thì tất cả cây cối đều chết rũ.
Còn Ánh Sáng nhẹ nhàng nói :
Cây cối dù có đủ đất, nước, không khí nhưng thiếu ánh sáng thì sẽ không thể có màu xanh. Không có màu xanh thì còn gọi là cây xanh sao được !
Hãy trình bày ý kiến của em nhằm thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao sau :
Đèn khoe đèn tỏ hon trăng Đèn ra trước gió còn chăng, hôi đèn ?
Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây ?