Giải Sinh 12 - Bài 39. Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật

  • Bài 39. Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật trang 1
  • Bài 39. Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật trang 2
  • Bài 39. Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật trang 3
BÀI 39. BIẾN ĐỘNG số LƯỢNG CÁ THE CỦA QUẨN THE SINH VẬT
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Có hai dạng biến động sô' lượng cá thể của quần thể:
+ Biến động theo chu kì: xảy ra do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường.
HỌC TỔT SINH HỌC 12
+ Biến động không theo chu kì: xảy ra do những thay đổi bất thường của môi trường tự nhiên hay do hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người gây nên.
B. TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ GIẢI BÀI TẬP
Nguyên nhân của những biến động sô lượng cá thể của quần thể là gì?
Trả lời
Có thể chia các nguyên nhân gây biến động sô' lượng cá thể của quần thể thành 2 nhóm: nguyên nhân do thay đổi của các nhân tô' sinh thái vô sinh và nguyên nhân do thay đổi của các nhân tô' sinh thái hữu sinh.
Thế nào là nhân tô' sinh thái phụ thuộc mật độ, nhân tô' không phụ thuộc mật độ? Các nhân tô' này ảnh hưởng như thế nào tới sự biến động sô' lưựng cá thể của quần thể?
Trả lời
Các nhân tô' vô sinh không bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể nên gọi là nhân tô' không phụ thuộc mật độ quần thể.
Trong sô' những nhân tô' sinh thái vô sinh, nhân tô' khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất. Nhiệt độ không khí xuôhg quá thâ'p là nguyên nhân gây chết nhiều động vật, nhâ't là động vật biến nhiệt như ếch, nhái, bò sát...
Sự thay đổi của những nhân tô' sinh thái vô sinh ảnh hưởng tới trạng thái sinh lí của các cá thể. Sông trong điều kiện tự nhiên không thuận lợi, sức sinh sản của các quần thể giảm, khả năng thụ tinh kém, sức sông của con non thấp...
Các nhân tô' sinh thái hữu sinh bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể nên được gọi là nhân tô' phụ thuộc mật độ quần thể.
Sự cạnh tranh giữ các cá thể trong cùng 1 đàn, sô' lượng kẻ thù ăn thịt, sức sinh sản và mức độ tử vong, sự phát tán của cá thể trong quần thể,... có ảnh hưởng rất lớn tới sự biến động sô' lượng cá thể trong quần thể.
Những nghiên cứu về biên động sô lượng cá thể có ý nghĩa như thê' nào đô'i với sản xuâ't nông nghiệp và bảo vệ các loài sinh vật?
Trả lời
Những nghiên cứu về biến động sô' lượng cá thể có thể giúp các nhà nông nghiệp xác định đúng lịch thời vụ, để vật nuôi, cây trồng sinh trưởng trong điều kiện thích hợp nhất trong năm, nhằm đạt được năng suất cao, đồng thời giúp các nhà bảo vệ môi trường chủ động trong việc hạn chê' sự phát triển quá mức của các loài sinh vật gây hại, gây mất cân bằng sinh thái.
7Q	HỌC TÓT SINH HỌC 12
Quần thể điều chỉnh số lượng cá thể như thế nào? Khi nào quần thế đưực điều chỉnh về mức cân bằng?
Trả lời
Khi mật độ cá thể giảm xuôhg quá thấp hoặc tăng lên quá cao, các nhân tố sinh thái của môi trường hoặc có thể tác động làm giảm số cá thể của quần thể, hoặc tác động làm tăng số cá thể của quần thể.
+ Trong điều kiện môi trường thuận lợi (môi trường có nguồn sáng dồi dào, ít sinh vật ăn thịt...) quần thể tăng sức sinh sản, giảm mức độ tử vong, nhiều cá thể từ nơi khác nhập cư tới sông trong quần thể... làm cho số lượng cá thể của quần thể tăng nhanh chóng, đôi khi vượt hơn hẳn mức độ bình thường.
+ Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng cao, sau 1 thời gian nguồn sông trở nên thiếu hụt, nơi sông chật chội... cạnh tranh gay gắt lại diễn ra làm hạn chế gia tăng số cá thể của quần thể.
Khi quần thể có số lượng các cá thể ổn định và cân bằng với khả năng cung câp nguồn sông của môi trường thì quần thể được điều chỉnh về mức cân bằng.
Vì sao nói: Trong tự nhiên, quần thể sinh vật có xu hướng điều chỉnh sô lưựng cá thể của mình ỏ’ mức cân bằng?
Trả lời
Trong tự nhiên, quần thể sinh vật có xu hướng điều chỉnh số’ lượng cá thể của mình ở mức cân bằng vì:
Trong điều kiện môi trường thuận lợi như có nguồn thức ăn dồi dào, ít kẻ thù,... sức sinh sản của quần thể tăng lên và mức độ tử vong giảm, nhập cư cũng có thể tăng. Do đó, số’ lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng.
Số lượng cá thể trong quần thể tăng lên cao, sau 1 thời gian, nguồn thức ăn trở nên thiếu hụt, nơi sinh sông chật chội... dẫn tới cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể làm cho mức tử vong tăng và sức sinh sản giảm, đồng thời xuất cư cũng có thể tăng cao. Sô’ lượng cá thể của quần thể lại được điều chỉnh giảm xuống. Cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể dẫn đến hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật và hiện tượng động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.
Khả năng tự điều chỉnh sô’ lượng cá thể khi sô’ cá thể của quần thể giảm xuôhg quá thấp hoặc tăng quá cao, dẫn tới trạng thái cân bằng của quần thể. Khi đó, quần thể có sô’ lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sông của môi trường.