SGK Địa Lí 9 - Bài 1. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

  • Bài 1. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam trang 1
  • Bài 1. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam trang 2
  • Bài 1. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam trang 3
  • Bài 1. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam trang 4
ĐỊA LÍ VIỆT NAM (tiếp theo)
ĐỊA LÍ DÂN Cư
Bài 1	
CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
Việt Nam là quốc gia nhiều dân tộc. Với truyền thống yêu nước, đoàn kết, các dân tộc đã sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
CÁC DÂN TỘC ở VIỆT NAM
Việt Nam có 54 dân tộc cùng chung sống, gắn bó với nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Mỗi dân tộc có những nét văn hoá riêng, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập quán,... làm cho nền văn hoá Việt Nam thêm phong phú, giàu bản sắc.
Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất, chiếm khoảng 86% dân số cả nước. Đây là dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, có các nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo. Người Việt là lực lượng lao động đông đảo trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, khoa học kĩ thuật.
Dàn tộc Việt (Kinh)
Các dân tộc ít người
Hình 1.1. Biểu đồ cơ cấu dân tộc của nước ta năm 1999 (%)
Các dân tộc ít người có sô dân và trình độ phát triển kinh tế khác nhau. Mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong một sô lĩnh vực như trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, làm nghề thủ công. Các hoạt động công nghiệp, dịch vụ, văn hoá, khoa học kĩ thuật,... của nước ta đều có sự tham gia của các dân tộc ít người.
Hãy kể tên một sô' sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết.
Hình 1.2. Lớp học vùng cao
Người Việt định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đa sô kiều bào có lòng yêu nước, đang gián tiếp hoặc trực tiếp góp phần xây dựng đất nước.
PHÂN BÔ CÁC DÂN TỘC
Dân tộc Việt (Kinh)
Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết dân tộc V iệt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu.
Người Việt phân bô rộng khắp cả nước song tập trung hơn ở các vùng đồng bằng, trung du và duyên hải.
Các dân tộc ít người
Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết các dân tộc ít người phân bô'chủ yếu ở đâu.
Các dân tộc ít người chiếm 13,8% dân số, phân bô chủ yêu ở miền núi và trung du. Đây là vùng thượng nguồn của các dòng sông, có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên và có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.
Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú đan xen của trên 30 dân tộc. Ở vùng thấp, người Tày, Nùng sống tập trung đông ở tả ngạn sông Hồng ; người Thái, Mường phân bô từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả. Người Dao sinh sông chủ yêu ở các sườn núi từ 700 - 1000 m. Trên các vùng núi cao là địa bàn cư trú của người Mông.
Khu vụ-c Trường Sơn - Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người. Các dân tộc ở đây cư trú thành vùng khá rõ rệt, người Ê-đê ở Đắk Lắk, người Gia-rai ở Kon Turn và Gia Lai, người Cơ-ho chủ yêu ở Lâm Đồng,...
Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ-me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt. Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện nay, phân bô dân tộc đã có nhiều thay đối. Một sô dân tộc ít người từ miền núi phía Bắc đến cư trú ở Tây Nguyên. Nhờ cuộc vận động định canh, định cư gắn với xoá đói giảm nghèo mà tình trạng du canh, du cư của một số dân tộc vùng cao đã được hạn chế, đời sông các dân tộc được nâng lên, môi trường được cải thiện.
Nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất, sống chủ yếu ở đồng bằng, trung du và ven biển. Miền núi và cao nguyên là địa bàn cư trú chính của các dân tộc ít người. Bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán,...
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? Những nét văn hoá riêng của các dân tộc thể hiện ỏ những mặt nào ? Cho ví dụ.
Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ỏ nước ta.
Dựa vào bảng thống kê dưới đây, hãy cho biết:
Em thuộc dân tộc nào ? Dân tộc em đứng thứ mấy về số dân trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam ? Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc em ? Hãy kể một sô' nét văn hoá tiêu biểu của dân tộc em.
Bảng 1.1. Số dân phân theo thành phần dân tộc (sắp xếp theo số dân) ở Việt Nam năm 1999 (đơn vị : nghìn người)
STT
Dân tộc
Sô dân
STT
Dân tộc
Sô dân
STT
Dân tộc
Số dân
1
Kinh
65795,7
19
Ra-glai
96,9
37
Kháng
10,3
2
Tày
1477,5
20
Mnông
92,5
38
Phù Lá
9,0
3
Thái
1328,7
21
Thổ
68,4
39
La Hủ
6,9
4
Mường
1137,5
22
xtiêng
66,8
40
La Ha
5,7
5
Khơ-me
1055,2
23
Khơ-mú
56,5
41
Pà Then
5,6
6
Hoa
862,4
24
Bru-Vân Kiều
55,6
42
Lự
5,0
7
Nùng
856,4
25
Cơ-tu
50,5
43
Ngái
4,8
8
Mông
787,6
26
Giáy
49,1
44
Chứt
3,8
9
Dao
620,5
27
Tà-ôi
35,0
45
Lô Lô
3,3
10
Gia-rai
317,6
28
Mạ
33,3
46
Mảng
2,7
11
Ê-đê
270,3
29
Giẻ-Triêng
30,2
47
Cơ Lao
1,9
12
Ba-na
174,5
30
Co
27,8
48
BỐY
1,9
13
Sán Chay
147,3
31
Chơ-ro
22,6
49
Cống
1,7
14
Châm
132,9
32
Xinh-mun
18,0
50
Si La
0,8
15
Cơ-ho
128,7
33
Hà Nhì
17,5
51
Pu Péo
0,7
16
Xơ-đăng
127,1
34
Chu-ru
15,0
52
Rơ-măm
0,4
17
Sán Dìu
126,2
35
Lào
11,6
53
Brâu
0,3
18
Hrê
113,1
36
La Chí
10,8
54
ơ-đu
0,3