SGK Địa Lí 9 - Bài 18. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)

  • Bài 18. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo) trang 1
  • Bài 18. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo) trang 2
  • Bài 18. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo) trang 3
  • Bài 18. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo) trang 4
Bài 18	
VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
(tiếp theo)
Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn phát triển nhiều ngành công nghiệp quan trọng như khai khoáng và thuỷ điện. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới. Các thành phố công nghiệp đang phát huy vai trò trung tâm kinh tế vùng.
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TÊ
Công nghiệp
Luyện kim	sx Hàng tiêu dùng I	1 . 	:a,, ,,A
^0 Cơ khí	 Vùng rừn9 9'àu và trung bình
Hoá chất	Chế biến lương I I Vùng nông lâm kết hợp
sx Vật liệu xây dựng thực thực phẩm
Chế biến lâm sản	I	1 Vùng lúa, lợn, gia câm
ộ Nhiệt điện	ộ Thuỷđiện
Ạ Thuỷđiện	đang xây dựng V Trâu, bò V Quế
® Than	©Thiếc	ọ^ước	Chè	Caphé
ẵní ỉ™ kh“n9 * Hồi	Cây ăn quả
© Đồng	@ Apatit
	 Đường sắt
Đường ô tô Ranh giới vùng kinh tế 'X’ Cửa khẩu
■+• Sân bay -Ị/ Cảng Bãi tắm
Di sản thiên nhiên thế giới ũ Vườn quốc gia
Hình 18.1. Lược đồ kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Xác định trên hình 18.1 các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện, các trung tâm công nghiệp luyện kim, cơ khí, hoá chất.
Nhờ có nguồn thuỷ năng và nguồn than phong phú mà ngành công nghiệp năng lượng có điều kiện phát triển mạnh, bao gồm cả thuỷ điện và nhiệt điện.
Ngoài thuỷ điện Hoà Bình, Thác Bà, việc triển khai một sô dự án lớn như thuỷ điện Son La (2400 MW), thuỷ điện Tuyên Quang (342 MW) đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng và kiểm soát lũ cho đồng bằng sông Hồng.
Hình 18.2. Đập thuỷ điện Hoà Bình trên sông Đà
Hãy nêu ỷ nghĩa của thuỷ điện Hoà Bình.
Nhiều tinh đã xây dựng các xí nghiệp công nghiệp nhẹ, chê biến thực phẩm, sản xuất xi măng, thủ công mĩ nghệ trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu dồi dào tại chỗ.
Nông nghiệp
Lúa và ngô là các cây lương thực chính. Cây lúa chủ yếu được trồng ở một số cánh đồng giữa núi như : Mường Thanh (Điện Biên), Bình Lư (Lai Châu), Văn Chấn (Yên Bái), Hoà An (Cao Bằng), Đại Từ (Thái Nguyên). Ngô được trồng nhiều trên các nương rẫy.
Nhờ điều kiện sinh thái phong phú nên sản xuất nông nghiệp có tính đa dạng về cơ cấu sản phẩm (nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới) và tương đối tập trung về quy mô. Một số sản phẩm có giá trị trên thị trường như : chè, hồi, hoa quả (vải thiều, mận, mơ, lê, đào,...).
Thương hiệu chè Mộc Châu (Sơn La), chè San (Hà Giang), chè Tân Cương (Thái Nguyên) được nhiều nước ưa chuộng.
Căn cứ vào hình 18.1, xác định địa bàn phân bố các cây công nghiệp lâu năm: chè, hồi.
Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà cây chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước ?
Nhờ việc giao đất, giao rừng lâu dài cho hộ nông dân mà nghề rừng phát triển mạnh theo hướng nông - lâm kết hợp, góp phần nâng cao đời sông các dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái.
Đàn trâu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cả nước (57,3%). Chăn nuôi lợn cũng phát triển, đặc biệt ở các tỉnh trung du, chiếm khoảng 22% đàn lợn của cả nước (năm 2002).
Nghề nuôi cá, tôm ở ao, hồ, đầm và vùng nước mặn, nước lợ ven biển tỉnh Quảng Ninh bắt đầu đem lại hiệu quả kinh tê rõ rệt.
Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do thiếu quy hoạch, chưa chủ động được thị trường.
Dịch vụ
Giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng đã hình thành mối giao lưu thương mại lâu đời.
Hệ thông đường sắt, đường ô tô, cảng ven biên (cụm cảng Quảng Ninh) nôi liền hầu hết các thành phố, thị xã ở Trung du và miền núi Bắc Bộ với các thành phố ở Đồng bằng sông Hồng, nhất là thủ đô Hà Nội.
Xác định trên hình 18.1, các tuyến đường sắt, đường ô tô xuất phát từ thủ đô Hù Nội đi đến các thành phố, thị xã của các tỉnh biên giới V iệt - Trung và V iệt - Lào.
Các tỉnh biên giới của vùng có quan hệ trao đổi hàng hoá truyền thông với các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây (Tiling Quốc) và Thượng Lào. Một sô khu kinh tế mở được xây dựng tại các cửa khẩu biên giới Việt - Trung sẽ thúc đẩy giao lưu hàng hoá và phát triển du lịch.
Tìm trên hình 18.1 các cửa khẩu quan trọng thuộc biên giới Việt - Trung : Móng Cái, Hữu Nghị, Lào Cai.
Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thê giới. Đền Hùng, Pác Bó, Tân Trào,... là những địa điểm du lịch hướng về cội nguồn. Sa Pa, Tam Đảo, Ba Bể,... là những địa điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hấp dẫn.
Hoạt động du lịch trở thành thê mạnh kinh tế của vùng, đồng thời góp phần củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc hai bên đường biên giới.
CÁC TRUNG TÂM KINH TÊ
Các thành phô Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn là nhũng trung tâm kinh tế quan trọng. Mồi thành phô đều có một sô ngành sản xuất công nghiệp đặc trưng.
Xác định trên hình 18.1 vị trí của các tiling tâm kinh tế. Nêu các ngành công nghiệp đặc trưng của mỗi trung tâm.
Các thành phố Yên Bái, Điện Biên Phủ, Lào Cai và Sơn La đang trở thành các trung tâm kinh tê của vùng.
Thế mạnh kinh tế chủ yếu của vùng là khai thác khoáng sản, thuỷ điện, nghề rừng, chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp lâu năm, rau quả cận nhiệt và ôn đới.
Các thành phố có vị trí quan trọng là Thái Nguyên, Việt Trì, Lạng Sơn, Hạ Long. Các cửa khẩu quốc tế quan trọng : Móng Cái, Hữu Nghị, Lào Cai.
CÃU HOI VA BAI TẠP
Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc ?
Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông - lâm kết hợp ỏ Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Dựa vào bảng 18.1, vẽ biểu đồ cột và nhận xét về giá trị sản xuất công nghiệp ỏ hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
Bảng 18.1. Giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (tỉ đồng)
9	Năm
Tiêu vùng
1995
2000
2002
Tây Bắc
320,5
541,1
696,2
Đông Bắc
6179,2
10657,7
14301,3