SGK Địa Lí 9 - Bài 20. Vùng Đồng bằng sông Hồng

  • Bài 20. Vùng Đồng bằng sông Hồng trang 1
  • Bài 20. Vùng Đồng bằng sông Hồng trang 2
  • Bài 20. Vùng Đồng bằng sông Hồng trang 3
  • Bài 20. Vùng Đồng bằng sông Hồng trang 4
  • Bài 20. Vùng Đồng bằng sông Hồng trang 5
Bài 20	
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HÓNG
Đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng đặc biệt trong phân công lao động của cả nước. Đây là vùng có vị trí địa lí thuận lợi, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào, mặt bằng dân trí cao.
Các tỉnh, thành phố : Hà Nội, Hải Phòng, Vinh Phúc, Hà Tây ( \ Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình. Diện tích : 14860 km2
Dân số: 17,5 triệu người (năm 2002)
I. VỊ TRÍ ĐỊA Lí VÀ GIỚI HẠN LÃNH THỔ
Vùng Đồng bằng sông Hồng bao gồm đồng bằng châu thổ màu mỡ, dải đất rìa trung du với một số tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch và vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng.
Quan sát hình 20.1, hãy xác định :
Ranh giới giữa Đồng hằng sông Hồng với các vùng Trung du và miền núi
Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
Vị trí đảo Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ.
II. ĐIÊU KIỆN Tự NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Sông Hồng gắn bó ngàn đời nay với dân cư của vùng đồng bằng châu thổ mang tên dòng sông này.
Dựa vào hình 20.1 và kiến thức đã học, nêu ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư.
Tài nguyên quý giá nhất của vùng là đất phù sa sông Hồng: Điều kiện khí hậu và thuỷ văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp. Thời tiết mùa đông rất phù hợp với một sô cây trồng, ưa lạnh.
(1 - 8 - 2008, Hà Tây được sáp nhập vào thành phố Hà Nội
)
’
Hình 20.1. Lược đổ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng
Quan sát hình 20.1, hãy kể tên và nêu sự- phân hố các loại đất ở Đồng bằng sông Hồng.
Tài nguyên khoáng sản có giá trị đáng kể là các mỏ đá (Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình), sét cao lanh (Hải Dương), than nâu (Hưng Yên), khí tự nhiên (Thái Bình).
Nguồn tài nguyên biển đang được khai thác có hiệu quả nhờ phát triển nuôi trổng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch,...
ĐẶC ĐIỂM DÂN Cư, XÃ HỘI
Đồng bằng sông Hồng là vùng dân cư đông đúc nhất cả nước. Mật độ dân sô trung bình 1179 người/km2 (năm 2002).
Hình 20.2.
Biểu đồ mật độ dân số của Đồng bằng sông Hống,
Trung du và miền núi Bắc Bộ,
Tây Nguyên và cả nước, năm 2002
Dựa vào hình 20.2, cho biết Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao gấp bao nhiêu lần mức trung bình của cả nước, của các vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên ?
Mặc dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số trong vùng giảm mạnh nhưng mật độ dân sô vẫn cao.
Mật độ dân số cao ở Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế- xã hội ?
Bảng 20.1. Một số tiêu chí phát triển dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Hồng và cả nước, năm 1999
Tiêu chí
Đơn vị tính
Đồng bằng sông Hồng
Cả nước
TỈ lệ gia tăng tự nhiên của dân số
%
1,1
1,4
TỈ lệ thất nghiệp ở đô thị
%
9,3
7,4
Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn
%
26,0
26,5
Thu nhập bình quân đầu người một tháng
Nghìn đồng
280,3
295,0
TỈ lệ người lớn biết chữ
%
94,5
90,3
Tuổi thọ trung bình
Năm
73,7
70,9
TỈ lệ dân thành thị
%
19,9
23,6
Quan sát bảng 20.1, nhận xét tình hình dân cư, xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng so với cả nước.
Đồng bằng sông Hồng là vùng có kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất trong cả nước. Với chiều dài tổng cộng hon 3000 km, hệ thông đê điều được xây dựng và bảo vệ từ đời này qua đời khác, không chỉ là bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng mà còn là nét độc đáo của nền văn hoá sông Hồng, văn hoá Việt Nam.
Đồng bằng sông Hồng có một số đô thị hình thành từ lâu đời. Kinh thành Thăng Long, nay là Thủ đô Hà Nội được thành lập từ năm 1010. Thành phố cảng Hải Phòng là cửa ngõ quan trọng hướng ra vịnh Bắc Bộ.
Tuy nhiên, đời sống người dân ở Đồng bằng sông Hồng cũng còn nhiều khó khăn do cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, dân số quá đông.
Đồng bằng sông Hồng có vị trí địa lí thuận lợi trong giao lưu kinh tế - xã hội với các vùng trong nước. Đất phù sa sông Hồng rất màu mỡ, thích hợp với thâm canh lúa nước. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh là điều kiện thuận lợi để phát triển vụ đông thành vụ sản xuất chính. Đây là vùng dân cư đông đúc nhất nước ta, nguồn lao động dồi dào, kết cấu hạ tầng nông thôn tương đối hoàn thiện. Một số đô thị được hình thành từ lâu đời.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Điều kiện tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội ?
Tầm quan trọng của hệ thống đề điêu ở Đồng bằng sông Hồng ?
Dựa vào bảng số liệu sau :
Bảng 20.2. Diện tích đất nông nghiệp, dân số
của cả nước và Đồng bằng sông Hồng, năm 2002
Vùng
Tiêu chí
Đất nông nghiệp
(nghìn ha)
Dân sô
(triệu người)
Cả nước
9406,8
79,7
Đồng bằng sông Hồng
855,2
17,5
Vẽ biểu đổ cột thể hiện bình quân đất nông nghiệp theo đầu người ỏ Đồng bằng sông Hồng và cả nước (ha/người). Nhận xét.