SGK Địa Lí 9 - Bài 29. Vùng Tây Nguyên (tiếp theo)

  • Bài 29. Vùng Tây Nguyên (tiếp theo) trang 1
  • Bài 29. Vùng Tây Nguyên (tiếp theo) trang 2
  • Bài 29. Vùng Tây Nguyên (tiếp theo) trang 3
  • Bài 29. Vùng Tây Nguyên (tiếp theo) trang 4
  • Bài 29. Vùng Tây Nguyên (tiếp theo) trang 5
  • Bài 29. Vùng Tây Nguyên (tiếp theo) trang 6
Bài 29	
VÙNG TÂY NGUYÊN (tiếp theo)
Nhờ thành tựu Đổi mới mà Tây Nguyên phát triển khá toàn diện. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá. Nông nghiệp, lâm nghiệp chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hoá. TỈ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng dần. Một số thành phố bắt đầu phát huy vai trò là các trung tâm phát triển của vùng.
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TÊ
Nông nghiệp
Trong những năm gần đây sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên phát triển khá nhanh. Những cây trồng quan trọng nhất là : cà phê, cao su, chè, điều, ... Cà phê là cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở Đắk Lắk.
%
Hình 29.1. Biểu đồ tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước (cả nước = 100%)
Dựa vào hình 29.1, hãy nhận xét tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Táy Nguyên so với cả nước. V ì sao cây cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng này ? Dựa vào hìrih 29.2, xác định các vùng trồng cà phê, cao su, chè ở Tây Nguyên.
Chư Mt
■Yok Đôn V
Suôn Kụôị
ĐỔNG
Ođ. Thồ Chu
CỗnĐão
Chế biến lâm sản Chế biến lương thực thực phẩm ộ Thuỷ điện 0 Thuỷ điện đang XD I - 1 Rừng giàu và trung bình 1	1 Vùng nông - lâm kết hợp
1	I Vùng cây công nghiệp
I	I Vùng lúa, lợn, gia cầm
I I Vườn quốc gia
0 Cà phê	'X’ Cửa khẩu
1 Cao su	Sân bay
xfci Chè
_	X Cảng
M Voi
Trâu, bò
Nhiều địa phương đã chú trọng phát triển thuỷ lợi và áp dụng kĩ thuật canh tác mới đê thâm canh lúa, cây lương thực khác, cây công nghiệp ngắn ngày. Chăn nuôi gia súc lớn được đẩy mạnh. Đặc biệt thành phô Đà Lạt (Lâm Đồng) nổi tiếng về trồng hoa, rau quả ôn đới.
Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của vùng vẫn gặp khó khăn do thiếu nước vào mùa khô và biên động của giá nông sản.
Bảng 29.1. Giá trị sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên (giá so sánh 1994, nghìn tỉ đồng)
Năm
Kon Tum
Gia Lai
Đắk Lắk
Lâm Đồng
Cả vùng
Tây Nguyên
1995
0,3
0,8
2,5
1,1
4,7
2000
0,5
2,1
5,9
3,0
11,5
2002
0,6
2,5
7,0
3,0
13,1
(Đắk Lẳk đã được tách thành hai tỉnh Đắk Lắk và Đẳk Nông)
Dựa vào hảng 29.1, hãy nhận xét tình hình phát triển nông nghiệp ở Táy Nguyên.
Tại sao hai tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng dẫn đầu vùng về giá trị sản xuất nông nghiệp ?
Sản xuất lâm nghiệp có bước chuyên hướng quan trọng, kết hợp khai thác rùng tự nhiên với trồng mới, khoanh nuôi, giao khoán bảo vệ rừng ; gắn khai thác với chê biến. Năm 2003 độ che phủ rừng đạt 54,8%, cao hơn mức trung bỉnh cả nước (36,4%). Mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 là nâng độ che phủ rừng toàn vùng lên 65%.
Công nghiệp
Công nghiệp của Tây Nguyên hiện chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu GDP nhưng đang chuyên biên tích cực.
Nhờ tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và mở rộng thị trường mà sản xuất công nghiệp của vùng đang được đẩy mạnh.
Bảng 29.2. Giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước (giá so sánh năm 1994, nghìn tỉ đồng)
...	Năm
Vùng
1995
2000
2002
Tây Nguyên
1,2
1,9
2,3
Cả nước
103,4
198,3
261,1
Dựa vào bảng 29.2, tính tốc độ phát triển công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước (lấy năm 1995 = 100%).
Nhận xét tình hình phát triển công nghiệp ở Tây Nguyên.
Các ngành công nghiệp chế biên nông, lâm sản phát triển khá nhanh.
Một số dự án phát triển thuỷ điện với quy mô lớn đã và đang được triển khai trên sông Xê Xan và Xrê Pôk.
Xác định trên hình 29.2, vị trí của nhà máy thuỷ điện Y -a-ly trên sông Xé Xan. Nêu ý nghĩa của việc phát triển thuỷ điện ở Táy Nguyên.
Hình 29.3. Phong cảnh nhà máy thuỷ điện Y-a-ly, Gia Lai
Dịch vụ
Trong những năm Đổi mới, các hoạt động dịch vụ của Tây Nguyên đã có bước tiến đáng kê nhờ đẩy mạnh xuất khẩu nông, lâm sản và du lịch.
Tây Nguyên là vùng xuất khẩu nông sản lớn thứ hai cả nước (sau Đồng bằng sông Cửu Long). Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tây Nguyên, nhờ đó nước ta là một trong sô các nước xuất khẩu nhiều cà phê nhất trên thế giới.
Du lịch sinh thái và du lịch văn hoá có điều kiện phát triển thuận lợi. Nổi bật nhất là thành phô Đà Lạt.
Diện mạo kinh tế - xã hội của Tây Nguyên sẽ thay đổi sâu sắc nhờ việc xây dựng thuỷ điện, khai thác bô xít, xây dựng đường Hồ Chí Minh, đồng thời với việc nâng cấp mạng lưới đường ngang nôi với các thành phố Duyên hải Nam Trung Bộ, Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia.
Hình 29.4. sắc hoa Đà Lạt
CÁC TRUNG TÂM KINH TẼ
Các thành phô : Plây Ku, Buôn Ma Thuật, Đà Lạt là ba trung tâm kinh tê ở Tây Nguyên.
Dựa vào các hình 29.2, 14.1, hãy xác định :
Vị trí của các thành phố nói trên.
Những quốc lộ nối các thành phố này với Thành phố Hồ Chí Minh và các cảng hiển của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Thành phô Buôn Ma Thuột là trung tâm công nghiệp, đào tạo và nghiên cứu khoa học của vùng Tây Nguyên.
Thành phố Đà Lạt là trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nghiên cún khoa học và đào tạo, đồng thời nổi tiếng về sản xuất hoa, rau quả.
Thành phố Plây Ku phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, đồng thời là trung tâm thưong mại, du lịch.
Trong cơ cấu kinh tế của Tây Nguyên, nông nghiệp giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Một số cây công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao như : cà phê, cao su, chè, điều,... Công nghiệp và dịch vụ bắt đầu chuyển biến nhanh. Các ngành phát triển là thuỷ điện, khai thác và chế biến gỗ, chế biến cà phê xuất khẩu. Thành phố Đà Lạt là địa chỉ du lịch nổi tiếng.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển sản xuất nông -lâm nghiệp ?
Tại sao nói Tây Nguyên có thế mạnh du lịch ?
Sưu tầm tư liệu về thành phô' Đà Lạt.