SGK Địa Lí 9 - Bài 35. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

  • Bài 35. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long trang 1
  • Bài 35. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long trang 2
  • Bài 35. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long trang 3
  • Bài 35. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long trang 4
Bài 35	
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG
Đồng bằng sông cửu Long là vùng có vị trí địa lí thuận lợi, nguồn tài nguyên đất, khí hậu, nước, sinh vật phong phú, đa dạng ; người dân lao động cần cù, năng động, thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hoá. Đó là những điều kiện quan trọng để xây dựng Đổng bằng sông Cửu Long (miền Tây Nam Bộ) thành vùng kinh tế động lực.
Các tỉnh, thành phố: cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vinh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.
Diện tích : 39 734 km2
Dân số: 16,7 triệu người (năm 2002)
VỊ TRÍ ĐỊA Lí, GIỚI HẠN LÃNH THỔ
Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở vị trí liền kề phía tây vùng Đông Nam Bộ, phía bắc giáp Cam-pu-chia, phía tây nam là vịnh Thái Lan, phía đông nam là Biển Đông.
Dựa vào hình 35.1, hãy xác định ranh giới và nêu ỷ nghĩa vị trí địa lí của vùng.
Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện thuận lợi đê phát triển kinh tế trên đất liền cũng như trên biển, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong Tiểu vùng sông Mê Công.
ĐIỂU KIỆN Tự NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Công.
Dựa vào hình 35.1, hãy cho biết các loại đất chính ở Đồng bằng sông cửu Long và sự phân bố của chúng..
Với diện tích tưong đôi rộng, địa hình thấp và bằng phẳng, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm cùng sự đa dạng sinh học trên cạn và dưới nước, Đồng bằng sông Cừu Long có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp.
CAM - PU - CHIA
LONG AN
ĐỌNÌG NAM BỘ '.Hổ CHÍ MINH .
HêrTiển
TIỀN GIANG'"
GIANG
HẬU
GIANG
SÓC TRĂNG
HÀ NỘI
hòn Khoai
Đất phù sa ngọt
□
Đá vôi
Aj Vườn quốc gia
Đất phèn
a
Than bùn
Bãi tôm
Đất mặn
xíiỉv.
Đất khác
1
Bãi tắm
Bãi cá
Hình 35.1. Lược đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Dựa vào hình 35.2, nhận xét thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long để sản xuất lương thực, thực phẩm.
Tuy nhiên, thiên nhiên cũng gây không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống dân cư ở Đổng bằng sông Cửu Long.
Nêu một số khó khăn chính về mặt tự nhiên ở Đồng bằng sông cửu Long.
Đồng bằng sông Cửu Long đang được đầu tư lớn cho các dự án thoát lũ, cải tạo đất phèn, đất mặn, cấp nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô. Phưong hướng chủ yếu hiện nay là chủ động chung sống với lũ sông Mê Công, đồng thời khai thác các lợi thê kinh tê do chính lũ hằng năm đem lại.
Hình 35.2. Sơ đồ tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long
ĐẶC ĐIỂM DÂN Cư, XÃ HỘI
Với sô dân trên 16,7 triệu người (năm 2002), Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đông dân, chỉ đứng sau Đồng bằng sông Hồng. Trong thành phần các dân tộc, ngoài người Kinh còn có người Khơ-me, người Chăm, người Hoa,...
Bảng 35.1. Một số tiêu chí phát triển dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông cửu Long và cả nước, năm 1999.
Tiêu chí
Đơn vị tính
Đồng bằng sông cửu Long
Cả nước
Mật độ dân số
Người/km2
407
233
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân sô'
%
1,4
1,4
Tỉ lệ hộ nghèo
%
10,2
13,3
Thu nhập bình quân đầu người một tháng
Nghìn đồng
342,1
295,0
Tỉ lệ người lớn biết chữ
%
88,1
90,3
Tuổi thọ trung bình
Năm
71,1
70,9
Tỉ lệ dân số thành thị
%
17,1
23,6
Dựa vào số liệu bảng 35.1, hãy nhận xét tình hình dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước.
Mới được khai phá cách đây hơn ba trăm năm, ngày nay Đồng bằng sông Cừu Long đã trở thành vùng nông nghiệp trù phú. Người dân Đồng bằng sông Cửu Long có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hoá.
Đồng bằng sông cửu Long có vị trí địa lí thuận lợi, địa hình thấp, bằng phẳng, khí hậu cận xích đạo, nguồn đất, nước, sinh vật trên cạn và dưới nước rất phong phú. Tuy mặt bằng dân trí chưa cao, nhưng người dân thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hoá.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Nêu thế mạnh về một sô' tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế-xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ỏ Đồng bằng sông Cửu Long.
Nêu những đặc điểm chủ yếu về dằn cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng bằng này ?