SGK Địa Lí 9 - Bài 4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

  • Bài 4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống trang 1
  • Bài 4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống trang 2
  • Bài 4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống trang 3
Bài 4	
LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM.
CHẤT LƯỢNG cuộc SỐNG
Nước ta có lực lượng lao động đông đảo. Trong thời gian qua, nước ta đã có nhiều cô' gắng giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ sử DỤNG LAO DỘNG
Nguồn lao động
Nguồn lao động của nước ta dồi dào và tăng nhanh. Bình quân mồi năm nước ta có thêm hơn một triệu lao động.
I	l Thành thị
l	l Nông thôn
o
n
Người lao động Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. Chất lượng nguồn lao động đang được nâng cao.
Qua đào tạo
Không qua đào tạo
Hình 4.1. Biểu đồ cơ cấu lực lượng lao động phân theo thành thị, nông thôn và theo đào tạo, năm 2003 (%)
Dựa vào hình 4.1, hãy :
Nhận xét về cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn. Giải thích nguyên nhân.
Nhận xét về chất lượng của lực lượng lao động ở nước ta. Để nâng cao chất lượng lực lượng lao động cần có những giải pháp gì ?
Tuy nhiên, người lao động nước ta còn có hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn, điều đó cũng gây khó khăn cho việc sử dụng lao động.
sử dụng lao động
Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế - xã hội của đất nước, số lao động có việc làm ngày càng tăng. Trong giai đoạn 1991-2003, số lao động hoạt động trong ngành kinh tê tăng tò 30,1 triệu người lên 41,3 triệu người. Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực.
Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ
Hình 4.2. Biểu đố cơ cấu sử dụng lao động theo ngành năm 1989 và 2003 (%)
Quan sát hình 4.2, hãy nêu nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta.
VÂN ĐÊ VIỆC LÀM
Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo nên sức ép rất lớn đối với vân đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay.
Do đặc điểm mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và sự phát triển ngành nghề ở nông thôn còn hạn chê nên tình trạng thiếu việc làm là nét đặc trưng của khu vực nông thôn. Năm 2003, tỉ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động ở nông thôn nước ta là 77,7%.
Tỉ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị cả nước tương đôi cao, khoảng 6%. Để giải quyết vấn đề việc làm, theo em cần phải có những giải pháp nào ?
lỉl. CHẤT LƯỢNG CUỘC SÔNG
Trong thời gian qua, đời sông người dân Việt Nam đã và đang được cải thiện (về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, phúc lợi xã hội,...). Thành tựu đáng kê trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta là tỉ lệ người lớn biết chữ đạt 90,3% (năm 1999). Mức thu nhập bình quân trên đầu người gia tăng. Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn. Năm 1999, tuổi thọ bình quân của nam giới là 67,4 và của nữ giới là 74. Tỉ lệ từ vong, suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm, nhiều dịch bệnh đã bị đẩy lùi.
Hình 4.3.
Cấp phát màn chống muỗi cho đồng bào Khơ-mú
Tuy nhiên, chất lượng cuộc sông của dân cư còn chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lóp dân cư trong xã hội. Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên mọi miền đất nước là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiên lược phát triển con người của thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Nước ta có nguồn lao động dồi dào, đó là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, nhưng đồng thời cũng gây sức ép lớn đến vấn đề giải quyết việc làm.
Cơ cấu sử dụng lao động của nước ta đang được thay đổi.
Chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện.
CÃU HÔI VẢ BẢI TẶP
Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ỏ nước ta ?
Chúng ta đã đạt được những thành tựu gì trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ?
Dựa vào bảng số liệu dưới đây, nêu nhận xét về sự thay đổi trong sử dụng lao động theo các thành phần kinh tế ở nước ta và ý nghĩa của sự thay đổi đó.
Bảng 4.1. Cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế (%)
Năm
Thành phần
1985
1990
1995
2002
Khu vực Nhà nước
15,0
11,3
9,0
9,6
Các khu vực kinh tế khác
85,0
88,7
91,0
90,4