SGK Địa Lí 9 - Bài 8. Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

  • Bài 8. Sự phát triển và phân bố nông nghiệp trang 1
  • Bài 8. Sự phát triển và phân bố nông nghiệp trang 2
  • Bài 8. Sự phát triển và phân bố nông nghiệp trang 3
  • Bài 8. Sự phát triển và phân bố nông nghiệp trang 4
  • Bài 8. Sự phát triển và phân bố nông nghiệp trang 5
  • Bài 8. Sự phát triển và phân bố nông nghiệp trang 6
Bài 8	
sự PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN Bố NÔNG NGHIỆP
Nông nghiệp nước ta đã có những bước phát triển vững chắc, trở thành ngành sản xuất hàng hoá lớn. Năng suất và sản lượng lương thực liên tục tăng. Nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp được mở rộng. Chăn nuôi cũng tăng đáng kể.
NGÀNH TRỒNG TRỌT
Từ một nền nông nghiệp chủ yếu dựa trên độc canh cây lúa, nước ta đã đầy mạnh sản xuất nhiều loại cây công nghiệp và các cây trồng khác.
Bảng 8.1. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trổng trọt (%)
Năm
Các nhóm cây
1990
2002
Cây lương thực
67,1
60,8
Cây công nghiệp
13,5
22,7
Cây ăn quả, rau đậu và cây khác
19,4
16,5
Dựa vào bảng 8.1, hãy nhận xét sự thay đổi tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Sự thay đổi này nói lên điều gì ?
Cây lương thực
Cây lương thực bao gồm cây lúa và các cây hoa màu như ngô, khoai, sắn. Trong các cây lương thực ở nước ta, lúa là cây lương thực chính, không chỉ
đáp ứng nhu cẩu trong nước mà còn đê xuất khẩu.
Bảng 8.2. Một số chỉ tiêu về sản xuất lúa
- _	Năm
Tiêu chí
1980
1990
2002
Diện tích (nghìn ha)
5600
6043
7504
Năng suất lúa cả năm (tạ/ha)
20,8
31,8
45,9
Sản lượng lúa cả năm (triệu tấn)
11,6
19,2
34,4
Sản lượng lúa bình quân đẩu người (kg)
217
291
432
Dựa vào bảng 8.2, hãy trình bày các thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa thời kì 1980 - 2002.
Việt Nam là một trong những trung tâm xuất hiện sớm nghề trồng lúa ở Đông Nam Á. Lúa được trồng trên khắp đất nước ta. Do trồng nhiều giống mới nên cơ cấu mùa vụ thay đổi, có vụ lúa sớm, lúa chính vụ và lúa muộn. Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
Hình 8.1. Thu hoạch lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long
W'-i
V, \ Lai Châu
t^ẳcKạn
Quảng Ninh
đằo Bạch Long Vi
ởảo Hải Nam
(TRƯNG QUỐC)
Hà Tĩnh
I	1 Vùng trồng cây lương thực, thực phẩrr
I	1 và cây công nghiệp hàng năm
I 1 Vùng trông cây công nghiệp .lâu năm n Vùng rừng giàu và trung bình I -I Vùng nuôi trồng thuỷ sàn tập trung I I Vùng nông-lâm kết hợp
ì Thiên - Huế Đá Năng
3 KonTum
ĐắkLắk
đào Lỷ Sơn
Quảng Ngãi
Bình Định
Qd. Thổ Chu
c A M - PU - c H í A i.Đák Nỗn<;x'
?§> iBìnhPhướoí.
C.TayNịnh'' n
b ' A
•jhaf’	Dwdn&DOngNaiJ
: ặn
. s «£■	Bà Rịá. VQng Tàu
Kiên Giang Th0 " Vỹp	Tre
 C Bậc Liêu
Cồ Mau
CônĐào
Khánh Hoà
?Nlnh Thuận
đào Phú Quý
Qđ. Nam Du
// PhứQuSo Qđ.TtìiChu .
hòn Khoai
MA-LAI-XÍ-A
Hình 8.2. Lược đồ nông nghiệp Việt Nam, năm 2002
Cây công nghiệp
Việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp đã tạo ra các sản phẩm có giá trị xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chê biến, tận dụng tài nguyên, phá thê độc canh trong nông nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường.
Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp, nhất là các cây công nghiệp lâu năm.
Bảng 8.3. Các cây công nghiệp chủ yếu và các vùng phân bố chính
Vùng
Các loại cây công nghiệp
Trung du và miền
núi
Bắc Bộ
Đồng
bằng
sông
Hồng
Bắc
Trung
Bộ
Duyên
hải
Nam
Trung
Bộ
Tây
Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng
bằng
sông
Cửu
Long
Cây công nghiệp hằng năm
Lạc
X
XX
X
X
Đậu tương
X
X
X
XX
X
Mía
X
X
X
XX
Bông
X
X
Dâu tằm
X
Thuốc lá
X
Cây công nghiệp lâu năm
Cà phê
XX
X
Cao su
X
XX
Hồ tiêu
X
X
X
XX
Điều
X
X
XX
Dừa
X
XX
Chè
XX
X
Ghi chú : XX : Vùng trồng nhiều nhất X : Vùng trồng nhiều
Dựa vào bảng 8.3, hãy nêu sự phân bố các cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở nước ta.
Cây ăn quả
Do khí hậu phân hoá và tài nguyên đất đa dạng, nước ta có nhiều loại quả ngon, được thị trường ưa chuộng.
Kể tên một số cây ăn quả đặc trưng của Nam Bộ. Tại sao Nam Bộ lại trồng được nhiều loại cây ăn quả có giá trị ?
Các vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
NGÀNH CHĂN NUÔI
Chăn nuôi chiếm tỉ trọng chưa lớn trong nông nghiệp. Chăn nuôi theo hình thức công nghiệp đang được mở rộng ở nhiều địa phương.
Chăn nuôi trâu, bò
Năm 2002, đàn bò có trên 4 triệu con, đàn trâu khoảng 3 triệu con. Trâu được nuôi chủ yếu để lấy sức kéo, nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Bò được nuôi để lấy thịt, sữa và cũng để lấy sức kéo. Đàn bò có quy mô lớn nhất là ỏ’ Duyên hải Nam Trung Bộ. Chăn nuôi bò sữa đang phát triển ở ven các thành phố lớn.
Chăn nuôi lợn
Đàn lợn tăng khá nhanh, năm 1990 cả nước có 12 triệu con, năm 2002 tăng lên 23 triệu con. Chăn nuôi lợn tập trung ở các vùng có nhiều hoa màu lương thực hoặc đông dân như Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
Xác định trên hình 8.2, các vùng chăn nuôi lợn chính. Vì sao lợn được nuôi nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng ?
Chăn nuôi gia cầm
Đàn gia cầm năm 2002 có hơn 230 triệu con, gấp hơn hai lần năm 1990. Việc chăn nuôi gia cầm phát triến nhanh ở đồng bằng.
Nông nghiệp nước ta đang phát triển theo hướng đa dạng nhưng trổng trọt vẫn chiếm ưu thế. Lúa là cây trồng chính. Cây công nghiệp và cây ăn quả đang phát triển khá mạnh. Nhiều sản phẩm nông nghiệp đã được xuất khẩu như gạo, cà phê, cao su, thịt lợn, trái cây.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Nhận xét và giải thích sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta.
Căn cứ vào bảng sô' liệu dưới đây, hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi.
Bảng 8.4. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (%)
Năm
Tổng số
Gia súc
Gia cầm
Sản phẩm trứng, sữa
Phụ phẩm chăn nuôi
1990
100,0
63,9
19,3
12,9
3,9
2002
100,0
62,8
17,5
17,3
2,4