SGK Địa Lí 9 - Bài 17. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

  • Bài 17. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trang 1
  • Bài 17. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trang 2
  • Bài 17. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trang 3
  • Bài 17. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trang 4
  • Bài 17. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trang 5
sự PHÂN HOÁ LÃNH THổ
Bài 17	
VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ rộng lớn phía bắc .đất nước với nhiều thế mạnh về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế. Giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc có sự chênh lệch đáng kể về một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội.
Các tỉnh Đông Bắc : Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai.
Các tỉnh Tây Bắc : Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.
Diện tích :	100 965 km2
Dân số:	11,5 triệu người (năm 2002)
I. VỊ TRÍ RỊA Lí VÀ GIỚI HẠN LÃNH THÔ
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ phía bắc, chiêm 30,7% diện tích và 14,4% dân số cả nước (năm 2002).
Quan sát hình 17.1, hãy xác đinh và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng.
Với đường bờ biển kéo dài từ Móng Cái đến Quảng Yên thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Trung du và miền núi Bắc Bộ không chỉ có phần đất liền rộng lớn mà còn có cả vùng biển giàu tiềm năng ở phía đông nam.
II. ĐIÊU KIỆN Tự NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm chung là chịu sự chi phôi sâu sắc của độ cao địa hình.
& Thuỷ điện	ííHÌÈ Bãi cá
Ranh giới vùng kinh tế
■
Than
♦
Thiếc
□ Đá vôi
▲
Sắt
©
Chì - kẽm
□ Đất hiếm
Mangan
A
Pirit
ậ Nước khoáng
0
Titan
0
Apatit
s Vườn quốc gia
-
Đổng
Bôxít
1 Bãi tắm
Trên 1500m 1500	500	200	0	50 Sâu hơn 50m
I I I I I I ~1
Hình 17.1. Lược đồ tự nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Miền núi Bắc Bộ đặc trưng bằng địa hình núi cao và chia cắt sâu ở phía tây bắc, còn ở phía đông bắc phần lớn là địa hình núi trung bình.
Dựa vào hình 17.1, xác định vị trí các mỏ : than, sắt, thiếc, apatit và các dòng sông có tiềm năng phát triển thuỷ điện : sông Đà, sông Lô, sông Gôm, sông Chảy.
Dải đất chuyên tiếp giữa miền núi Bắc Bộ và châu thổ sông Hồng có tên gọi là trung du Bắc Bộ và được đặc trưng bằng địa hình đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng thung lũng bằng phẳng. Đây là địa bàn thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp và đô thị.
Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm hai tiêu vùng : Đông Bắc và Tây Bắc với những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế.
Bảng 17.1. Điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
Tiểu vùng
Điểu kiện tự nhiên
Thế mạnh kinh tế
Đông Bắc
Núi trung bình và núi thấp. Các dãy núi hình cánh cung.
Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh.
Khai thác khoáng sản : than, sắt, chì, kẽm, thiếc, bô xít, apatit, pirit, đá xây dựng... Phát triển nhiệt điện (Uông Bí,... ). Trồng rừng, cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt. Du lịch sinh thái : Sa Pa, hồ Ba Bể,...
Kinh tế biển : nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch vịnh Hạ Long.
Tây Bắc
Núi cao, địa hình hiểm trở. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông ít lạnh hơn.
Phát triển thuỷ điện (thuỷ điện Hoà Bình, thuỷ điện Sơn La trên sông Đà)... Trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn (cao nguyên Mộc Châu).
Căn cứ vào bảng 17.1, hãy nêu sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa hai tiểu vùng Đông Bắc vàTây Bắc.
về mặt tự nhiên, Trung du và miền núi Bắc Bộ cũng gặp không ít khó khăn. Địa hình bị chia cắt mạnh, thời tiết diễn biến thất thường, gây trở ngại cho hoạt động giao thông vận tải cũng như tổ chức sản xuất và đời sống, nhất là ở vùng cao và biên giới. Khoáng sản tuy nhiều chủng loại, phân bô khá tập trung, song trữ lượng nhỏ, điều kiện khai thác phức tạp. Việc chặt phá rừng bừa bãi đã dần tới xói mòn, sạt lở đất, lũ quét, làm cho chất lượng môi trường bị giảm sút nghiêm trọng.
ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI
Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú xen kẽ của nhiều dân tộc ít người : Thái, Mường, Dao, Mông,... ở Tây Bắc ; Tày, Nùng, Dao, Mông,... ở Đông Bắc. Người Kinh cư trú ở hầu hết các địa phương. Đồng bào các dân tộc có nhiều kinh nghiệm canh tác trên đất dốc, kết hợp sản xuất nông nghiệp với lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt. Tuy nhiên, giữa Đông Bắc và Tây Bắc có sự chênh lệch đáng kế về một số tiêu chí phát triển dân cư, xã hội.
Hình 17.2. Ruộng bậc thang ỏ miền núi Bắc Bộ
Bảng 17.2. Một số tiêu chí phát triển dân cư, xã hội ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (Đông Bắc, Tây Bắc) và cả nước, năm 1999
Tiêu chí
Đơn vị tính
Đông Bắc
Tây Bắc
Cả nước
Mật độ dân số
Người/km2
136
63
233
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số
%
1,3
2,2
1,4
TỈ lệ hộ nghèo
%
17,1
13,3
Thu nhập bình quân đầu người một tháng
Nghìn đồng
210,0
295,0
Tỉ lệ người lớn biết chữ
%
89,3
73,3
90,3
Tuổi thọ trung bình
Năm
68,2
65,9
70,9
Tỉ lệ dân số thành thị
%
17,3
12,9
23,6
Dựa vào số liệu trong bảng 17.2, hãy nhận xét sự chênh lệch về dân cư, xã hội của hai tiểu vùng Đông Bắc và Táy Bắc.
Nlìờ thành tựu của công cuộc Đổi mới, đời sông của đồng bào các dân tộc đã được cải thiện. Phát triển cơ sở hạ tầng, nước sạch nông thôn, đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo là những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu trong nhiều dự án phát triển kinh tê miền núi Bắc Bộ.
Trung du và miền núi Bắc Bộ có điều kiện giao lưu kinh tế - xã hội với Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, đồng thời với các tỉnh phía nam Trung Quốc và Thượng Lào. Tài nguyên khoáng sản, thuỷ điện phong phú và đa dạng. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh thích hợp cho cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới. Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc, đời sống một bộ phận dân cư vẫn còn nhiều khó khăn nhưng đang được cải thiện.
CÃU HÓI VẢ BAI TẶP
Hãy nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Tại sao trung du Bắc Bộ là địa bàn đông dân và phát triển kinh tế - xã hội cao hơn miền núi Bắc Bộ ?
Vì sao việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ?