SGK Địa Lí 9 - Bài 31. Vùng Đông Nam Bộ

  • Bài 31. Vùng Đông Nam Bộ trang 1
  • Bài 31. Vùng Đông Nam Bộ trang 2
  • Bài 31. Vùng Đông Nam Bộ trang 3
  • Bài 31. Vùng Đông Nam Bộ trang 4
Bài 31	
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
Đông Nam Bộ là vùng phát triển rất năng động. Đó là kết quả khai thác tổng hợp thê' mạnh về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên đất liền, trên biển, cũng nhưvể dân cư, xã hội.
Các tình, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Diện tích : 23 550 km2
Dân số:	10,9 triệu người (năm 2002)
VỊ TRÍ ĐỊA Lí VÀ GIỚI HẠN LÃNH THỔ
Dựa vào hình 31.1, hãy xác định ranh giới và nêu ỷ nghĩa vị trí địa lí của vùng Đông Nam Bộ.
Từ Thành phố Hồ Chí Minh, với khoảng hai giờ bay chúng ta có thê tới hầu hết thủ đô các nước trong khu vực Đông Nam Á.
ĐIỀU KIỆN Tự NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Bảng 31.1. Điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế của vùng Đông Nam Bộ
Khu vực
Điểu kiện tự nhiên
Thê mạnh kinh tế
Đất liền
Địa hình thoải, đất badan, đất xám. Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn sinh thuỷ tốt.
Mặt bằng xây dựng tốt. Các cây trồng thích hợp : cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, đậu tương, lạc, mía đường, thuốc lá, hoa quả.
Biển
Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế. Thềm lục địa nông, rộng, giàu tiềm năng dầu khí.
Khai thác dầu khí ở thềm lục địa. Đánh bắt hải sản. Giao thông, du lịch biển và các dịch vụ khác.
Dựa vào bảng 31.1 và hình 37.7, hãy nêu đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của vùng Đông Nam Bộ.
V ì sao vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển ?
CAM - PU - CHIA
ĐÔNG BẰNG SỒNG CỬU LONG
ĐÔNG
BẰNG
SÕNG
CỬU
LONG
CAM - PU-
'gfo Côn Đào
Wl
9
V ■
//
B 1 Ể nÚĩĐ Ô \G
I 1 Đấtíeralit	Ị 1 Đất phù sa	A Dầu mỏ
I I Đất ba dan	Ị I Đất khác	Khí tự nhiên
I 1 Đất xám trên phù sa cổ	[ÃỊ] Bôxít
Om	50	100	200 sâu hơn 200m N Sét, cao lanh
	 	 	 Q Nướckhoáng
M Vườn quốc gia
ziiiv _ . -
Bãi tắm
Bãi cá
Bãi tôm
Hình 31.1. Lược đồ tự nhiên vùng Đông Nam Bộ
Lưu vực sông Đồng Nai có tầm quan trọng đặc biệt đối với Đông Nam Bộ.
Quan sát hình 31.1, hãy xác đinh các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé.
V ì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chếô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ ?
Đông Nam Bộ cũng gặp không ít khó khăn : trên đất liền ít khoáng sản, diện tích ràng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp, nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng. Việc bảo vệ môi trường đất liền và biển là nhiệm vụ quan trọng của vùng.
ĐẶC DIÊM DÂN Cư, XÃ HỘI
Đông Nam Bộ là vùng đông dân, có lực lượng lao động dồi dào nhất là lao động lành nghề, thị trường tiêu dùng rộng lớn. Đông Nam Bộ (đặc biệt là Thành phô Hồ Chí Minh) có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước.
Người dân năng động, sáng tạo trong công cuộc Đổi mới và phát triển kinh tê - xã hội.
Bảng 312. Một số tiêu chí phát triển dân cư, xã hội ở Đông Nam Bộ và cả nước, năm 1999
Tiêu chí
Đơn vị tính
Đông Nam Bộ
Cả nước
Mật độ dân số
Người/km2
434
233
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số
%
1,4
1,4
TỈ lệ thất nghiệp ở đô thị
%
6,5
7,4
TỈ lệ thiếu việc làm ở nông thôn
%
24,8
26,5
Thu nhập bình quân đầu người một tháng
Nghìn đồng
527,8
295,0
Tỉ lệ người lớn biết chữ
%
92,1
90,3
Tuổi thọ trung bình
Năm
72,9
70,9
Tỉ lệ dân số thành thị
%
55,5
23,6
Căn cứ vào bảng 31.2, hãy nhận xét tình hình dân cư, xã hội ở vùng Đông Nam Bộ so với cả nước.
Đông Nam Bộ có nhiều di tích lịch sử, văn hoá. Đó là Bên cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Nhà tù Côn Đảo,... Những di tích này có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch.
Vị trí địa lí của Đông Nam Bộ rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế với Đồng bằng sông cửu Long, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Vùng có nhiều tiềm năng tự nhiên như đất badan, tài nguyên biển (đặc biệt là dầu khí ở thềm lục địa). Dân cư khá đông, nguồn lao động dồi dào, lành nghề và năng động trong nển kinh tế thị trường.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ ?
Vì sao Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước ?
Căn cứ vào bảng 31.3 :
Bảng 31.3. Dân số thành thị và dân số nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh (nghìn người)
.Năm Vùng
1995
2000
2002
Nông thôn
1174,3
845,4
855,8
Thành thị
3466,1
4380,7
4623,2
Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện dân số thành thị và nông thôn ỏ Thành phổ Hồ Chí Minh qua các năm. Nhận xét.