SGK Địa Lí 9 - Bài 32. Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)

  • Bài 32. Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo) trang 1
  • Bài 32. Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo) trang 2
  • Bài 32. Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo) trang 3
  • Bài 32. Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo) trang 4
  • Bài 32. Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo) trang 5
Bài 32	
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (tiếp theo)
Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với các vùng trong cả nước. Công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất trong GDP ; nông, lâm, ngư nghiệp tuy chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng vẫn giữ vai'trò quan trọng. Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Biên Hoà là các trung tâm công nghiệp lớn nhất ở Đông Nam Bộ.
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TÊ
Công nghiệp
Trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, công nghiệp ở Đông Nam Bộ phụ thuộc nước ngoài, chỉ có một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm, phân bô chủ yếu ở Sài Gòn - Chợ Lớn.
Ngày nay, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiêm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng ; cơ cấu sản xuất cân đôi, bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm. Một sô ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và đang trên đà phát triển như dầu khí, điện từ, công nghệ cao.
Bảng 32.1. Cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ và cả nước, năm 2002 (%)
Khu vực
Vùng
Nông, lâm, ngư nghiệp
Công nghiệp - xây dựng
Dịch vụ
Đông Nam Bộ
6,2
59,3
34,5
Cả nước
23,0
38,5
38,5
Căn cứ vào bảng 32.ỉ, nhận xét tỉ trọng công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ và của cả nước.
Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu là các trung tâm công nghiệp lớn nhất ở Đông Nam Bộ. Thành phô Hồ Chí Minh chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng. Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí.
Dựa vào hình 32.2, hãy nhận xét sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ.
CỗnĐàỉ^Ẽ]
1 zv ***
ĐỐNG BANG* SỔNG cửu LONG
BIẾN ĐỎNG iCôn Đàc
TRUNG TÂM CÔNG NGHIỆP
Rất lớn
Lớn
Trung bình
Nhỏ
2)
Năng lượng Luyện kim Cơ khí Hoá chất
Rừng giàu và trung binh Vùng nông-lâm kết hợp Vùng cây công nghiệp Vùng lúa, lợn, gia cầm
Sản xuất vật liệu xây dựng £ Điên khí Chế biến lâm sản
Chế biến lương thực thực phẩm o Thuỷ điện Sản xuất hàng tiêu dùng	cửakhẩu
¥ Cây ăn quả	O
0 Cà phê f Điếu	Cans
I Cao su	Hồ tiêu	Sân bay quốc tế
T7	Sân bay nội địa
IV Vườn quốc gia
yíĩỉv
Bãi tôm	Bãi cá I Bãi tắm
Hình 32.2. Lược đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ
Hình 32.3. Hổ Dầu Tiếng, Tây Ninh
Tuy nhiên, trong sản xuất công nghiệp cũng gặp không ít khó khăn như cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, chất lượng môi trường đang bị suy giảm.
Nông nghiệp
Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước.
Bảng 32.2. Một sô' cây công nghiệp lâu năm của vùng Đông Nam Bộ, năm 2002
Cây công nghiệp
Diện tích
(nghìn ha)
Địa bàn phân bô' chủ yếu
Cao su
281,3
Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai.
Cà phê
53,6
Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hồ tiêu
27,8
Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai.
Điều
158,2
Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương.
Dựa vào bảng 32.2, nhận xét tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ. Vì sao cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng này ?
Cây công nghiệp hàng năm (lạc, đậu tương, mía, thuốc lá,...) và cây ăn quả (sầu riêng, xoài, mít tô nữ, vú sữa,...) cũng là các thê mạnh nông nghiệp của vùng.
Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm được chú trọng theo hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp.
Nghề nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ và đánh bắt thuỷ sản trên các ngư trường đem lại những nguồn lợi lớn.
vấn đề thuỷ lợi có tầm quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây công nghiệp trên diện tích ổn định và có giá trị hàng hoá cao.
Quan sát hình 32.2, xác đinh vị trí hồ Dầu Tiếng, hồ thuỷ điện Trí An.
Nêu vai trò của hai hồ chứa nước này đối với sự phát triển nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ.
Các địa phương đang đầu tư đê bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn các dòng sông, xây dựng hồ chứa nước, gìn giữ sự đa dạng sinh học của rừng ngập mặn ven biển.
Cơ cấu sản xuất công nghiệp đa dạng, bao gồm các ngành quan trọng như : khai thác dầu khí, hoá dầu, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực, thực phẩm xuất khẩu, hàng tiêu dùng. Công nghiệp tập trung chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu. Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước, đặc biệt là cây cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, mía đường, đậu tương, thuốc lá và cây ăn quả.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thống nhất ?
Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước ?
Dựa vào bảng số liệu sau :
Bảng 32.3. Cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2002 (%)
Tổng sô
Nông, lâm, ngư nghiệp
Công nghiệp - xây dụng
Dịch vụ
100,0
1.7
46,7
51,6
Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của Thành phô' Hồ Chí Minh và nêu nhận xét.