SGK Địa Lí 9 - Bảng tra cứu thuật ngữ

  • Bảng tra cứu thuật ngữ trang 1
  • Bảng tra cứu thuật ngữ trang 2
  • Bảng tra cứu thuật ngữ trang 3
  • Bảng tra cứu thuật ngữ trang 4
B ẢNG TRA cúu THUẬT NGỮ
AFTA : Khu vực thương mại tự do Đông Nam Á (tiêng Anh : ASEAN Free Trade Area) là hiệp định cắt giảm thuế quan của các nước ASEAN nhằm tăng tính cạnh tranh và tăng sự hấp dẫn đầu tư nước ngoài. Toàn bộ 10 nước ASEAN đều có nghĩa vụ thực hiện hiệp định này. Căn cứ theo hiệp định, năm 2006 Việt Nam giảm thuê xuống còn từ 0 đến 5% cho 40% mặt hàng buôn bán với các nước trong ASEAN.
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh : The Association of Southeast Asian Nations - ASEAN).Tổ chức này được thành lập năm 1967, nay có 10 thành viên (xếp theo A,B,C,...) : Bru-nây, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Lào, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Phi-líp-pin, Thái Lan, Việt Nam và Xin-gapo. ASEAN mở rộng quan hệ đối tác song phương, đa phương với nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới vì mục đích bảo vệ hoà bình, ổn định và phát triển bền vững.
Bùng nổ dân số : là sự phát triển dân sô vượt bậc về sô lượng khi tỉ lệ sinh vẫn cao, nhưng ti lệ tử giảm xuống rất thấp, nhờ những tiên bộ về y tế, và nhờ việc cải thiện những điều kiện sinh hoạt. Bùng nổ dân sô đã xảy ra ở các nước châu Âu vào thê kỉ XIX.
Hiện nay, hiện tượng bùng nổ dân sô vẫn đang xảy ra, chủ yêu trong các nước đang phát triển ở châu Phi, châu Á và Mĩ La - tinh.
Việt Nam trài qua thời kì bùng nổ dân số từ thập kì 50 đến thập ki 80 của thế ki XX ; hiện nay đã chuyển sang giai đoạn dân số phát triển ổn định.
Chỉ sô phát triển con người (HDD : là sô liệu tổng hợp đế đánh giá mức độ phát triển con người. Chi sô này do LHQ đưa ra để đánh giá mức độ phát triển của các quốc gia, không chỉ thuần tuý về mặt kinh tế, mà còn chú trọng đến mặt chất lượng cuộc sông của nhân dân trong quốc gia đó. HDI được tính dựa trên ba chỉ số chủ yếu :
GDP (hoặc GNP) tính theo đầu người.
Ti lệ người biết chữ và được đi học.
Tuổi thọ trung bỉnh.
Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế: là thuật ngừ trong lĩnh vực kinh tế học, mới xuất hiện trong những năm gần đây đê chi sự thay đổi dần dần, từng bước cơ cấu của nền kinh tê trong phạm vi các ngành và các vùng lãnh thổ nhằm thích nghi với hoàn cảnh phát triển của đất nước.
Sự chuyển dịch cơ câu ngành thể hiện ờ sự thay đổi tỉ trọng giữa các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và cà giữa các ngành nhỏ trong nội bộ các ngành kinh tế như : giữa trồng trọt và chăn nuôi trong nông nghiệp, giữa khai thác và chê biến trong công nghiệp v.v...
Sự chuyên dịch cơ cấu vùng lãnh thổ thê hiện ở sự thay đổi các địa bàn sàn xuất tương ứng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành. Thí dụ : việc hình thành các vùng sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên, ờ Đông Nam Bộ, việc hình thành và xây dựng khu công nghiệp dầu khí ở Vũng Tàu, các đặc khu kinh tê ờ ngoại vi các thành phô : TP. Hổ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng v.v...
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá : là quá trình chuyển đổi căn bản các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tê - xã hội tù' việc sử dụng lao động thủ công sang sử dụng sức lao động cùng với công nghệ tiên tiến, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Từ 1996 nước ta đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu đến năm 2020, về căn bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại.
Công nghiệp trọng điểm : là ngành chiếm tì trọng lớn trong cơ cấu sản xuất công nghiệp, có thê mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao và tác động mạnh tới các ngành kinh tế khác. Nước ta có một sô ngành công nghiệp trọng điểm như : chế biến nông, lâm, thuỷ sàn, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp cơ khí và điện tử, công nghiệp dầu khí, điện, hoá chất và sản xuất vật liệu xây dựng.
Cơ cấu kinh tế : biểu hiện bằng tỉ lệ phần trăm của các ngành, các vùng hay các thành phần kinh tê trong toàn bộ GDP được tạo ra của nền kinh tế một nước hay một địa phương.
Dịch vụ : là các hoạt động kinh tế - xã hội, có tạo ra giá trị mà không nằm trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp ; công nghiệp và xây dựng cơ bản. Dịch vụ có nhiều ngành, nhưng có một sô ngành lớn, ảnh hưởng nhiều tới tổ chức lãnh thổ các vùng là : dịch vụ sản xuất, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ công cộng. Vai trò của ngành dịch vụ ngày càng tăng lên trong nền kinh tế hiện đại và được coi là tiêu chí quan trọng về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đỏ thị : là các điểm dân cư với các yêu tô cơ bàn :
Quy mô dân sô.
Mật độ dân sô.
Ti lệ lao động phi nông nghiệp, là nơi sán xuất và dịch vụ hàng hoá phát triển.
Có cơ sở hạ tầng và các công trình công cộng phục vụ dân cư.
Có vai trò trung tâm phát triển kinh tế - xã hội cùa địa phương, của vùng lãnh thổ hay của cả nước. Nhà nước ra quyết định thành lập đô thị các cấp.
GDP : là toàn bộ giá trị tăng thêm (sau khi đã trừ đi các chi phí trung gian) mà các cơ sở kinh tế quốc dân trên phạm vi lãnh thổ của một nước tạo ra trong một năm, bao gồm cả giá trị sản lượng của các tổ chức kinh tế nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ quốc gia. Khái niệm GDP bình quàn đầu người được sử dụng rộng rãi để so sánh mức độ thu nhập của dân cư giữa các vùng lãnh thổ, giữa các quốc gia.
Internet: Mạng toàn cầu của các máy tính được nối với nhau nhờ vào viễn thông quốc tế. Nó cho phép hàng triệu máy tính khắp thế giới kết nối và chia sẻ thông tin. Internet vô cùng tiện dụng đê trình diễn và tìm kiếm thông tin theo các chủ đề.
Kết cấu hạ tầng nòng thón : toàn bộ các công trình thiết yêu đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội ờ nông thôn, bao gồm các công trình thuỷ lợi, giao thông, cung cấp điện, các cơ sở dịch vụ, sản xuất nông nghiệp, mạng lưới bưu chính viễn thông và các cơ sở y tế, văn hoá, giáo dục.
Khu chế xuất: là cách nói ngắn gọn của thuật ngữ khu chê biên - xuất khẩu. Đó là khu vực đất đai trong một quốc gia thường có kết cấu hạ tầng tốt, được Nhà nước quy định cho hưởng một sô quy chê đặc biệt nhằm khuyến khích phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khấu. Một sô nước đang phát triển thành lập các khu chế xuất chủ yêu nhằm các mục đích thu hút sự đầu tư vôn cùa các công ti tư bàn nước ngoài đê xây dựng các cơ sở công nghiệp, nhập khẩu kĩ thuật, thực hiện quá trình chuyển giao công nghệ và giải quyết việc làm cho nguồn lao động. Từ những năm đầu thập kỉ 90, nước ta đã thành lập 5 khu chế xuất. Trong đó. khu chế xuất Tân Thuận, khu chê xuất Linh Trung (Thành phô Hồ Chí Minh) hoạt động rất có hiệu quà.
Khu cóng nghiệp (Khu cóng nghiệp tập trung): là khu vực tập trung các doanh nghiệp công nghiệp và thực hiện các dịch vụ sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lí xác định, không có dân cư sinh sông, do Chính phù quyết định thành lập. Tính đến tháng 12 -2001 Nhà nước đã thành lập 69 khu công nghiệp các loại. Nhiều tinh, thành phô trong nước cũng thành lập các khu công nghiệp quy mô nhỏ để thu hút đầu tư nhằm mục đích thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của địa phương.
Khu vực kinh tế: Nền kinh tê được phân chia thành 3 nhóm ngành, gọi là ba khu vực, cụ thể là : khu vực I gồm các ngành nông, lâm và ngư nghiệp ; khu vực II gồm các ngành công nghiệp và xây dựng ; khu vực III gồm các ngành dịch vụ. Khi nền kinh tế khởi sắc, tỉ trọng các khu vực II, III tăng lên đáng kể trong khi tì trọng khu vực I giảm dần nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng. Khi nền kinh tế phát triển cao, khu vực III chiếm ti trọng rất lớn trong khi ti trọng các khu vực I và II có xu hướng giảm.
Nguồn sinh thuỷ : bao gồm các nguồn nước mặt, nước ngẩm, lớp phủ thực vật, độ ẩm không khí và sự hoạt động ổn định của chế độ khí hậu, thòi tiết trong năm.
Nông lâm kết hợp : sự kết hợp trổng rùng quy mô nhỏ vói sản xuất lương thực thực phẩm. Đất ở sườn thấp, chân đồi dùng để trổng các băng cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả ; còn đất ở sườn cao, đình đồi để trổng rừng. Bằng cách này đất đai được bảo vệ tốt hơn, đồng thời người dân tăng thu nhập nhờ vào các sản phẩm lương thực, thực phẩm và lâm sản.
Quần cư : sự phân bô của các điểm dân cư (các đô thị, các làng bản,...) có quy mô và chức năng khác nhau, cũng như sự phân bô dân cư trong phạm vi của các điểm dân cư ấy.
Quần cư đò thị : sự phân bố của các điểm dân cư đô thị. Cơ sở kinh tế của các đô thị là công nghiệp và dịch vụ. Vì thế, đô thị có quy mô dân số lớn, mật độ cao hơn so với điểm dân cư nông thôn.
Quần cư nóng thôn: sự phân bô của các điểm dân cư nông thôn. Các điểm dân cư nông thôn chủ yếu gắn với hoạt động nông - lâm - ngư nghiệp, mật độ dân cư thấp, quy mô dân sô nhỏ.
Thiên tai : là hiện tượng thiên nhiên gây tác hại lớn đến sản xuất và đời sông. Một số thiên tai thường gặp là : lũ lụt, lũ quét, bão, dông tố, gió lốc, áp thấp, sóng thần, đất trượt và núi lở, động đất, hạn hán và sa mạc hoá, mưa đá, hiệu ứng E1 Ninô, La Nina, ơ Việt Nam có thể chia làm 5 vùng thiên tai với các sự cố môi trường thường diễn ra :
Vùng núi phía Bắc : lũ quét, lốc, lờ đất.
Vùng Đổng bằng sông Hồng : lũ, bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, hạn, xói lờ bờ sông, bờ biển.
Các tình ven biển miền Trung : lũ, bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, lũ quét, hạn, xói lở bờ sông, bờ biển.
Tây Nguyên : lũ, lũ quét, lốc, trượt đất, hạn, xói lờ bờ sông.
Đổng bằng sông Cửu Long : lũ, hạn, xâm nhập mặn, xói lở bờ sông, bờ biển.
UNESCO (The United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization) To chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên Họp Quốc. Các hoạt động của tố chức này hướng về phát triển, bảo tồn văn hoá, khoa học và giáo dục. Ở nước ta có Uỷ ban UNESCO Việt Nam, hồ trợ tiến hành các hoạt động trên.
Vùng kinh tế động lực : là vùng cần được ưu tiên đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác các nguồn lực bên trong và bên ngoài nhằm mục đích đầy nhanh tốc độ tăng trường kinh tế, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển so với các vùng trong nước, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao rõ rệt chất lượng sống của dân cư trong vùng. Ví dụ, trong Chiến lược phát triển kinh tê - xã hội Việt Nam đến 2010, Tây Nguyên phấn đấu trở thành vùng kinh tế động lực có nghĩa là Tây Nguyên được đặc biệt ưu tiên đầu tư phát triển để góp phần xứng đáng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của vùng và đất nước.
Vùng kinh tê' trọng điểm : là vùng tập trung lớn về công nghiệp và thương mại, dịch vụ nhằm thu hút nhiều nguồn đầu tư trong và ngoài nước, kinh tê phát triển với tốc độ nhanh, đặc biệt là công nghiệp. Nhà nước ra quyết định thành lập các vùng kinh tế trọng điểm. Trong Chiên lược phát triển kinh tê - xã hội của nước ta thời kì đến 2010 có ba vùng kinh tế trọng điểm : Vùng kinh tê trọng điểm Bắc Bộ, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
WTO (World Trade Organization) Tổ chức Thương mại thế giới. Đến cuối năm 2006, tổ chức này có 150 thành viên. Nước ta đã gia nhập WTO, nhằm hội nhập mạnh mẽ hơn vào nền kinh tế thế giới. Gia nhập WTO, nền kinh tế - xã hội Việt Nam sẽ có sự biên đổi sâu sắc.