SGK Địa Lí 9 - Bài 6. Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam

  • Bài 6. Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam trang 1
  • Bài 6. Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam trang 2
  • Bài 6. Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam trang 3
  • Bài 6. Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam trang 4
  • Bài 6. Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam trang 5
ĐỊA LÍ KINH TẾ
Bài 6	
Sự PHÁT TRIỂN NỂN KINH TẾ VIỆT NAM
Nền kinh tế nước ta đã trải qua quá trình phát triển lâu dài và nhiều khó khăn. Từ năm 1986 nước ta bắt đầu công cuộc Đổi mới. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch ngày càng rõ nét theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nền kinh tế đạt được nhiều thành tựu nhưng cũng đứng trước nhiều thách thức.
í. NỀN KINH TÊ NƯỚC TA TRƯỚC THỜI KÌ ĐÔÌ MỚI
Nền kinh tế nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đem lại độc lập cho đất nước, tự do cho nhân dân. Tiếp sau đó là chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954).
Đất nước bị chia cắt từ năm 1954 đến tận ngày giải phóng miền Nam 30 - 4 - 1975. Trong suốt thời gian đó, miền Bắc vừa kiên cường chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Miền Nam dưới chế độ của chính quyền Sài Gòn, nền kinh tê chỉ tập trung phát triển ở một sô thành phô lớn như Sài Gòn, Đà Nằng,... chủ yếu phục vụ chiến tranh.
Đất nước thông nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Cho đến những năm cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX, do gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế nước ta bị rơi vào khủng hoảng kéo dài, với tình trạng lạm phát cao, sản xuất bị đình trệ, lạc hậu.
NÊN KINH TÊ Nước TA TRONG THỜI KÌ ĐÔÌ MỚI
Công cuộc Đổi mới được triển khai từ năm 1986 đã đưa nền kinh tế nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển.
Sự chuyển dịch cơ câ'u kinh tê
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một nét đặc trưng của quá trình đổi mới, thê hiện ở ba mặt chủ yếu :
- Chuyển dịch cơ cấu ngành : giảm tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng xu hướng còn biến động.
Nông, lâm, ngư nghiệp
Công nghiệp - xây dựng
Dịch vụ
Hình 6.1. Biểu đố chuyển dịch cơ cấu GDP từ năm 1990 đến năm 2002
Dựa vào hình 6.1, hãy phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Xu hướng này thể hiện rỗ ở những khu vực nào ?
\"fcao Bằng
Lạng' ỖcMj Bắc GiangJz
Phòng 2~ ĨỊiái Binh
Pfiuithcr
đào Bạch Long VI
dào Hẳi Nam (TRUNG QUỐC)
Nghệ An
đào Cồn Cò
Trung du và miến núi Bắc Bộ Đồng bằng sông Hồng Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ Tây Nguyên
Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long
Ranh giới vùng kinh tế Vùng kinh tế trọng điểm
'đảo Lý Sơn lảng Ngãi
ình Định
ĐắkLắk
CAM
Thuận
đào Phú Quỷ
AnJ3iằn<
'Bà Rịa - Vũng Tàu
^éến Tre trà Vinh
Qđ. Nam Du-
Qđ. Thồ Chu
Bạc Liêu
Qõ.ThổChu.
hòn Khoai
/'~Á)ắk Nông. Ạ ' ' ,	Ngf
'Ị!%\ LârhĐỒng~ư’ ■ Ninft ■
Bình Thuận
Hình 6.2. Lược đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm, năm 2002. Từ ngày 1-8-2008, Hà Tây được sáp nhập vào thành phố Hà Nội.
Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ : hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động.
Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: từ nền kinh tê chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.
Chính sách khuyên khích phát triển kinh tế nhiều thành phần đã đóng góp tích cực vào việc chuyên dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ.
Cùng với chuyển dịch cơ câu ngành là hình thành hệ thống vùng kinh tê với các trung tâm công nghiệp mới, các vùng chuyên canh nông nghiệp và sự phát triển các thành phô lớn. Đã hình thành ba vùng kinh tê trọng điểm : vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Dựa vào hình 6.2, hãy xác định các vùng kinh tế của nước ta, phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm. Kể tên các vùng kinh tế giáp biển, vùng kinh tế không giáp biển.
Những thành tựli và thách thức
Nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu, tạo đà thuận lợi cho sự phát triển trong những năm tới. Kinh tê tăng trưởng tương đối vững chắc. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá : trong công nghiệp đã hình thành một số ngành trọng điểm, nổi bật là các ngành dầu khí, điện, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng. Sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá hướng ra xuất khẩu đang thúc đẩy hoạt động ngoại thương và thu hút đầu tư của nước ngoài. Nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nước ta cũng phải vượt qua nhiều khó khăn. Ớ nhiều tỉnh, huyện, nhất là ở miền núi vẫn còn các xã nghèo. Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm, vấn đề việc làm, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, xoá đói giảm nghèo,... vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Những biên động trên thị trường thế giới và khu vực, những thách thức khi nước ta thực hiện các cam kết AFTA (Khu vực Mậu dịch tự do Đông Nam Á), Hiệp định thương mại Việt - Mĩ, gia nhập WTO,... đòi hỏi nhân dân ta phải nồ lực đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tận dụng được cơ hội và vượt qua thử thách.
Nhờ những thành tựu của công cuộc Đổi mới, cơ cấu kinh tế của nước ta có những biến đổi mạnh mẽ. Từ năm 1996, nước ta bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Dựa trên hình 6.2, hãy xác định các vùng kinh tế trọng điểm.
Vẽ biều đồ hình tròn dựa vào bảng số liệu dưới đây :
Bảng 6.1. Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế, năm 2002
Các thành phần kinh tế
Tỉ lệ (%)
- Kinh tế Nhà nước
38,4
- Kinh tế ngoài Nhà nước
47,9
+ Kinh tế tập thể
8,0
+ Kinh tế tư nhân
8,3
+ Kinh tế cá thể
31,6
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
13,7
Tổng cộng
100,0
Nhận xét về cơ cấu thành phần kinh tế.
Hãy nêu một sô' thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế của nước ta.