SGK Địa Lí 9 - Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo

  • Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo trang 1
  • Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo trang 2
  • Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo trang 3
  • Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo trang 4
  • Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo trang 5
Bài 38	
PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYEN,
MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO
Việt Nam có vùng biển rộng với nhiều đảo và quần đảo. Nguồn tài nguyên biển - đảo phong phú của nước ta là tiền đề để phát triển nhiều ngành kinh tế biển : đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, du lịch biển, khai thác khoáng sản biển, giao thông vận tải biển,...
I. BIỂN VÀ ĐẢO VIỆT NAM
Vùng biển nước ta
Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài (3260km) và vùng biển rộng (khoảng 1 triệu km2). Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông, bao gồm : nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa. Cả nước có 28 (trong số 63) tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương giáp biển.
Hình 38.1. Sơ đồ cắt ngang vùng biển Việt Nam
Quan sát hình 38.1, hãy nêu giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta.
2. Các đảo và quần đảo
rỉ^đầóyĩnh Thực' ìoCăiBấu _ _ặẶCô Tỏ ìTiàBàn
HÀ NỘÍ
CàtBà
đảo Bạch Long Vỉ
, hòn Mé đảo Nghi Sơn
đảo Hải Nam , (TRUNG QUỐC)'
đảo côn Cỏ
đảo Lý Sơn
hỏn ông Căn cù lao Xanh hòn Mái Nhà
CAM - Pư - CHĨA
Hổ Chí Minh
đảo Phú Qụý
đảo Phú Quốc
Qđ. An Thới h Qđ.NạmDÙ Qđ. Thổ Chu
.Cỏn Đảo
Hình 38.2. Lược đồ một số đảo và quần đảo Việt Nam
Trong vùng biển nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, được chia thành các đảo ven bờ và các đảo xa bờ. Hệ thông đảo ven bờ có khoảng hơn 3000 đảo, phân bô tập trung nhất ở vùng biển của các tỉnh : Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hoà, Kiên Giang.
Tìm trên hình 38.2 các đảo và quần đảo lớn ở vùng biển nước ta.
Một sô đảo ven bờ có diện tích khá lớn như: Phú Quốc (567 km2), Cát Bà (khoảng 100 km2) và có sô dân khá đông như : Phú Quốc, Cái Bầu, Phú Quý, Lý Sơn, Cát Bà, Côn Đảo,... Còn lại phần lớn là các đảo nhỏ hoặc rất nhỏ, không có dân sống thường xuyên.
Các đảo xa bờ gồm đảo Bạch Long Vĩ và hai quần đảo Hoàng Sa, Truông Sa, thuộc chủ quyền của nước ta từ lâu đời. Huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phô Đà Nằng và huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà.
II. PHÁT TRIỂN TÔNG HỢP KINH TÊ BIỂN
Hình 38.3. Sơ đồ các ngành kinh tế biển ỏ nước ta
Dựa vào hình 38.3 và kiến thức đã học, hãy nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển ở nước ta.
Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản
Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó khoảng 110 loài có giá trị kinh tế như cá nục, cá trích, cá thu, cá ngừ, cá hồng,... Trong biển có trên 100 loài tôm, một số loài có giá trị xuất khẩu cao như tôm he, tôm hùm, tôm rồng. Ngoài ra còn có nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò huyết,...
Tổng trữ lượng hải sản khoảng bôn triệu tấn (trong đó 95,5% là cá biển), cho phép khai thác hằng năm khoảng 1,9 triệu tấn, trong đó vùng biển gần bờ chỉ có khả năng khai thác khoảng 500 nghìn tấn/năm, còn lại là của vùng biển xa bờ. Tuy nhiên, hoạt động của ngành khai thác và nuôi trồng hải sản còn nhiều bất họp lí: trong khi sản lượng đánh bắt ven bờ đã cao gấp hai lần khả năng cho phép thì sản lượng đánh bắt xa bờ mới chỉ bằng 1/5 khả năng cho phép.
Ngành thuỷ sản đang ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ, đẩy mạnh nuôi trồng hải sản trên biển, ven biển và ven các đảo (đặc biệt phát triển nuôi cá và đặc sản biển theo hướng công nghiệp ở khu vực vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, đầm phá Trung Bộ, vùng biển Rạch Giá - Hà Tiên,...), phát triển đồng bộ và hiện đại công nghiệp chê biến hải sản.
Tại sao cần ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ ?
Hình 38.4. cảng cá tại Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Du lịch biển - đảo
Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú. Dọc bờ biển nước ta, suốt từ Bắc vào Nam có trên 120 bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp, thuận lợi cho việc xây dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng.
Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú, hấp dẫn khách du lịch. Đặc biệt, vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thê giới.
Một sô trung tâm du lịch biển đang phát triển nhanh, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên cho đến nay, du lịch biển mới chỉ chủ yếu tập trung khai thác hoạt động tắm biển. Các hoạt động du lịch biển khác còn ít được khai thác, mặc dù có tiềm năng rất lớn.
Ngoài hoạt động tấm biển, chúng ta còn có khả năng phát triển các hoạt động du lịch biển nào khác ?
Nước ta có đường bờ biển dài và vùng biển rộng. Trong vùng biển nước ta có nhiều đảo và quần đảo. Nguồn tài nguyên biển - đảo phong phú tạo điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp nhiều ngành kinh tế biển.
Ngành thuỷ sản đã phát triển tổng hợp cả khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản. Du lịch biển phát triển nhanh trong những năm gần đây.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển ?
Công nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản ?
Nêu tên một số bãi tắm và khu du lịch biển ỏ nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam.