SGK Lịch Sử 7 - Bài 19 - Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)

  • Bài 19 - Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) trang 1
  • Bài 19 - Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) trang 2
  • Bài 19 - Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) trang 3
  • Bài 19 - Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) trang 4
  • Bài 19 - Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) trang 5
  • Bài 19 - Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) trang 6
  • Bài 19 - Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) trang 7
  • Bài 19 - Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) trang 8
  • Bài 19 - Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) trang 9
  • Bài 19 - Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) trang 10
Bài 19
CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 - 1427)
I - THÒI Kì Ỏ MỀN TÂY THANH HOÁ
(1418 - 1423)
Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa
Lê Lợi (1385 - 1433) là một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn (Thanh Hoá). Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, ông đã dôc hết tài sản đê chiêu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa. Lam Sơn nằm bên tả ngạn
sông Chu, nối liền giưa đồng bằng với miền núi và có địa thế hiểm tr cũng là nơi giao tiếp của các dân tộc Việt, Mường, Thái.
Ông thường nói với mọi người : "Bậc trượng phu sinh ở đời phải cứu nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm hàng nghìn thuở, chứ đâu lại xun xoe đi phục dịch kẻ khác".
(Khâm định Việt sử thông giám cương mục)
Nghe tin Lê Lợi đang chuẩn bị khởi nghĩa ở Lam Sơn, nhiều người yêu nước từ các địa phương đã tìm về hội tụ ngày càng đông, trong đó có Nguyễn Trãi.
Nguyễn Trãi (1380 -1442) là con Nguyễn Phi Khanh, cả h'ai cha con đều đỗ đại khoa và làm quan thời Hồ. Ông học rộng, tài cao, có lòng yêu nước thương dân hết mực. Quân Minh tìm đủ mọi cách để dụ dỗ ông nhưng đều thất bại. Từ thành Đông Quan, ông bí mật trốn vào Lam Sơn theo Lê Lợi khởi nghĩa và dâng bản Bình Ngô sách (Kê'sách đánh quân Ngô).
Đầu năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tô’ chức hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hoá) và đọc bài văn thề :
"Tôi là phụ đạo Lê Lợi cùng Lê Lai..., Nguyễn Trãi, Đinh Liệt, Lưu Nhân Chú. 19 người tuy họ hàng quê quán khác nhau, nhưng kết nghĩa thân nhau như một tổ liền cành. Phận vinh hiển có khác nhau mong có tình như cùng chung một họ... chung sức đồng lòng, giữ gìn đất nước, làm cho xóm làng được ăn ở yên lành. Thề sôhg chết cùng nhau, không dám quên lời thề son sắt... Kính xỉn có lời thề".
(Lam Sơn thực lục)
- Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm vê Lam Sơn ?
Ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất (7 - 2 - 1418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.
Những nõm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn
Những ngày đầu khởi nghĩa, lực lượng còn yếu, nghĩa quân Lam Sơn đã gặp rất nhiều khó khăn, nguy nan. Quân Minh nhiều lần tấn công, bao vây căn cứ Lam Sơn. Nghĩa quân ba lần phải rút lên núi Chí Linh (Lang Chánh, Thanh Hoá) và phải liên tiếp chống lại sự vây quét của quân giặc.
Trong gian khổ đa có rất nhiều tấm gương chiên đấu hi sinh dũng cảm, tiêu biểu là Lê Lai.
Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vầy chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
Lê Lai người dân tộc Mường, quê ở Dựng Tú (Ngọc Lặc - Thanh Hoá). Gia đình ông có 5 người tham gia nghĩa quân Lam Sơn thì 4 người đã hỉ sinh trong chiến đâ'u.
Cuôì năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quàn lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.
"Khỉ Linh Sơn'1'1 lương hết mấỵ tuần,
Khi Khôi Huyện^ quân không một đội".
(Bình Ngô đại cáo)
Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.
- Tại sao Lê Lợi đề nghị tạm hoà với quân Minh ?
Cuối năm 1424, do bị thát bại trong âm mưu mua chuộc Lê Lợi, quân Minh trở mặt, tấn công nghĩa quân.
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chuyên sang giai đoạn mới.
CÂU HỎI
Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong giai đoạn 1418-1423.
Ẹm có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm 1418- 1423 ?
Tại sao lực lượng quân Minh rất mạnh nhưng không tiêu diệt được nghĩa quân mà phải chấp nhận để nghị tạm hoà của Lê Lợi ? 	Linh Sơn : núi Chí Linh, thuộc huyện Lang Chánh (Thanh Hoá).
 	Khôi Huyện : còn gọi là Khôi Sách, thuộc miền Tây của Ninh Bình.
n - GIẢI PHÓNG NGHỆ AN, TÂN BÌNH, THUẬN HOÁ
VÀ TIỂN QUÂN PA BẮC (1424 - 1426)
Giải phóng Nghệ An (nõm 1424)
Trước tình hình quân Minh tấn công nghĩa quân, Nguyễn Chích đề nghị tạm rời núi rừng Thanh Hoá, chuyên quân vào Nghệ An là nơi đất rộng, người đông và cũng rất hiểm yếu, đê’ dựa vào đó quay ra đánh lấy Đông Đô.
Nguyễn Chích là một nông dân nghèo ở Thanh Hoá, đã từng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chôhg quân Minh ở nam Thanh Hoá và hoạt động ở vùng bắc Nghệ An. Năm 1420, Nguyễn Chích đem quân gia nhập nghĩa quân Lam Sơn.
Kế hoạch chuyên địa bàn hoạt động của Nguyễn Chích được Lê Lợi chấp nhận. Nghĩa quân theo đường núi tiến vào miền Tây Nghệ An. Ngày 12 -10 -1424, nghĩa quân bất ngờ tập kích đồn Đa Căng (Thọ Xuân - Thanh Hoá) và thắng lợi giòn giã, sau đó hạ thành Trà Lân ở thượng lưu sông Lam, buộc địch phải đầu hàng sau hai tháng vây hãm.
Trên đà thắng đó, nghĩa quân tiến đánh quân giặc ở Khả Lưu (tả ngạn sông Lam thuộc Anh Sơn, Nghệ An). Bằng kế nghi binh, nghĩa quân đánh bại quân Trần Trí ở Khả Lưu, Bồ Ải. Được nhân dân ủng hộ, chỉ trong một thời gian ngắn, phần lớn Nghệ An được giải phóng, quân giặc phải rút vào thành cố thủ. Lê Lợi siết chặt vòng vây thành Nghệ An, tiến đánh Diễn Châu rồi thừa thắng tiến quân ra Thanh Hoá. cả vùng Diễn Châu, Thanh Hoá được giải phóng chỉ trong vòng không đầy một tháng.
- Em có nhận xét gì về kế hoạch của Nguyễn Chích ?
*
Giải phóng Tôn Bình, Thuận Hoố (năm 1425)
Tháng 8-1425, các tướng Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân... được lệnh chỉ huy một lực lượng mạnh từ Nghệ An tiến vào Tân Bình (Quảng Bình, Bắc Quảng Trị) và Thuận Hoá (Thừa Thiên Huế). Nghĩa quân nhanh chóng đập tan sức kháng cự của quân giặc, giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá.
Như vậy, trong vòng 10 tháng (từ tháng 10 -1424 đến tháng 8 -1425), nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng được một khu vực rộng lớn từ Thanh Hoá vào đến đèo Hải Vân. Quân Minh chỉ còn giữ được mây thành luỹ bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm.
- Em hãy trình bày tóm tắt các chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1425.
Tiên quôn ro Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối nõm 1426)
Tháng 9 - 1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiến quân ra Bắc. Nghĩa quân chia làm ba đạo.
Đạo thứ nhát tiến quân ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh giặc từ Vân Nam sang. Đạo thứ hai có nhiệm vụ giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị và chận đường rút quân của giặc từ Nghệ An về Đông Quan, ngăn chặn viện binh từ Quảng Tây sang. Đạo thứ ba tiến thăng ra Đông Quan.
CHÚ GIÃI
Đông Quan: Tên đất đương thòi Thái Bình: Tên đất ngày nay Thành luỹ của địch
E Thành luỹ của địch bị bao vây , Đường tiến công của nghĩa quân
.Vĩnh Phúc ® Xương Giang Tam Giang
,	Thị Cầu ® Chí Linh
ÌỢc Oai ®Đong Quan K
/
• Thanh Đàm \
\Thanh Trì \
V .KhoáiChâu s I .Hung Yên \ \	, Phủ Li /N
iên Quàn. I^mDinh. ýitháiBình • )' B cổ Lông
Thanh Hoá
Hình 41 - Lược đồ đường tiến quân ra Bắc của nghĩa qụân Lam Sơn
Nhiệm vụ của cả ba đạo quân là tiến sâu vào vùng chiếm đóng của địch, cùng với nhân dân nổi dậy bao vây đồn địch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới, chặn đường tiếp viện của quân Minh từ Trung Quốc sang.
- Dựa vào lược đổ, em hãy trinh bày kê'hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi. Nhận xét về kê'hoạch đó.
Nghĩa quân tiến đến đâu cũng được nhân dân nhiệt tình ủng hộ về mọi mặt.
Nhiều tấm gương yêu nước xuất hiện như bà Lương Thị Minh Nguyệt ở làng ChuếCầu (Ý Yên - Nam Định) bán rượu, thịt ỏ thành CỔ Lông, lừa cho giặc ăn uôhg no say, rồi bí mật quẳng xuống kênh chảy ra sông Đáy ; hoậc cô gái người làng Đào Đặng (Hưng Yên) xinh đẹp, hát hay thường được mời đêh hất mua vui cho giặc. Đêm đến, sau những buổi ca hát, tiệc tùng, nhiều kẻ chui vào bao vải ngủ để tránh muỗi. Cô cùng trai làng bí mật khiêng quăng xuống sông.
Được sự ủng hộ tích cực của nhân dân, nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh lâm vào thế phòng ngự, rút vào thành Đông Quan cố thủ. Cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn phản công.
CÂU HỎI
Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426.
Em hãy nêu những dẫn chứng vế sự ủng hộ của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426.
m - KHỎI NGHĨA LAM ỔƠN TOÀN THẮNG (Cuối NĂM 1426 - cuối NĂM 1427)
Trộn Tốt Dộng - Chúc Dộng (cuối nộm 1426)
Tháng 10 - 1426, 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào Đông Quan, nâng số lượng quân Minh ở đây lên tới 10 vạn.
Đê’ giành lại thế chủ động, Vương Thông quyết định mở cuộc phản công lớn, đánh vào chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).
Hình 42 - Lược đồ trận Tốt Động - Chúc Động
Sáng 7 - 11 -1426, Vương Thông cho xuất quân tiến về hướng Cao Bộ.
Nắm được ý đồ và hướng tiến quân của Vương Thông, nghĩa quân đã đặt phục binh ở Tốt Động và Chúc Động. Khi quân Minh lọt vào trận địa, nghĩa quân nhâì tề xông thắng vào quân giặc, đánh tan tác đội hình của chúng, dồn quân giặc xuống cánh đồng lầy lội đê’ tiêu diệt. Kết quả, trên 5 vạn quân giặc tử thương, bắt sống trên 1 vạn; Vương Thông bị thương tháo chạy về Đông Quan; Thượng thư bộ binh Trần Hiệp cùng các tướng giặc Lý Lượng, Lý Đằng bị giết tại trận.
"Ninh Kỉềuơ) máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm,
Tốt Động(2) thây chát đầy nội, nhơ để ngàn năm."
(Bình Ngô đại cáo)
- Em hãy trình bày diễn biến trận Tốt Động - Chúc Động (qua lược đổ).
Sau chiến thắng Tốt Động - Chúc Động, nghĩa quân Lam Sơn thừa thắng, vây hãm Đông Quan và giải phóng nhiều châu, huyện.
(1), (2) Ninh Kiều, Tốt Động : -thuộc huyện Chương Mĩ, Hà Nội.
Trộn Chi .Lãng - Xương Giong (tháng 10 - 1427)
Đầu tháng 10 -1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta. Một đạo do Liễu Thăng chỉ huy, từ Quảng Tây tiến vào theo hướng Lạng Sơn. Đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào theo hướng Hà Giang.
Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc, trước hết là đạo quân của Liễu Thăng, không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.
Ngày 8 -10, Liễu Thăng hùng hô’ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng.
Khỉ quân Liễu Thăng tiến đêh ải Chi Lăng (Lạng Sơn), nghĩa quân Lam Sơn do tướng Trần Lựu chỉ huy được lệnh vừa đánh vừa lui, nhử địch vào trận địa phục kích ở ải Chi Lăng. Liễu Thăng thúc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục, lập tức bị quân ta phóng lao đâm chết, quân Minh hoảng hốt, rối loạn. Nghĩa quân mai phục, do tướng Lê Sát, Lưu Nhân Chú chỉ huy, thừa cơ đổ ra đánh, tiêu diệt trên 1 vạn tên giặc.
Sau khi Liễu Thăng bị giết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, chấn chỉnh đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang). Trên đường tiến quân, quân giặc liên tiếp bị phục kích ở cần Trạm, Phô" Cát, bị tiêu diệt đến 3 vạn tên, Tổng binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ Binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.
Mâ'y vạn địch còn lại cố gắng lắm mới tới Xương Giang co cụm lại giữa cánh đồng, bị nghĩa quân từ nhiều hướng tân công, gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống, kê cả tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc.
"Ngày mười tán/ Ngày 18 tháng 9 năm Đinh Mùi tức ngày 8 -10 -1427.
Hình 43 - Lược đồ trận Chi Lăng - Xương Giang
Cùng lúc đó, Lê Lợi sai tướng đem các chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại Mộc Thạnh. Mộc Thạnh trông thây, biết Liễu Thăng đã bại trận nên vô cùng hoảng sợ, vội vàng rút chạy về Trung Quốc.
- Dựa vào lược đô', em hãy trình bày diễn biến trận Chi Lăng - Xương Giang.
), trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thê',
Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu.
Ngày hăm lăm, Bá tước Lương Minh bại trận tử vong,
Ngày hăm tám, Thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn.
... Đánh một trận, sạch không kình ngạc,
Đánh hai trận, tan tác chim muông
... Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội,
Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng.
Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chát đầy dường,
Nương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước..."
(Bình Ngô đại cáo)
c=>
**
K
CHÚ GIÁI
Hướng tiến quân của viện quân quân Minh Quân ta nhũ địch vào trận địa
Nghĩa quân Lam Sơn chặn đánh viện binh quân Minh
Nghĩa quân Lam Son phục kích
Đạo viện binh quân Minh bị tiêu diệt Thành địch bị bao Vày Thành địch bị tiêu diệt
Nai nghĩa quân Lam Son giành thống lợi lân • Biên giới quốc gia ngày nay
CẦN TRẠM
CÁT
.ụ?
es.
XƯƠNG GIANG
THỊ CẦU
g pllỖHg
(|ũ|)CHÍ LINH
Được tin hai đạo viện binh Liễu Thăng, Mộc Thạnh đã bị tiêu diệt, Vương Thông ở Đông Quan vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hoà và chấp nhận mỏ hội thề Đông Quan (ngày 10 - 12 - 1427) để được an toàn rút quân về nước. Ngày 3 - 1 - 1428, toán quân cuối cùng củạ Vương Thông rút khỏi nước ta. Đất nước sạch bóng quân thù,
Nguụên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
Đất nước được giải phóng hoàn toàn, Nguyễn Trãi viết bài Bình Ngô đại cáo. Đây là một áng anh hùng ca tổng kết hết sức tài tình cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc từ những ngày gian lao ở núi Chí Linh đến các chiến thắng lẫy lừng Tốt Động - Chúc Động, Chi Lăng - Xương Giang.
Bình Ngô đại cáo không những nêu bật ý nghĩa lịch sử to lớn của cuộc khỏi nghĩa Lam Sơn : "Xã tắc từ đây vững bền, Giang sơn từ đây đổi mới", mà còn toát lên niềm tự hào dân tộc sâu sắc, chủ nghĩa yêu nước và nhân đạo sáng ngời "Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân đê thay cường bạo" của nhân dân ta trong cuộc khởi nghĩa đó.
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi vẻ vang là do nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước, toàn dân đoàn kết chiến đấu. Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt nam nữ, già trẻ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia kháng chiến (gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân v.v...).
Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gắn liền với đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là các anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi. Những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đã biết dựa vào dân, từ cuộc khởi nghĩa phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc quy mô cả nước, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ giải phóng đất nước.
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, mở ra một thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam - thời Lê sơ.
CÂU HỎI
Dựa vào các lược đồ và bài học, em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Hãy nêu những nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
3 Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử gì ?