SGK Lịch Sử 7 - Bài 20 - Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)

  • Bài 20 - Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) trang 1
  • Bài 20 - Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) trang 2
  • Bài 20 - Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) trang 3
  • Bài 20 - Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) trang 4
  • Bài 20 - Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) trang 5
  • Bài 20 - Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) trang 6
  • Bài 20 - Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) trang 7
  • Bài 20 - Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) trang 8
  • Bài 20 - Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) trang 9
  • Bài 20 - Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) trang 10
Bài 20
NƯỚC ĐẠI VIỆT THÒI LÊ sơ (1428 - 1527)
I - TÌNH HÌNH CHÍNH TPỊ, QUÂN ốự, PHÁP LUẬT
Tổ chức bộ móụ chính quụền
Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt, tiến hành xây dựng bộ máy nhà nước mới.
Chính quyền phong kiến được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông thì hoàn chỉnh nhất. Đứng đầu triều đình là vua. Đê’ tập trung quyền lực vào nhà vua, Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức vụ cao câp nhát như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội. Giúp việc vua có các quan đại thần. Ở triều đình có sáu bộ, ngoài ra còn có một số cơ quan chuyên môn.
Sáu bộ thời vua Lê Thánh Tông là : Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công. Đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư. Các cơ quan chuyên môn có Hàn lâm viện (soạn thảo công văn), Quốcsửviện (viết sử), Ngự sử đài (cangián vua và các triều thần).
ở địa phương, thời vua Lê Thái Tổ và Lê Nhân Tông, cả nước được chia làm 5 đạo.
Dưới đạo là phủ, huyện (miền núi gọi là châu), xã. Đến thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, thay chức An phủ sứ đứng đầu mỗi đạo bằng 3 ti phụ trách ba mặt hoạt động khác nhau ở mỗi đạo thừa tuyên.
Đổ tỉ phụ trách quân sự, an ninh. Hiên ti phụ trách việc thanh tra quan lại, xử ấn, pháp luật. Thừa ti phụ trách việc hành chính, hộ tịch, thuế khoá.
Dưới đạo thừa tuyên có phủ, châu, huyện, xã.
13 đạo thừa tuyên là : Thanh Hoá, Nghệ An, Thuận Hoá, Thiên Trường, Nam Sách, Quốc Oai, Bắc Giang, An Bang, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Nam và một phủ Trung Đô (Thăng Long).
- Quan sát lược đổ nước Đại Việt thời Lê sơ và danh sách 13 đạo thừa tuyên, em thây có gì khác với nước Đại Việt thời Trần ?
Biên giới quốc gia ngày nay
UANG
LẠNG SƠN
THẢI NGUYÊN
BẮC GIANG _ AN BANG
QỤỐCOAÍ .. THĂNG LONG
/' THANH HOẤ
NGHỆ AN
HÀ NỘI
CHAM - PA
Hình 44 - Lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê sơ
Tổ chức quân đội
Quân đội thời Lê sơ được tổ chức theo chế độ "ngụ binh ư nông" : khi đất nước có ngoại xâm thì tất cả quân lính đều tại ngũ chiến đấu cùng toàn dân ; khi hoà bình thì thay phiên nhau về làm ruộng.
Quân đội có hai bộ phận chính : quân ở triều đình và quân ở các địa phương; bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh. Vũ khí có đao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hoả đồng, hoả pháo.
Hằng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận. Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ, không đê xâm lân.
Vua Lê Thánh Tông căn dặn các quan trong triều : "Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ ? Phải cương quyết tranh biện chớ cho họ lấh dần, nê'u họ không nghe còn có thể sai sứ sang tận triều đình của họ, trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của Thái TỔ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di".
(Đại Việt sử kí toàn thư)
- Việc tô chức quân đội thời Lê sơ như thê' nào ? Em có nhận xét gì vể chủ trương của nhà nước Lê sơ đối với lãnh thổ của đất nước qua đoạn trích trên ?
Luật pháp
Dưới thời các vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, pháp luật đẳ được chú ý xây dựng. Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới gọi là bộ Quốc triều hình luật hay Luật Hồng Đức^ Đến các thế kỉ XVII - XVIII, bộ Quôc triều hình luật (Luật Hồrig Đức) được bô’ sung, sửa đôi ít nhiều và được ban hành với tên gọi là Lê triều hình luật.
\
Nội dung chính của bộ luật là bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc ; bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến. Đặc biệt, bộ luật có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
CÂU HỎI
Em hãy trình bày và vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyến thời Lê sơ.
Em thử trình bày vài nét vể những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và luật pháp.
n - TÌNH HÌNH KINH TỂ - ẴÃ HỘI
Kinh tế
Nông nghiệp
Hai mươi năm dưới ách thông trị của phong kiến nhà Minh, nước ta đã lâm vào tình trạng xóm làng điêu tàn, ruộng đồng bỏ hoang, đời sống nhân dân cực khổ. Đê’ nhanh chóng phục hồi và phát triển nông nghiệp, vua Lê Thái Tổ cho 25 vạn lính (trong tổng số 35 vạn) về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh. Còn lại 10 vạn người được chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất. Nhà Lê kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê làm ruộng, đặt ra một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ, định lại chính sách chia ruộng đất công làng xã gọi là phép quân điền, cấm giết trâu bò bừa bãi, cam điều động dân phu trong mùa cây, gặt.
Để khai phá vùng đất bồi ven biển, nhà Lê đắp nhiều con đê ngăn nước mặn có kè đá chắc chắn. Di tích những đoạn đê đó đêh nay vẫn còn, nhân dân -thường gọi là "đê Hồng Đức", ơ Thanh Hoá, nhiều sông đào được khai từ thế kỉ XV, đến nay còn mang tên "sông nhà Lê".
- Em hãy nhận xét vê' những biện pháp của nhà nước Lê sơ đối với nông nghiệp.
Công thương nghiệp
' Các ngành, nghề thủ công truyền thống ở các làng xã như kéo tơ, dệt lụa, đan lát, làm nón, đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm v.v... ngày càng phát triển. Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời. Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhát.
Các làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng bấy giờ có làng Hợp Lễ, Chu Đậu (Hẳi Dương), Bát Tràng (Hà Nội) làm đồ gôm; làng Đại Bái (Bắc Ninh) đúc đồng; làng Vân Chàng (Nam Định) rèn sắt v.v...
Các phường thủ công ở kinh thành Thăng Long như: phường Nghi Tàm dệt vải nhỏ và lụa, phường Yên Thái làm giấy, phường Hàng Đào nhuộm điều v.v...
Các công xưởng do nhà nước quản lí, gọi là Cục bách tác, sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền đồng... ; các nghề khai mổ đồng, sắt, vàng được đẩy mạnh.
Em có nhận xét gì vê' tình hình thủ công nghiệp thời Lê sơ ?
Nhà vua khuyên khích lập chợ mới, họp chợ, ban hành những điều lệ cự thê’ quy định việc thành lập chợ và họp chợ.
"Trong dân gian, hễ có dân là có chợ để lưu thông hàng hoá, mở đường giao dịch cho dân. Các xã chưa có chợ có thể lập thêm chợ mới. Những ngày họp chợ mới không được trùng với ngày họp chợ cũ hay trước ngày họp chợ của chợ cũ để tránh tình trạng giành tranh khách hàng của nhau".
(Điều lệ họp chợ - Đại Việt sử kí toàn thư)
Việc buôn bán với nước ngoài được duy trì. Thuyền bè các nước láng giềng qua lại buôn bán ở một số cửa khẩu như Vân Đồn, Vạn Ninh, Hội Thông và một số’ địa điểm ở Lạng Sơn, Tuyên Quang được kiểm soát chặt chẽ. Các sản phẩm sành, sứ, vải, lụa, lâm sản quý là những thứ hàng được thương nhân nước ngoài ưa chuông.
Xõ hội
Trong xã hội, giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số dân cư, sống chủ yếu ở nông thôn. Họ có rất ít hoặc không có ruộng đất, phải cày ruộng đất công, nộp tô, thuế, đi phục dịch cho nhà nước (đi lính, đi phu...) hoặc phải cày cấy ruộng thuê của địa chủ, quan lại và phải nộp một phần hoa lợi (gọi là tô) cho chủ ruộng.
Nông dân là giai cấp bị bóc lột, nghèo khổ trong xã hội.
Tầng lớp thương nhân, thợ thủ công ngày càng đông hơn, họ phải nộp thuế cho nhà nước và không được xã hội phong kiến coi trọng.
Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, bao gồm cả người Việt, người Hoa, dân tộc ít người.
Pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô hoặc bức dân tự do làm nô tì. Nhờ vậy, số lượng nô tì giảm dần.
Em có nhận xét gì vê' chủ trương hạn chế việc nuôi và mua bán nô ti
của nhà nước Lê sơ ?	■	■
Nhờ sự nỗ lực của nhân dân và chính sách khuyến nông của nhà nước, cuộc sống của nhân dân được ổn định, dân số ngày càng tăng. Nhiều làng mới được 
thành lập. Nền độc lập và thống nhất của đất nước được củng cố. Quốc gia Đại Việt là quốc gia cường thịnh nhất ở Đông Nam Á thời bấy giờ.
CÂU HỎI
Hãy trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê sơ.
Thời Lê sơ, xã hội có những giai cấp và tầng lớp nào ?
m - TÌNH HÌNH VĂN HOÁ, GIÁO DỤC
Tình hình giáo due và khoa cử
Ngay sau khi lên ngôi vua, Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long, mở trường học ở các lộ, mở khoa thi và cho phép người nào có học đều được dự thi. Đa số dân đều có thể đi học, đi thi trừ nhũng kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.
Ở các đạo, phủ có trường công. Nhà nước tuyển chọn người giỏi, có đạo đức để làm thầy giáo. Nội dung học tập thi cử là các sách của đạo Nho. Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm địa vị độc tôn ; Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
Hình 45 - Bia tiến SI trong Văn Miếu (Hà Nội)
Người nào đỗ kì thi Hương (ở các đạo, lộ) gọi là hương công, đỗ kì thi Hội (ở kinh đô) được dự kì thi Đình để phân hạng các tiến sĩ.
Những người đỗ tiến sĩ trở lên được vua ban mũ áo, phẩm tước, được vinh quy bái tổ, khắc tên vào bia đá đặt ở Văn Miếu - Quốc tử giám, gọi là bia tiến sĩ.
Thời Lê sơ (1428 - 1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên.
"Khoa cử cắc đời thịnh nhất là đời Hồng Đức (thời vua Lê Thánh Tông). Cách lâỳ đỗ rộng rãi, cách chọn người công bằng, trong nước không để sót nhân tài, triều đình không dùng lầm người kém".
(Lịch triều hiên chương loại chí)
Em có nhận xét gì vê' tình hình giáo dục, thi cử thời Lê sơ ?
Vân học, khoa học, nghệ thuật
Văn học chữ Hán phát triển và tiếp tục chiếm ưu thế, có hàng loạt tập văn, thơ nổi tiếng. Văn học chữ Nôm giữ một vị trí quan trọng.
Văn thơ chữ Hán có những tác phẩm nổi tiêng như : Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quỳnh uyển cửu ca... Văn thơ chữ Nôm có Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Thập giới cô hồn quốc ngữ văn v.v...
Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thê’ hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
Em có nhận xét gì vê tình hình văn học thời Lê sơ ?
sử học có các tác phẩm Đại Việt sử kí (10 quyển), Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyên), Lam Sơn thực lục, Việt giám thông khảo tổng luận, Hoàng triều quan chế...
Địa lí học có Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
Y học có Bản thảo thực vật toát yêu.
Toán học có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
Nghệ thuật sần khâu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhâì là chèo, tuồng.
Hình 46 - Tượng Voi chầu bằng đá (Lam Kinh - Thanh Hoá)
Nghệ .thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lê sơ biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hoá).
Hiện nay còn lại một sô'dâ'u vết của Lam Kinh ở Thanh Hoá như nền cột, bậc thềm, một sô' con vật bằng đá. Cung điện Lam Kinh xây dựng trên một khu đất hình chữ nhật dài 314m, rộng 254m, có tường thành bao bọc dày lm. Trong các bia đá, nổi lên bia Vĩhh Lăng (viết về vua Lê Thái Tổ) cao 2m79, rộng lm92, dựng trên một con rùa đá dài 3m46, rộng lm94.
Điêu khắc thời Lê sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
CÂU HỎI
Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu vé văn hoá, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ.
Vì sao quốc gia Đại Việt lại đạt được những thành tựu nói trên ?
JV - MỘT.ỔÓ DANH NHÂN VĂN HOÁ ẲUẤT ỖẮC CỦA DÂN TỘC
1. Nguyễn Trôi (1380- 1442)
Nguyễn Trãi không những là một nhà chính trị, quân sự tài ba, một anh hùng dân tộc mà còn là một danh nhân văn hoá thế giới. Ông có nhiều tác phâm có giá trị lớn về văn học, sử học, địa lí học như Quân trung từ mệnh tập,
Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú,
Quốc âm thỉ tập, Dư địa chí...
Tư tưởng của ông tiêu biểu cho tư tưởng của thời đại. cả cuộc đời của Nguyễn Trãi, khi đánh giặc cũng như khi xây dựng đất nước hoặc sáng tác thơ văn, ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân. Ông thường suy nghĩ và mong muốn "ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày", "nơi thôn cùng, xóm vắng không
một tiếng hờn giận oán sầu".	N;rì/i 47■ Nguyễn Trãi
- Em hãy nêu lên những đóng góp của Nguyễn Trãi qua nhận xét sau đây của vua Lê Thánh Tông :
"ức Trai dương lúc Thái TỔ mới sáng nghiệp theo về Lỗi Giang. Trong thì bàn kế hoạch ở nơi màn trướng, ngoài thì thảo văn thư dụ hàng các thành. Văn chương tiên sinh làm vẻ vang cho nước, lại được vua tin, quý trọng".
(Lê Thánh Tông - Con người và sự nghiệp')
2. Lê Thánh Tông (1442 - 1497)
Lê Thánh Tông không những là một vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn, nổi tiếng tài ba của dân tộc ta ở thế kỉ XV. Ông đã để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ.
Lê Thánh Tông huy là Tư Thành, sinh ngày 20 tháng 7năm Nhâm Tuất (25 - 8 - 1442), con thứ tư của Lê Thái Tông và mẹ là Ngô Thị Ngọc Giao. Năm 1445, ông được phong là Bình Nguyên Vương; năm 1460, được lên ngôi vua khi 18 tuổi.
Cuối thế kỉ XV, ông sáng lập ra Hội Tao đàn và làm chủ soái. Hội Tao đàn ra đời đánh dấu bước phát triển cao về văn chương đương thời.
Thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc. Ông sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị như : Quỳnh uyển cửu ca, Châu cơ thắng thưởng, Chinh tây kỉ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ xuý, CỔ tâm bách vịnh..., tất cả khoảng trên 300 bài (bằng chữ Hán), Hồng Đức quốc âm thi tập (bằng chữ Nôm).
- Em hãy kê những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong lĩnh vực văn học ở thế kĩ XV.
Ngô Sĩ Liên (thế kỉ XV)
ông là nhà sử học nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XV. Ông đỗ Tiến sĩ năm 1442, từng được đảm nhận các chức vụ ở Hàn lâm viện, Phó đô ngự sử, sử quán tu soạn. Ông là một trong những tác giả bộ Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển) biên chép một cách có hệ thống lịch sử dân tộc từ thời Hồng Bàng đến năm 1427.
Lương Thế Vinh (1442 - ? )
ông đỗ Trạng nguyên năm 1463, nổi tiếng thần đồng, học rộng, tài trí, khoáng đạt, bình dị được vua và dân coi trọng. Ông còn là nhà toán học nổi tiếng của nước ta thời Lê sơ. Ông có công trình Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa (nghiên cứu vế Phật học). Ông được người đương thời ca ngợi là nhân vật "tài hoa, danh vọng bậc nhất" ; đến nay còn gọi là "Trạng Lường".
CÂU HỎI
Những cống hiến của Nguyễn Trãi đối với sự nghiệp của nước Đại Việt.
Em biết gì về vua Lê Thánh Tông ?