SGK Lịch Sử 7 - Bài 2 - Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu

  • Bài 2 - Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu trang 1
  • Bài 2 - Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu trang 2
  • Bài 2 - Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu trang 3
Bài 2
Sự SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIỂN
VÀ Sự HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA Tư BẢN ở CHÂU Âu
Những cuộc phát kiên lớn về cfici lí
Từ giữa thếkỉ XV, do yêu cầu phát triển của sản xuất nên các thương nhân châu Âu cần rất nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới. Họ muôn tìm những con đường biên đê sang buôn bán với Ân Độ và các nước phương Đông. Thế là người ta ra đi, bất châp mọi hiểm nguy, vượt trùng dương xa xôi với hi vọng tìm được những "mảnh đất có vàng". Quả nhiên, họ đã tìm ra nhiều vùng đất mới mà trước kia họ chưa biết tới.
B. Đi-a-xơ đã đi vòng qua điểm cực Nam châu Phi vào năm 1487. Mười năm sau, Va-xcô đơ Ga-ma cũng đi qua đây đê đến năm 1498, đã cập bến Ca-li-cút ở phía tây nam Ấn Độ ; c. Cô-lôm-bô "tìm ra" châu Mĩnăm 1492 và đoàn thám hiểm của Ph. Ma-gien-lan lần đầu tiên đã đi vòng quanh Trái Đất hết gần 3 năm, từ năm 1519 đến năm 1522.
Hình 3 - Tàu Ca-ra-venơ)	Hữth 4 -C' Cô-lôm-bô (1451 -1506)
Những cuộc phát kiến địa lí đã góp phần thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển và đem lại cho giai cấp tư sản châu Âu những nguồn nguyên liệu quý giá, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ cùng những vùng đất mênh mông ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ.
- Nguyên nhân nào dẩn đến các cuộc phát kiến địa lí ?
(1) Tàu Ca-ra-ven : loại tàu có bánh lái, 3 cánh buồm và nhiểu bẻ chèo. Các nhà thám hiểm đã dùng tàu này đê’ vượt đại dương, đến các châu lục.
Sự hình thành chủ nghĩa tư ban ở châu flu
Sau các cuộc phát kiến địa lí, các quý tộc và thương nhân châu Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên của các nước thuộc địa mang về châu Âu. Nhờ thế những người này đã giàu lên nhanh chóng.
Họ còn tổ chức bắt hàng triệu người da đen ở châu Phi đem đi bán cho các chủ đồn điền, hầm mỏ ở châu Âu, châu Mĩlàm nhân công, ơ trong nước, quý tộc phong kiên và tư sản dùng bạo lực đê cướp đoạt ruộng đất, đuối nông nô ra khỏi lãnh địa. Hàng vạn nông nô không có ruộng cày câỳ, trở thành những người đi lang thang, cuối cùng buộc phải vào làm thuê trong các xí nghiệp của tư sản. Thế là các nhà tư sản đã có được nguồn vốn ban đầu và một đội ngũ đông đảo những người làm thuê.
ĐẠI TÁY í
DƯƠNG
U-xbon.
CHÂU Á
CHÂU ÂU
BÁC Mĩ
/pTHÁI
BÌNH
DƯƠNG
Phi - lip - pin
THÁI
BÌNH
CHÂU PHI
DƯƠNG
NAM Mĩ
ẤN Độ DƯƠNG
gien-lan_^'
CHÂU \ OẠI DUƠNG
Hình 5 - Những cuộc phát kiến địa lí
Nhờ CÓ tiền Vốn và công nhân làm thuê, các nhà tư sản ra sức mở rộng kinh doanh, lập các xưởng sản xuất với quy mô lớn, các công ti thương mại và những đồn điền rộng lớn. Các chủ xưởng, chủ đồn điền và những thương nhân giàu có dần dần trở th.rnh giai cấp tư sản. Họ dùng đủ mọi cách đê bóc lột đến kiệt quệ sức lao động của những người làm thuê. Đông đảo những người làm thuê trở thành giai cấp vô sản. Quan hệ sản xuất tư b in chủ nghĩa đã được hình thành.
Quý tộc và tư sản châu Âu đã làm cách nào đê có được tiên vô'n và đội ngủ công nhân làm thuê ?
Giai cấp tư sản và vô sản đã được hình thành từ những tầng lớp nào trong xã hội phong kiến châu Âu ?
CÂU HỎI
Các cuộc phát kiến địa lí đã tác động như thế nào đến xã hội châu Âu ?
Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành như thế nào ?