SGK Lịch Sử 7 - Bài 9 - Nước Đại cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê

  • Bài 9 - Nước Đại cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê trang 1
  • Bài 9 - Nước Đại cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê trang 2
  • Bài 9 - Nước Đại cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê trang 3
  • Bài 9 - Nước Đại cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê trang 4
  • Bài 9 - Nước Đại cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê trang 5
  • Bài 9 - Nước Đại cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê trang 6
  • Bài 9 - Nước Đại cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê trang 7
Bài 9
NƯỚC ĐẠI CỒ VÍỆT THỜI ĐÍNH - TIỀN LÊ
I - TÌNH HÌNH CHÍNH TDỊ, QUÂN ỗự
Nhà Đinh xôụ dựng dốt nước
Năm 968, công cuộc thống nhất đất nước đã hoàn thành, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại cồ Việt (nước Việt lớn), đóng đô tại Hoa Lư.
Hoa Lư là một vùng đất hẹp, xung quanh có nhiều đồi núi. Nhà Đinh cho xây tường thành nối các núi đá vôi thành hai khu vực : thành Nội và thành Ngoại. Trong thành có cung điện của nhà vua và nhiều nhà ở của quan lại, bính sĩ, có chùa Nhất Trụ, chùa Báo Thiên. Bên ngoài là nơi nhân dân sinh sông.
Mùa xuân năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình, sai sứ sang giao hảo với nhà Tông.
- Việc nhà Đinh đật tên nước và không dùng niên hiệu của hoàng đê' Trung Quốc nói lên điều gì?
Hình 18 - Đền thờ vua Đinh (Ninh Bình)
Đinh Bộ Lĩnh phong vương cho các con, cứ các tướng lĩnh thân cận như Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp, Lê Hoàn... nắm giữ các chức vụ chủ chốt. Ông cho xây dựng cung điện, đúc tiền để tiêu dùng trong nước ; đối với những kẻ phạm tội, thì dùng những hình phạt khắc nghiệt như ném vào vạc dầu sôi, hay vứt vào chuồng hổ...
Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa như thê'nào ?
TỔ chức chính quụồn thời Tiền Lê
Cuối năm 979, nội bộ triều Đinh xảy ra một số biến cố. Đinh Tiên Hoàng và con trai là Đinh Liễn bị ám hại. Vua mới còn nhỏ, Lê Hoàn được củ’ làm phụ chính. Một số tướng dấy binh chông lại, đã bị Lê Hoàn đánh bại. Nhân cơ hội đó, nhà Tống (ở Trung Quôc) lăm le xâm phạm bờ cõi Đại cồ Việt. Trước tình thế hiểm nghèo, các tướng lĩnh và quân đội đồng lòng suy tôn Lê Hoàn lên làm vua để chỉ huy kháng chiến.
Vì sao các tướng lĩnh lại suy tôn Lê Hoàn lên ngôi vua ?
Lê Hoàn người Ái Châu (Thanh Hoá)( Có sách ghi quê ỏ' Ninh Bình hoặc Hà Nam.
(1) Tiền Lê : để phân biệt với thời Hậu Lê từ năm 1428, sau khi Lê Lợi đánh thắng quân Minh (Trũng Quốc), lập nên nhà Lê.
\ sinh năm 941 trong một gia đình nghèo. Bô'mẹ mất sớm, tuổi thơ của ông đầy gian nan, cực nhọc ; rồi được một viên quan họ Lê nhận làm con nuôi. Lớn lên, Lê Hoàn phò tá Nam Việt vương Đinh Liên, giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp "Loạn 12 sứ quân".
Ông là người có tài, có chí lớn, mưu lược, khoẻ mạnh, nên được triều Đính phong làm Thập đạo tướng quân, Điện tiền chỉ huy sứ. Khi Đinh Tiên Hoàng qua đời, triều đình củ ông làm phụ chính, giúp vua trông coi việc nước (vì Đinh Toàn lên ngôi còn nhỏ tuổi). Trước nguy cơ xâm lược của quân Tông, Thái hậu họ Dương thấy Lê Hoàn được lòng người quy phục, quan lại đồng tình, bèn lấy áo long bào khoác lên người Lê Hoàn và suy tôn ông làm vua.
Lê Hoàn (Lê Đại Hành) đổi niên hiệu là Thiên Phúc, lập nên nhà Lê. sử cũ gọi là Tiền Le' \
Triều đình trung ương do vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành về quân sự và dân sự. Giúp Lê Hoàn bàn việc nước có thái sư (quan đầu triều) và đại sư (nhà sư có danh tiếng). Dưới vua là các chức quan văn, quan võ ; các con vua được phong vương và trấn giữ các vùng hiểm yếu.
về đơn vị hành chính, cả nước được chia làm 10 lộ. Dưới lộ có phủ và châu. Hầu hết quan lại đều là võ tướng. Các quan lại địa phương chưa được sắp xếp đầy đủ. Nhà Lê chú ý xây dựng một đội quân mạnh để bảo vệ chính quyền trung ương. Quân đội gồm 10 đạo và hai bộ phận : câm quân (quân của triều đình) bảo vệ vua và kinh thành ; quân địa phương đóng tại các lộ, luân phiên nhau vừa luyện tập vừa làm ruộng.
- Em hãy vẽ sơ đô' tố chức bộ máy triều đình trung ương thời Tiền Lê.
Cuộc kháng chiến chống Tông của Lê Hoàn
Đầu năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo hai đường thuỷ, bộ tiến đánh nước ta : quân bộ theo đường Lạng Sơn, còn quân thuỷ theo đường sông Bạch Đằng.
Lê Hoàn trực tiêp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến. Ông cho quân dóng cọc ở sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền địch. Nhiều trận chiến đâ'u ác liệt dã diễn ra trên sông Bạch Đằng, cuối cùng thuỷ quân địch bị đánh lui.
Trên bộ, quân ta cũng chặn đánh quân Tông quyết liệt ; hơn nữa, chúng không thể kết hợp được với quân thuỷ nên bị tổn thát nặng, buộc phải rút quân về nước. Thừa thắng, quân ta truy kích tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Quân Tống đại bại, tướng Hầu Nhân Bảo bị giết chết và nhiều tướng khác bị bắt sông.
Hình 19- Toàn cảnh cô' đô Hoa Lư (Ninh Bình)
Cuộc kháng chiến chông Tống thắng lợi. Đây là cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của chính quyền độc lập còn non trẻ. Thắng lợi này không những biểu thị ý chí quyết tâm chông ngoại xâm của quân dân ta, mà còn chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của Đại cồ Việt.
Chiến tranh chấm dứt, Lê Hoàn vẫn sai sứ sang Trung Quốc trao trả một số tù binh và đặt lại quan hệ bình thường.
- Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống.
CÂU HỎI
Nhà Đinh đã làm những gì để xây dựng đất nước ?
Hãy mô tả bộ máy chính quyển trung ương và địa phương thời Tiến Lê.
Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống dọ Lê Hoàn chỉ huy.
n - ôự PHÁT TOIỂN kinh tế và văn hoá
ì. Bước đầu xâụ dựng nền kỉnh tê' tự chủ
Thời Đinh - Tiền Lê, ruộng đất trong nước nói chung thuộc sở hữu của làng xã. Nhân dân trong làng, theo tập tục, chia ruộng đều cho nhau để cày cấy và nộp thuế, đi lính và làm lao dịch cho nhà vua.
Hằng năm vào mùa xuân, vua Lê thường về địa phương tổ chức lễ cày tịch dỉền^ và tự mình cày mâ'y đường để khuyến khích nhân dân sản xuất. Việc khai khẩn đất hoang được mở rộng. Nhà Lê cũng chú ý đào vét kênh ngòi ở nhiều nơi, vừa thuận lợi cho việc đi lại, vừa tiện tưới tiêu cho đồng ruộng. Do đó, nông nghiệp ngày càng ổn định và bước đầu phát triển. Mùa lúa các năm 987, 989 đều tốt. Nghề trồng dâu, nuôi tằm cũng được khuyến khích..
- Em hãy điểm qua tình hình nông nghiệp nưởc ta thời Đỉnh - Tiền Lê.
Thế kỉ X, nước Đại cồ Việt đã xây dựng một số xưởng thủ công nhà nước, chuyên chế tạo các sản phẩm phục vụ nhu cầu của vua quan. Trong những xưởng đúc tiền, rèn vũ khí, may mũ áo và trong việc xây dựng cung điện, nhà cửa, chùa chiền... đã tập trung được nhiều thợ khéo trong nước.
Kinh đô Hoa Lư rất tráng lệ, theo sử cũ ghi :
Dựng điện Bách Bảo thiên tuế ở núi Đại Vân, cột dát vàng, bạc làm nơi coi chầu ; phía đông là điện Phong Lưu, phía tây là điện Tử Hoa, bên tả là điện Bồng Lai, bên hữu là điện Cực Lạc. Ngoài ra, còn có lầu Đại Vân, điện Trường Xuân, điện Long Lộc lợp bằng ngói bạc. Gần động Thiên Tôn có đài Kính Thiên làm nơi tê'cáo trời đất. Xung quanh kinh thành có tường thành hoặc xây bằng gạch, hoặc đắp bằng đất đá. Trong thành, còn có một sô'ngôi chùa như chùa Nhất Trụ, các kho vũ khí hoặc kho đồ dùng hằng ngày, kho thóc thuếv.v...
Trong nhân dân, các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển như nghề dệt lụa, kéo tơ, làm giấy, làm đồ gốm...
(1) Tịch điền : ruộng của nhà nưóc - nơi làm nghi lễ vào đầu năm đê’ khuyến khích sản xuâ't nông nghiệp.
Hình 20 - Đền thờ vua Lê (Nứih Bình)
Thời Đinh - Tiền Lê đều cho đúc tiền đồng để lưu thông trong nước. Thuyền buôn nước ngoài đã đến Đại cồ Việt buôn bán. Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành ở các địa phương.
Quan hệ bang giao Việt - Tống được thiết lập. Nhân dân miền biên giới hai nước tiếp tục qua lại trao đổi hàng hoá với nhau.
- Hãy trình bày tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Đinh - Tiên Lê.
Đời sông xõ hội và vân hoa
Trong xã hội, vua và các quan văn, võ (cùng một số nhà sư) tạo thành bộ máy thống trị. Những người bị trị gồm nông dân, thợ thủ công, người làm nghề buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ. Đa số nông dân là những người dân tự do, cày ruộng công làng xã, có quyền lợi gắn bó với làng, với nước. Nô tì, số’ lượng không nhiều, là tầng lớp dưới cùng của xã hội. Cuộc sống của nhân dân còn đơn giản, bình dị.
Giáo dục chưa phát triển. Nho học đã xâm nhập vào nước ta, nhưng chưa tạo được ảnh hưởng đáng kể. Đã có một số’ nhà sư mở các lớp học ở trong chùa.
Đạo Phật được truyền bá rộng rãi. Các nhà sư thường là người có học, giỏi chữ Hán, được nhà nước và nhân dân quý trọng. Những đại sư như Ngô Chân Lưu, Đỗ Thuận, Vạn Hạnh được trọng dụng như những cố vấn cung đình, những nhà ngoại giao đắc lực của nhà vua, nhất là trong các dịp đón tiếp các sứ thần nhà Tông.
- Tại sao ở thời Đinh - Tiền Lê, các nhà sư lại được trọng dụng ?
Chùa chiền được xây dựng ở nhiều nơi. Tại kinh đô Hoa Lư có các chùa Bà Ngô, chùa Tháp, chùa Nhất Trụ...
Nhiều loại hình văn hoá dân gian đã tồn tại trong thời Đinh - Tiền Lê như ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đánh đu, đâu võ, đánh vật...
CÂU HỎI
Nguyên nhân nào làm cho nến kinh tế thời Đinh - Tiền Lê có bước phát triển ?
Đời sống xã hội và văn hoá nước Đại Cồ Việt có gì thay đổi ?