SGK Lịch Sử 7 - BẢNG TRA CỨU THUẬT NGỮ

  • BẢNG TRA CỨU THUẬT NGỮ trang 1
  • BẢNG TRA CỨU THUẬT NGỮ trang 2
  • BẢNG TRA CỨU THUẬT NGỮ trang 3
  • BẢNG TRA CỨU THUẬT NGỮ trang 4
BẢNG TRA CỨU THUẬT NGỮ
B
Bách tác (Cục) : sản xuất mọi thứ sản phẩm cần thiết, là cơ quan quản lí các xưởng thủ công nhà nước (Cục Bách tác).
c
cử nhân (hương cống) : học vị của người đỗ trong kì thi Hương thời phong kiến, trên bậc tú tài.
Chợ' phiên : chợ họp theo định kì vào một số ngày nào đó trong tháng (âm lịch), gọi là phiên.
D
Dân binh : lực lượng vũ trang không chính quy thời xưa ở địa phương, không thoát li sản xuất, do một cá nhân hay một số người tập hợp lại. Lực lượng này tham gia những cuộc khởi nghĩa ở địa phương hoặc các cuộc chiên tranh chống xâm lược.
Đ
Đai Cổ Việt: tên nước ta thời Đinh - Tiền Lê và đầu thời Lý.
Địa <hủ : người chiếm hữu nhiều ruộng đất, không trực tiếp cày cấy, cho người khác (không có hay thiếu ruộng đất) cày thuê và bóc lột tô người thuê ruộng.
Đinh : người đàn ông từ 18 tuổi trở lên, theo luật pháp phong kiến, phải nộp thuế và làm các nghĩa vụ khác.
Điển trang : ruộng đất tư của quý tộc, vương hầu thời Trần do khai hoang mà có.
Đồn điên :
Đất hoang được khai khẩn thời phong kiến, do nhà nước tổ chức khai hoang và trực tiếp quản lí ruộng đất khai hoang. Người đi khai hoang thường là quân lính, tù binh hay dân nghèo.
Khu vực đất đai rộng lớn bị bọn địa chủ hay tư bản chiếm, kinh doanh sản xuất dựa trên sự bóc lột triệt đê’ sức lao động của người làm thuê.
Đồn điển sử : chức quan phụ trách công việc khai hoang thời phong kiến.
G
Giáo hội: hệ thông tổ chức riêng của các tăng lữ và tín đồ đạo Thiên Chúa, đứng đầu là Giáo hoàng ở Rô-ma.
Giáo lí: hệ thông lí luận, học thuyết, các quan niệm, quy định... của một tôn giáo.
H
Hà đê sứ : chức quan của nhà nước phong kiến thời Trần phụ trách công việc đê điều (đắp đê, bảo vệ, tu bổ đê...).
Hạn điên (chính sách) : hạn chế sô' ruộng đất theo quy định của nhà nước phong kiến. Chính sách hạn điền của Hồ Quý Ly quy định : trừ Đại vương và Trưởng công chúa thì không bị hạn chế sô' ruộng đâ't tô'i đa, sô' còn lại không được quá 10 mẫu.
Hào kiệt : người có tài cao, chí lớn, hơn hắn người thường, có tiếng tăm và uy tín trong nhân dân.
Hào trưởng : người có quyền lực lớn nhất, đứng đầu một địa phương thời phong kiến.
Hậu kì trung đại: giai đoạn cuối, sau trung kì của xã hội phong kiến châu Âu, kéo dài từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XVI.
Hịch: bài văn kêu gọi mọi người đứng lên làm việc nghĩa cao cả, to lớn (Hịch tướng sĩcửa Trần Quốc Tuân).
Hoàng đế : vua một nước lớn mạnh được nước khác thần phục.
K
Khuyến nông sứ : chức quan của nhà nước phụ trách công việc khuyến khích phát triển nghề nông.
L
Lãnh chúa : chúa phong kiến ở châu Âu, chiếm cứ một vùng nào đó và biến thành lãnh địa riêng của mình. Lãnh chúa có toàn quyền trong lãnh địa như một ông "vua con".
M
Mường : - Đơn vị hành chính cấp cơ sở của người Lào.
Đơn vị hành chính ở một sô' vùng dân tộc thiểu sô' miền Bắc Việt Nam, tương đương với làng, xã hay huyện (xưa là phạm vi cai quản của một chúa đâ't).
N
Nghĩa sĩ:
Người có nghĩa khí, dám hi sinh vì việc lớn.
Người chiến sĩ tham gia khởi nghĩa.
Ngụ binh ư nông (chính sách) : cho binh lính luân phiên nhau về làm ruộng ở làng xã lúc thời bình. Lúc có chiến tranh, sẽ huy động tất cả đi chiến đâ'u.
Nho sĩ : người học Nho giáo trong nhà trường thuộc tầng lớp trí thức trong xã hội phong kiến.
Nô lệ : tầng lớp bị trị dưới chê' độ chiếm hữu nô lệ, gồm những người bị tước mất hết tư liệu sản xuất và mọi quyền tự do, bị lao động cưỡng bức, bị chủ đem trao tặng, mua bán...
Nô tì : người đầy tó’ phục dịch trong nhà hay trong điền trang thái ấp, bị bóc lột nặng nề trong các gia đình CỊuý tộc, quan lại thời phong kiến, ơ Việt Nam, chế độ nô tì phát triển vào thời Lý- Trần.
Nông dân : người lao động sản xuâ't nông nghiệp.
Nông dân tá điển : người nông dân cày thuê ruộng và phải nộp tô cho địa chủ.
Nông nô : nông dân trong lãnh địa phong kiến châu Âu, mà cuộc sống bị gắn chặt vào ruộng đất của lãnh chúa và phải nộp tô, thuê' nặng nề cho lãnh chúa. Họ có thê bị lãnh chúa đem bán, tặng hoặc chuyên nhượng cùng với ruộng đâ't mà họ canh tác.
p
Phong kiến phân quyên : chê độ phong kiến mà trong đó nhà vua chỉ có danh chứ không có thực quyền cai trị toàn quốc ; quyền lực bị phân tán cho các lãnh chúa ở các địa phương.
Phong kiến tập quyển : chê độ phong kiến trong đó tập trung mọi quyền hành vào tay nhà vua.
Phường hôi : hình thức tổ chức sản xuất của thợ thủ công trong các thành thị châu Âu thời phong kiến, bao gồm những thợ có cùng nghề nghiệp đê giữ độc quyền sản xuất, bảo vệ quyền lợi, chống lại sự áp bức của lãnh chúa. Phường hội đặt ra những quy chế riêng. Trong phường hội có thợ cả, thợ bạn, thợ học nghề ; quan hệ mang tính chất gia trưởng.
Q
Quân điển : chính sách chia câ'p ruộng đất công cho dân đinh trong làng xã theo quy định của nhà nước phong kiến.
s
Sát Thát : hai chữ Hán mà binh sĩ thời Trần thích vào cánh tay mình đê thê hiện quyết tâm giết giặc Mông Cô (Thát hay Thát Đát là phiên âm chữ Tác-ta, vốn là bộ lạc người Tuyếc ở Mông Cổ. Quân Mông cổ phần nhiều là người Tác-ta).
Sở hữu (quyển) : quyền sử dụng, bán, cho người khác một vật nào đó. Quyền sở hữu ruộng đâ't.
Suy tàn : suy yếu và tàn lụi dần, đi đến sụp đổ.
Sứ quân : tên gọi do người đời sau dùng đê chỉ các nhân vật, tướng lĩnh hay quý tộc có thếlực nôi dậy cát cứ một địa phương trong thời kì loạn lạc cuối thời Ngô ở Việt Nam (Loạn 12 sứ quân).
Sứ thần (Sứ giả) : viên quan được vua cử đi giao thiệp với nước ngoài.
Sưu dịch : nghĩa vụ lao động hằng năm buộc người dân phải đi làm không công cho chính quyền phong kiến.
T
Tá điển : người nông dân phải cày thuê (lĩnh canh) ruộng đâ't và nộp tô cho địa chủ.
Tao đàn : tên của một hội các nhà thơ gồm 28 người, do vua Lê Thánh Tông sáng lập và là chủ soái.
Tể tướng : người đứng đầu bộ máy nhà nưốc, sau vua. Thời Trần và đầu thời Lê gọi là Tướng quốc.
Thái ấp : số ruộng đất của quý tộc, vương hầu, quan lại được nhà vua cấp hắn làm bổng lộc, thuộc quyền sở hữu của người được câp thái ấp, làm của riêng.
Thái sư : viên quan đứng đầu các quan lại trong triều đình. Thái sư Trần Thủ Độ thời Trần.
Thái thượng hoàng : nhà vua sau khi đã nhường ngôi cho con, nhưng vẫn cùng vua con trông coi chính sự.
Thái tử : con vua được chọn làm người nối ngôi.
Thái uý : chức quan võ cao nhẵt thời Lý - Trần.
Thời tiến sử : thời kì lịch sử tương ứng với thời kì của xã hội nguyên thuỷ, khi chưa có chữ viết và nhà nước.
Thuế đinh : tiền thuê' mà mỗi người đàn ông (dân thường) từ 18 - 60 tuổi phải nộp hằng năm cho nhà nước thời phong kiến.
Thứ sử : chức quan của phong kiến Trung Quôc, chỉ người đứng đầu một hay một sô' quận hoặc đứng đầu bộ máy cai trị ở một nước phụ thuộc, một châu (Thứ sử Giao châu). Thời Ngô Quyền, cũng dùng để chỉ người đứng đầu một châu (châu Ái).
Tô hiện vật: sản vật mà người nông dân tá điền phải nộp cho địa chủ sau khi thu hoạch mùa màng.
Tô lao dịch : lao động cưỡng bức không công của người nông dân tá điền cho địa chủ sau khi thu hoạch mùa màng.
Tri phủ, Tri huyện : viên quan đứng đầu một phủ, một huyện.
Tù trường : người đứng đầu một bộ lạc.
Tứ thư, Ngũ kinh : những bộ sách được quy định là sách cô't yếu của Nho giáo. Tứ thư gồm 4 cuô'n : Đại học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử và Ngũ kinh gồm 5 cuô'n : Kỉnh Thi, Kỉnh Thư, Kỉnh Dịch, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu.
Tước công, tước hẩu : tước vị nhà vua phong cho quý tộc phong kiến (có 5 bậc : Công, Hầu, Bá, Tử, Nam) được tặng cho những người có công to (ở Đại Việt, người được phong kèm theo tước và tên : Hoài văn hầu Trần Quốc Toản).
V
Vương triều : triều vua X
Xã : đơn vị hành chính cấp cơ sở (ở nông thôn, vùng đồng bằng, trung du).
Xử trảm : xử tội tử hình bằng cách chém đầu (cũng có khi chém ngang lưng) theo luật hình thời phong kiến.