SGK Lịch Sử 7 - Bài 23 - Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI - XVIII

  • Bài 23 - Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI - XVIII trang 1
  • Bài 23 - Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI - XVIII trang 2
  • Bài 23 - Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI - XVIII trang 3
  • Bài 23 - Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI - XVIII trang 4
  • Bài 23 - Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI - XVIII trang 5
  • Bài 23 - Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI - XVIII trang 6
  • Bài 23 - Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI - XVIII trang 7
  • Bài 23 - Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI - XVIII trang 8
Bài 23
KINH TẾ, VĂN HOÁ THẾ KỈ XVI - XVIII
I - KINH TẾ
Nông nghiệp
Ở Đàng Ngoài, khi chưa diễn ra chiến tranh Nam - Bắc Triều, thời Mạc Đăng Doanh được mùa, nhà nhà no đủ. Tiếp sau đó, những cuộc xung đột kéo dài giữa các tập đoàn phong kiến làm cho sản xuất nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến thuỷ lợi và tô chức khai hoang.
Ruộng đất công trong làng xã bị cường hào đem cầm bán. Trong xã thôh, bọn sâu mọt bán ngôi thứ, thác cớ chi tiêu việc kiện, đem cầm đợ ruộng công ; chi tiêu ba bốn phần thì vào túi riêng sáu bẩy phần.
Ruộng đất bổ hoang. Mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập. Nghiêm trọng nhất là vùng Sơn Nam (Hà Đông, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hưng Yên...) và vùng Thanh - Nghệ. Nông dân phải bỏ làng phiêu bạt đi nơi khác.
Cường hào đem cẩm bán ruộng công đã ẩnh hưởng đến sẩn xuất nông nghiệp và đời sông nông dân như thế nào ?
ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận - Quảng đê củng cố cơ sở cát cứ. Chính quyền tô’ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp.
Riêng ở Thuận Hoá năm 1711, chúa Nguyễn chiêu tập dân lưu vong, tha tô thuê' bính dịch 3 năm, khuyến khích họ trở về quê quán làm ăn. Tính đến năm 1776, số dân đinh tăng lên 126 857 suất, số ruộng đất tăng lên 265 507 mẫu.
Năm 1698, Nguyễn Hữu cảnh vào kinh lí phía nam, đặt phủ Gia Định. Tiếp đó, vùng đất Mĩ Tho, Hà Tiên cũng được sáp nhập vào phủ này. Đến giữa thế kỉ XVIII, vùng đồng bằng sông cửu Long có thêm nhiều thôn xã mới.
Phủ Gia Định gồm hai dinh : dinh Trân Biên (Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước) và dinh Phiên Trân (Thành phô' Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh).
Phủ Gia Định gồm có mấy dinh, thuộc những tỉnh nào hiện nay ?
Em hãy xác định trên bản đổ Việt Nam ngày nay vị trí các địa danh nói ữên.
Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển rõ rệt, nhất là vùng đồng bằng sông cửu Long. Năng suất lúa rất cao.
Sự phát triển nông nghiệp ở Đàng Trong dẫn đến sự hình thành một tầng lớp địa chủ lớn, chiếm đoạt nhiều ruộng đất. Nhưng đến đầu thế kỉ XVIII, tình trạng nông dân bần cùng do mất ruộng đất chưa nghiêm trọng như ở Đàng Ngoài.
Ở Đàng Trong, chúa Nguyễn đã làm gì đê phát triển nông nghiệp ?
Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán
Ở thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công (dệt vải lụa, gốm, rèn sắt, đúc đồng, dệt chiếu, làm giấy, khắc bản in...). Nhiều làng thủ công nổi tiếng như gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), làng dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An), Hiền Lương, Phú Bài (Thừa Thiên Huê") ; các làng làm đường nứa ở Quảng Nam...
Gô’m Bát Tràng rất được ưa chuộng, nên có câu :
"ước gì anh lấy được nàng,
Để anh mua gạch Bất Tràng về xây."
Nhiều lái buôn phương Tây khen đường của nước ta "tốt nhất trong khu vực", "là mặt hàng bán rất chạy, đường rất trắng và mịn hạt, đường phèn thì tinh khiết, trong suốt".
- Em hãy kể tên những làng thủ công cô tiêng ở nước ta thời xưa và hiện nay mà em biết.
Nghề thủ cồng phát triển thì việc buôn bán cũng được mở rộng. Các huyện vùng đồng bằng và ven biển đều có chợ và phố xá. Thời kì này cũng xuât hiện thêm một số đô thị. Ngoài Thăng Long (Kẻ Chợ) với 36 phố phường, ở Đàng Ngoài có Phố Hiến (Hưng Yên). Bấy giờ có câu : "Thứ nhất Kinh Kì, thứ nhì Phô'Hiên", ơ Đàng Trong có Thanh Hà (Thừa Thiên Huê), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố’ Hồ Chí Minh).
Hình 51 - Bình gốm Bát Tràng (sản xuất năm 1627)
- Quê em có những chợ, phố nào ?
Một số người phương Tây đến nước ta bâ'y giờ mô tả : "Các phố Kẻ Chợ (Thăng Long) đều rộng, đẹp ; nhiều phô' lát gạch. Phố xá buôn bán nhộn nhịp, nhát là vào ngày mồng một và ngày rằm âm lịch. Mỗi phô'bán một thứ hànghoá", "nhờ con sông Cái (sông Hồng) chảy qua ven kinh thành, thuyền chỏ hàng hoá qua lại rất đông".
Hội An là thành phô' cảng lớn nhất ở Đàng Trong. Các hàng hoá từ Quảng Nam, Bình Khang, Diên Khánh... đều theo đường thuỷ, đường bộ tập trung về Hội An.
Trong thế kỉ XVII, nhiều thương nhân châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đông Nam Á) và châu Âu (Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp) đến Phô' Hiến, Hội An buôn bán tấp nập. Họ mở cửa hàng bán len dạ, đồ pha lê... và mua tơ tằm, đường, trầm hương, ngà voi...
Chúa Trịnh, chúa Nguyễn cho họ vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Nhưng về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương. Do vậy, ở nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.
Hỉnh 52 - Một cảnh của Thăng Long thế kỉ XVII (tranh vẽ ở thế kỉ XVII)
- Tại sao Hội An trở thành thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong ?
CÂU HỎI
Tình hình kinh tế Đàng Ngoài ở thế kỉ XVII - XVIII phát triển như thế nào ?
Vì sao đến nửa đầu thế kỉ XVIII, kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong còn có điểu kiện phát triển ?
Tại sao trong thế kỉ XVII, ở nước ta xuất hiện một số thành thị ?
n - VĂN HOÁ
Tôn giáo
Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo
Ở các thế kỉ XVI - XVII, Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại. Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế ở thế kỉ XV, nay lại được phục hồi. Trong nông thôn, nhân dân ta vẫn giữ nếp sông văn hoá truyền thống.
Hình 53 - Biểu diễn võ nghệ (tranh vẽ ở thế kì XVII)
Lảng xã thờ Thành hoàng, gia đình thờ tổ tiên. Hằng năm, làng mỏ hội tại đình, có nơi tại chùa. Dân lằng tổ chức biêu diễn chèo, tuồng, múa Tối nước hoặc nhiều trò chơi (đánh vật, đua thuyền, đâ'u cờ, thôi cơm thi, đánh đu, leo dây, đi cà kheo...).
Hình thức sinh hoạt văn hoá qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết trong thôn xóm và bồi đắp tinh thần yêu quê hương, đất nước :
"Nhiễu điều ph ủ lây giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng".
- Câu ca dao trên nói lên điểu gì ?
Em hãy kể thêm vài câu ca dao có nội dung tương tự.
Thiên Chúa giáo
Đạo Thiên Chúa phát triển ở châu Ầu từ thời cổ - trung đại, trung tâm là Giáo hội La Mã (Rô-ma, I-ta-li-a). Từ năm 1533, các giáo sĩ (người Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn phương Tây đến nước ta truyền bá đạo này. Sang thế kỉ XVII - XVIII, cùng với việc chạy đua tìm nguồn lợi và tài nguyên của thương gia châu Âu, hoạt động của các giáo sĩ truyền đạo Thiên Chúa ngày càng tăng.
Đạo Thiên Chúa không phù hợp với cách cai trị dân của chúa Trịnh, chúa Nguyễn. Do vậy, các chúa đã nhiều lần ngăn cấm, nhưng cấc giáo sĩ vẫn tiếp tạc tìm cách đê truyền đạo.
?
ơ thê'kỉ XVI - XVII, nước ta có những tôn giảo nào ?
Sự ro đờí chữ Quốc ngữ
Cho đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã phong phú và trong sáng. Một số giáo sĩ phương Tây học tiếng Việt đê truyền đạo Thiên Chúa. Họ dùng chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt.
Dùng chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt là công trình của nhiều giáo sĩ phương Tâyhợp tác với người Việt Nam, trải qua một quá trình lâu dài. Giáo sĩ A-lêc-xăng đơ Rot (Alexandre de Rhodes) là người có đóng góp quan trọng trong việc này. Năm 1651, ông cho xuất bản quyển Từ điển Việt- Bồ - La-tinh.
Chữ Quốc ngữ đã ra đời như vậy. Một thời gian dài, chữ Quốc ngữ chỉ lưu hành trong giới truyền đạo. Đây là thứ chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến.
-Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào ?
Vì sao chữ cái La-tinh ghi âm tiêng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay ?
Vân học vò nghệ thuật dân gion
Trong các thế kỉ XVI - XVII, tuy văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế, nhưng văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước. Thơ Nôm, truyện Nôm xuât hiện ngày càng nhiều. Có truyện Nôm dài hơn 8000 câu như bộ diễn ca lịch sử Thiên Nam ngữ lục.
Nội dung các truyện Nôm thường viết về hạnh phúc con người, tô' cáo những bâ't công xã hội và bộ máy quan lại thối nát. Những nhà thơ nổi tiếng đương thời như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ... đều có tác phẩm bằng chữ Nôm.
Thơ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều đã có ý nghĩa như thế nào đối với tiếng nói và văn hoá dân tộc ?
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 -1585) quê ở huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng), đỗ Trạng nguyên, làm quan triều Mạc rồi từ quan về dạy học, người đưohg thời quen gọi là Trạng Trình. Ông có tấm lòng cao thượng, muôh "lo trước những việc lo của thiên hạ".
Em biết thêm gì về Nguyễn Bĩnh Khiêm ?
Đào Duy Từ (1572 -1634) vừa là một nhà thơ lớn, nhà văn hoá, vừa là nhà quân sự có tài. Ông sinh tại làng Hoa Trai (Tĩnh Gia - Thanh Hoá), có tài, nhưng không được chúa Trịnh cho đi thi. Vào Đàng Trong, Đào Duy Từ được chúa Nguyễn phong tước hầu và trọng dụng trong việc xây dựng hệ thôhg Luỹ Thầy. Ông còn viết một sô' tác phẩm, có công phát triêh nghề hát bội ở Đàng Trong và là người khởi thảo tuồng Sơn Hậu.
Sang nửa đầu thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển phong phú.
Bên cạnh những truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhị Độ Mai, Thạch Sanh... còn có truyện Trạng Quỳnh,
Trạng Lợn ..., truyện tiếu lâm. Thể thơ lục bát và song thất lục bát được sử dụng rộng rãi.
Điểm nổi bật ở các thế kỉ này là
sự phục hồi và phát triển của nghệ
thuật dân gian. Nhiều khách nước
ngoài đến nước ta thế kỉ XVII còn
được xem biểu diễn múa trên dây,
múa đèn và các trò ảo thuật. Điêu
khắc gỗ trong các đình, chùa diễn tả
cảnh sinh hoạt thường ngày ở nông
thôn (chèo thuyền, đấu vật, chọi gà,
đi cày, tắm ao, đánh cờ...), nét chạm
trổ đơn giản mà dứt khoát.	Hỉnh 54 -	Phậ* Bà Quan Âm
nghìn măt nghìn tay
Nổi tiêhg nhất là tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mất nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh). Trên bức tượng, các cánh tay to xoè ra uyên chuyên như động tác múa. Những bàn tay nhỏ sắp xếp như ánh hào quang toả ra xung quanh. Bức tượng có vẻ đẹp tự nhiên, mềm mại.
Hãy kế tên một sô' công trình nghệ thuật dân gian mà em biết.
Nghệ thuật sân khâu cũng đa dạng và phong phú. Khắp nông thôn, đâu đâu cũng có gánh hát. Nội dung các vở chèo, tuồng, hát ả đào... thường phản ánh đời sốhg lao động cần cù, vất vả nhưng lạc quan của nhân dân, lên án kẻ gian nịnh và ca ngợi tình thương yêu con người.
Khách nước ngoài đã ghi lại bằng những kí hoạ cảnh biểu diễn múa trên dây, đánh đu, luyện võ... ở nước ta thời bây giờ.
CÂU HỎI
Em hãy lập bảng tóm tắt về tình hình kinh tế, văn hoá nước ta ở các thế kỉ XVII - XVIII. Có những điểm gì mới ?
Hãy trình bày sự phát triển phong phú và đa dạng của những loại hình nghệ thuật dân gian ở nước ta vào các thế kỉ XVII - XVIII.
Vì sao nghệ thuật dân gian thời kì này phát triển cao ?