SGK Lịch Sử 7 - Bài 27 - Chế độ phong kiến nhà Nguyễn

  • Bài 27 - Chế độ phong kiến nhà Nguyễn trang 1
  • Bài 27 - Chế độ phong kiến nhà Nguyễn trang 2
  • Bài 27 - Chế độ phong kiến nhà Nguyễn trang 3
  • Bài 27 - Chế độ phong kiến nhà Nguyễn trang 4
  • Bài 27 - Chế độ phong kiến nhà Nguyễn trang 5
  • Bài 27 - Chế độ phong kiến nhà Nguyễn trang 6
  • Bài 27 - Chế độ phong kiến nhà Nguyễn trang 7
  • Bài 27 - Chế độ phong kiến nhà Nguyễn trang 8
  • Bài 27 - Chế độ phong kiến nhà Nguyễn trang 9
Chương VI
VỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
Bài 27
CHÊ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄN
I - TÌNH HÌNH CHÍNH TQỊ - KINH TẾ
1. Nhà Nguụễn lộp lọi chê' độ phong kiến tập quyền
Nhân nội bộ Tây Sơn suy yếu, hằng năm đến mùa gió đông - nam, Nguyễn Ánh đem thuỷ binh tiến ra lấn dần vùng đất của Tây Sơn.
Sau khi chiếm được Quy Nhơn (tháng 6 - 1801), Nguyễn Ánh đánh thẳng ra Phú Xuân. Nguyễn Quang Toản phải chạy ra Bắc Hà. Khoảng giữa năm 1802, Nguyễn Ánh huy động nhiều cánh quân thuỷ - bộ đồng thời tiến ra Bắc. Quân của Nguyễn Ánh lần lượt đánh chiếm vùng đất từ Quảng Trị đến Nam Định rồi tiến thẳng về Thăng Long. Nguyễn Quang Toản vượt sông Nhị chạy lên mạn Bắc Giang thì bị bắt, chấm dứt triều Tây Sơn.
Năm 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn ; năm 1806, lên ngôi Hoàng đếd). Nhà nước quân chủ tập quyền được củng cố. Vua Nguyễn trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.
Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (còn gọi là luật Gia Long - niên hiệu của Nguyễn Ánh).
Các năm 1831 -1832, nhà Nguyễn chia nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh vừa và nhỏ là chức tuần phủ.
(1) Năm 1804, vua nhà Thanh sai sứ sang phong cho Gia Long, nil ưng đến năm 1806, ông mới làm lễ xưng đế hiệu (Hoàng đê).
LẠNG SƠN\.
,7^' NGU^ỈLqịjảng ỹêÍ
SƠN TÂY BÁƠNÌNH
' HÀI DƯƠNG HƯNG YÊN
\rv NAM ĐỊNH ;	NINH BÌNH
THANHÌyừ
HOÁ
.NGHỆ AN
HÀ TĨNH
QUẢNG TRỊ
PHỦ THƯA THIỀN
\ QUẢNG NAM
KHÁNH HOÀ
BlNH THUẬN
. BIENt •	< Y \\s.p?'
' PHIÊN AN G ĐINH TƯƠNG VlNHtQNG/
CHÚ GIÁI
HÀ TIÊN: Tẻncácđơnvị
hành chính	-—	
	Biên giới quốc gia ngày nay
Hình 61 - Lược đồ các đơn vị hành chính Việt Nam thời Nguyễn (từ năm 1832)
* Phiên An : từ năm 1833 đổi thành Gìa Định.
Quân đội nhà Nguyễn gồm nhiều binh ehủng. Ó kinh đô và các trân, tỉnh, đều xây thành trì vững chắc. Một hệ thông trạm ngựa được thiết lập từ Nam Quan đến Cà Mau để kịp thời chuyển tin tức giữa triều đình với các địa phương.
Hình 62 -Quàn võ thời Nguyễn	Hình Ố3 - Lính cận vệ thời Nguyễn
- Nhà Nguyên làm gì đê lập lại chê'độ phong kiến tập quyên ?
Về quan hệ ngoại giao, các vua Nguyễn thần phục nhà Thanh. Nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước. Đổi với các nước phương Tây, nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc. Điều này càng thúc đẩy nước Pháp chuấn bị việc xâm lược nước ta.
2. Kinh tê' dưới triều Nguụễn
về nông nghiệp, sau nhiều năm chiến tranh, nông nghiệp nước ta sa sút nghiêm trọng. Các vua Nguyễn rất chú ý việc khai hoang. Các biện pháp di dân lập ấp và lập đồn điền được tiến hành ở nhiều tỉnh phía bắc và phía nam.
Năm 1828, Nguyễn Công Trứ được cử làm Doanh điền sứ. Ông chiêu mộ dân lưu vong khai phá miền ven biển, lập nên các huyện Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình). Hàng trăm đồn điền được thành lập rải rác ở các tỉnh Nam Kì.
Việc khai hoang đã tăng thêm diện tích canh tác. Nhưng ruộng đất bỏ hoang vẫn còn nhiều, vì nông dân bị địa chủ, cường hào cướp mất ruộng đất, phải lưu vong.
Công cuộc khai hoang ở thời Nguyên có tác dụng như thê'nào ?
Tại sao diện tích canh tác được tăng thêm mà vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong ?
Nhà Nguyễn đặt lại chế độ quân điền. Nông dân bị trói buộc vào ruộng đất để nộp tô thuế và đi phu dịch cho nhà nước. Nhưng phần lớn ruộng đất đã tập trung vào tay địa chủ. Do vậy, chế độ quân điền không còn tác dụng phát triển nông nghiệp và ổn định đời sông nông dân.
ở các tỉnh phía bắc, việc sửa đắp đê không được chú trọng. Lụt lội, hạn hán xảy ra luôn. Thời Tự Đức, tài chính thiếu hụt, nạn tham nhũng phổ biến, việc sửa đắp đê càng khó khăn. Có nơi như phủ Khoái Châu (Hưng Yên), đê vỡ 18 năm liền. Dân phiêu tán khắp nơi, trong dân gian có câu : "Oai oái như phủ Khoái xin cơm", cả một vùng đồng bằng phì nhiêu biến thành bãi sậy.
Tại sao việc sủa đắp đê ở thời Nguyễn gặp khó khần ?
Về công thương nghiệp, theo đà phát triển của các thế kỉ trước, công thương nghiệp có điều kiện phát triển thêm. Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu ở kinh đô Huế, Hà Nội, Gia Định... Thợ giỏi các địa phương được tập trung về sản xuất trong các xưởng của nhà nước.
Thợ đóng tàu nước ta có tay nghề khá cao, biết ứng dụng kĩ thuật châu Âu. Một người Mĩ đến nước ta năm 1820 nhận xét: "Người Việt Nam là những thợ đóng tàu thành thạo. Họ hoàn thành công trình với kĩ thuật hết sức chính xác".
Nhận xét trên đây của một người nước ngoài gợi cho em suy nghĩ gì vể tài năng của thợ thủ công nước ta ở đầu thê kĩ XIX ?
Ngành khai thác mỏ được mở rộng, cả nước có hàng trăm mỏ được khai thác (các mỏ vàng, bạc, đồng, kẽm, chì, diêm tiêu...). Nhưng cách khai thác còn lạc hậu. Các mỏ hoạt động thất thường và sa sút dần.
Các nghề thủ công ỏ' nông thôn và thành thị vẫn không ngừng phát triển. Nhiều làng thủ công nổi tiếng khắp nước như làng Bát Tràng, Ngũ Xã, Vạn Phúc (Hà Nội), Bảo An (Quảng Nam) v.v... Nhưng hoạt động thủ công nghiệp trong dân gian còn rất phân tán. Thợ thủ công phải nộp thuế sản phẩm nặng nề.
Sang thế kỉ XIX, đất nước đã thống nhát, việc buôn bán có nhiều thuận lợi. Ngoài các thành thị nổi tiếng trước đó như Hà Nội, Phú Xuân (Huế), Gia Định, nhiều thị tứ mới xuất hiện rải rác ở các tỉnh Nam Bộ và Trung Bộ.
Một thuyền trưởng người Pháp đến Hội An năm 1819 nhận xét : "Hội An chỉ có một đường phô'nhưng rất dài. Nhà cửa đều xây bằng gạch. Gian trước bày bán hàng hoá, gian sau là kho hàng kín đáo. Hàng hoá vận ch uyển đến Hội An rất thuận lợi nhờ có nhiều kênh đào".
Theo Trịnh Hoài Đức, "Thành phô' Mĩ Tho nhà ngói cột chạm, ghe x	í
thuyền tap nập, phồn hoa huyên náo, thực là một nơi đại dô hội", ơSa Đéc, "phố chợ thẳng bờ sông, nhà cất liền nhau kéo dài 5 dặm. Dưới sông, nhà bè đậu thẳng hàng, bán đủ các thứ tơ lụa Nam - Bắc, dầu mỡ, than củi, tre mây, mắm muối. Trên bờ sông buôn bán tâ'p nập, hànghoá choá mắt, thật là một nơi phồn hoa danh thắng vậy".
(Gia Định thành thông chí)
Hình 64 - Thương càng Hội An (tranh ve cuối thế kỉ XVIII)
Dưới triều Nguyên, thuyền buôn các nước Xiêm, Mã Lai, nhát là Trung Quốc, thường xuyên sang nước ta mua bán hàng hoá. Các vua Nguyễn cũng nhiều lần phái quan sang Trung Quốc, Xin-ga-po, Phi-líp-pin, Xiêm, Nam Dương (In-đô-nê-xi-a) bán gạo, đường, các lâm sản... và mua về len dạ, đồ sứ, vũ khí...
Tàu buôn phương Tây (Anh, Pháp, Mĩ) cũng đến buôn bán ở các hải cảng Việt Nam. Nhưng nhà Nguyễn không cho người phương Tây mở cửa hàng. Họ chỉ được ra vào một sô' cảng đã quy định.
CÂU HỎI
Công cuộc khai hoang ở thời Nguyễn có tác dụng như thế nào ?
Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp ở thời Nguyễn ?
Chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn với các nước phương Tây được thể hiện như thế nào ?
n - CÁC cuộc Nổi DẬY CỦA NHÂN DÂN
ĐỜI sống nhốn dân dưới triều Nguụễn
Các tầng lớp nhân dân sống khổ cực vì địa chủ hào lí chiếm đoạt ruộng đất, quan lại tham nhũng, tô thuế phu dịch nặng nề. Nạn dịch bệnh, nạn đói hoành hành khắp nơi.
"Quan coi dân như kẻ thù, dân sợ quan như cọp, ngày đục tháng khoét của dân cho đầy túi riêng". Năm 1828, viên quan Bắc Thành là Nguyễn Công Trứ dâng sớ tố cáo : cái hại quan lại một hai phần, cái hại hào cường đến tám chín phần. Nó làm con cái người ta thành mồ côi, vợ người ta thành goá bụa ..., cứ công nhiên không kiêng sợ gì.
- Em có nhận xét gì vê đời sông nhân dần dưới triều Nguyễn ?
Cóc cuộc nỗi dộụ
Hàng trăm cuộc nổi dậy từ Bắc chí Nam, từ miền xuôi đến miền ngược đã bùng lên suôt hơn nửa thế kỉ thôìĩg trị của nhà Nguyễn. Nổi bật hơn cả là các cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành, Nông Văn Vân, Lê Văn Khôi, Cao Bá Quát...
■' A í.
< -dsv
CAO SẰNG ,■ TUYẼN	\
QUANG	'■ -.
UỤAT'
>1 V HUNGHOẨ	LẠNGSƠN <
z	THÁINGUYÈN
:	HẢI DƯƠNG -
.. HỨNGYỂN
CHÚ GIẢI
Khởi nghĩa Phan Bá Vãnh
Khởi nghĩa Nông Văn Vân
Khởi nghĩa Cao Bá Quất
Khởi nghĩa Lê Duy Lương
Cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi
Cuộc nổi dậy của nhân dãn Đá Vách
Khởi nghía của nhân dân An Giang 	 Biên giới quốc gia ngày nay
"•i.	©NAM ĐỊNH
©NINH BÌNH /THANH HOA
NGHỆ AN
-■HÀ TĨNH .
• C'sjSk.7
QUẢNG
©BÌNH
Ì45UẢNGTRỊ
©PHÙ THỮA THIÊN
k QUẢNG NAM
J '
\ QUẢNG NGÃI
I (6)
©
,	.	BIÊNHOẢ
>(7)	■ ©GIA ĐỊNH
■ÃNGĨAh
BÌNH ĐỊNH
PHÚ YÊN
(Ể •
KHÁNH HOÀ
BlNH THUẬN
hAtièn
Đ. Phú Quốc
5 _
ĐỊNH TƯỜNG
VĨNH Long
Đ. Côn Sơn
($>(!&
Hình 65 - Lược đồ những nơi bùng nổ cuộc nổi dậy của nhân dân
chống vương triều Nguyễn nửa dầu thế kỉ XIX
Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 - 1827)
Phan Bá Vành người làng Minh Giám (Thái Bình), thuở nhỏ đi ở chăn trâu cho nhà địa chủ. Năm 1821, ông kêu gọi nông dân trong vùng nổi dậy chống địa chủ, quan lại. Hoạt động của nghĩa quân lan khắp Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên.
Phan Bá Vành lập căn cứ chính ở Trà Lũ (Nam Định), đánh nhau hàng chục trận lớn với quân triều đình, sử nhà Nguyễn ghi: "Khi lâm trận thì đàn bà con gái cũng cầm giáo mác mà đánh".
Năm 1827, nhà Nguyễn huy động hàng chục viên tướng đem hàng vạn quân bao vây, tấn công căn cứ Trà Lũ. Phan Bá Vành không chống nổi, định thoát ra biển, chang may bị bắt. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.
Khởi nghĩa Nông Vãn Vân (1833 -1835)
Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng). Không chịu nổí sự chèn ép của triều đình nhà Nguyễn, Nông Văn Vân cùng một sô" tù trưởng tập hợp dân chúng nổi dậy.
Nông Văn Vân truyền hịch tố cáo vua Nguyễn (Minh Mạng) :
"Mười lăm năm đức chính có chỉ !
Kho hình luật vẽ nên hùm có cánh Ba mươi tỉnh nhân dân đều oán Tiếng oan hào kêu dậy đất không lung !"
Cuộc khởi nghĩa lan khắp miền núi Việt Bắc và một sô' làng người Mường, người Việt ở trung du. Nhà Nguyễn đã hai lần cử những đạo quân lớn kéo lên đàn áp, nhưng không hiệu qua. Lần thứ ba (năm 1835), quân triều đình tấn công dữ dội từ nhiều phía và bao vây đốt rừng. Nông Văn Vân chết trong rừng. Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 - 1835)
Lê Văn Khôi là một thổ hào ở Cao Bằng, sau vào Nam. Tháng 6 - 1833, ông khối binh chiếm thành Phiên An (Gia Định), tự xưng là Bình Nam Đại nguyên soái, giết tên quan gian ác Bạch Xuân Nguyên. Mấy tháng sau, cả sáu tỉnh Nam Kì đều theo ông khởi nghĩa. Sau đó, viên tướng Thái Công Triều làm phản, đầu hàng triều đình. Lê Văn Khôi bị cô lập, lâm bệnh rồi qua đời (1834). Nghĩa quân đưa con trai ông mới 8 tuổi lên thay. Tháng 7 -1835, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp khóc liệt.
Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 - 1856)
Cao Bá Quát người huyện Gia Lâm (Hà Nội), là một nhà nho nghèo, một nhà thơ lỗi lạc. Căm ghét chính sách cai trị của nhà Nguyễn, ông cùng một số bè bạn tập hợp nông dân và các dân tộc miền trung du, định nổi dậy ở Hà Nội, Bắc Ninh. Nhưng kế hoạch bị lộ, nghĩa quân buộc phải khởi sự sớm hơn dự tính.
Đầu năm 1855, trong một trận chiến đấu ác liệt ỏ vùng Sơn Tây (Hà Nội), Cao Bá Quát hi sinh. Nghĩa quân vẫn tiếp tục chiến đấu, đến cuớì năm 1856, cuộc khởi nghĩa mới bị dập tắt.
Phong trào đâ'u tranh của nông dân và nhân dân các dân tộc dưới triều Nguyễn là sự kế thừa truyền thống chống áp bức, cường quyền ở các thế kỉ trước, nhát là ở thế kỉ XVIII.
- Hàng trăm cuộc noi dậy chống nhà Nguyễn nói lên thực trạng xã hội bâ'y giờ như thế nào ?
CÂU HỎI
ở nửa đầu thế kỉ XIX, nước ta có những điểu kiện gì mới để phát triển kinh tế được thuận lợi ?
Tóm tắt những nét chính các chính sách của nhà Nguyễn về chính trị, đối ngoại, kinh tế, xã hội.
Những nguyên nhân dẫn đến cuộc sống cực khổ của nhân dân ta.
Tóm tắt những nét chính về ba cuộc khởi nghĩa lớn ở nửa đầu thế kỉ XIX.