SGK Ngữ Văn 10 - Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (trích Đại Việt sử kí toàn thư)

  • Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (trích Đại Việt sử kí toàn thư) trang 1
  • Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (trích Đại Việt sử kí toàn thư) trang 2
  • Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (trích Đại Việt sử kí toàn thư) trang 3
  • Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (trích Đại Việt sử kí toàn thư) trang 4
  • Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (trích Đại Việt sử kí toàn thư) trang 5
NGÔ Sĩ LIÊN
HUNG ĐẠO ĐẠI VUONG TRẦN GUỐC TUẤN
(Trích Đại Việt sử kí toàn thừ)
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Thấy được cái hay, sức hấp dẫn của một tác phẩm lịch sử nhưng đậm chất văn học qua nghệ thuật kế chuyện và khắc hoạ chân dung nhân vật lịch sứ.
Cảm phục và tự hào về tài năng, đức độ của người anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn, đồng thời hiểu được những bài học đạo lí quý báu mà ồng để lại cho đời sau.
TIỂU DẪN
Ngô Sĩ Liên, chưa rõ năm sinh và năm mất, người làng Chúc Lí, huyện Chương Đức, nay thuộc xã Chúc Sơn, huyện Chương Mĩ, Hà Nội. ông đỗ Tiến sĩ năm 1442 dưới triều Lê Thái Tông, được cử vào Viện Hàn lâm. Đến đời Lê Thánh Tông, ông giữ chức Hữu thị lang bộ Lễ, Triều liệt đại phu kiêm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, Tu soạn Quốc sử quán, ông đã vâng lệnh Lê Thánh Tông biên soạn bộ Đại Việt sử kí toàn thư.
Đại Việt sử kí toàn thư là bộ chính sử lớn của Việt Nam thời trung đại do Ngô Sĩ Liên biên soạn, hoàn tất năm 1479, gồm 15 quyển, ghi chép lịch sử từ thòi Hồng Bàng cho đến khi Lê Thái Tổ lên ngôi (năm 1428). Theo lời tựa của chính tác giả ở đầu tập sách thì Đại Việt sử kí toàn thư được biên soạn dựa trên cơ sở sách Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu ở thời Trần và Sử kí tục biên của Phan Phu Tiên ở đầu thòi Hậu Lê. Tác phẩm thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, vừa có giá trị sử học vừa có giá trị văn học.
VĂN BẢN
Tháng 6, ngày 24, sao sa.
Hưng Đạo Đại Vưong ốm. Vua ngự tới nhà thăm, hỏi rằng :
- Nếu có điều chẳng may mà giặc phưong Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào ?
Vương trả lời:
Ngày xưa Triệu Vũ(1) dựng nước, vua Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế “thanh dã”	Triệu Vũ: Triệu Vũ Đế, tức Triệu Đà, có lúc được coi là vua nước ta từ năm 208 đếnnãm 137 tr. CN.
 	Thanh dã: làm vườn không nhà trống, khiến quân xâm lược tới không có một nguồn hậu cần tại chỗ nào.
, đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thòi. Đời Đinh, Lê dùng được ngưòi tài giỏi, đất phưong Nam mói mạnh mà phưong Bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ	Bình Lỗ: thành luỹ xưa thuộc tinh Thái Nguyên.
 mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua Lí mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lí Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh	Mai Lĩnh: đèo ở phía nam Trung Quốc.
 là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, ô Mã Nhi bốn mặt bao vây, vì vua tôi đồng tâm, anh em hoà mục, cả nước nhà góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là tròi xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản (binh) chế trường (trận) là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tuỳ thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy.
Quốc Tuấn là con An Sinh Vưong, lúc mói sinh ra, có một thầy tướng xem cho và bảo : “Người này ngày sau có thể giúp nước cứu đời”. Đến khi lớn lên, dung mạo khôi ngô, thông minh hon người, đọc rộng các sách, có tài văn võ. An Sinh Vưong trước đây vốn có hiềm khích với Chiêu Lăng	Chiêu Lăng: tức Trần Thái Tông.
 	Sở Chiêu Vưong chạy loạn ra nước ngoài, có người làm thịt dê tên là Duyệt đi theo. Sau Chiêu Vưong phục nghiệp, trở về nước, ban thưởng cho Duyệt. Duyệt từ chối và nói: “Nhà vua mất nước, tôi không được giết dê, nay vua về nước, tôi lại được làm nghề giết dê, tước lộc thế là đủ, còn thưởng gì nữa”.
, mang lòng hậm hực, tìm khắp những người tài nghệ để dạy Quốc Tuấn. Lúc sắp mất, An Sinh cầm tay Quốc Tuấn giối giăng rằng :
Con mà không vì cha lấy được thiên hạ thì cha dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được.
Quốc Tuấn ghi để điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải.
Đến khi vận nước ở trong tay, quyền quân quyền nước đều do ở mình, ông đem lời cha dặn nói với gia nô là Dã Tượng, Yết Kiêu. Hai người gia nô can ông:
Làm kế ấy tuy được phú quý một thòi mà để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay đại vương há chẳng đủ phú và quý hay sao ? Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu, chỉ xin lấy người làm thịt dê là Duyệt® làm thầy mà thôi!
Quốc Tuấn cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người.
Một hôm Quốc Tuấn vờ hỏi con ông là Hưng Vũ Vưong:
Người xưa có cả thiên hạ để truyền cho con cháu, con nghĩ thế nào ?
Hưng Vũ Vưong trả lòi:
Dầu khác họ cũng còn không nên, huống chi là cùng một họ !
Quốc Tuấn ngầm cho là phải.
Lại một hôm Quốc Tuấn đem chuyện ấy hỏi người con thứ là Hưng Nhượng Vưong Quốc Tảng. Quốc Tảng tiến lên thưa:
Tống Thái Tổ(1) vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ.
Quốc Tuấn rút gươm kể tội:
Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra.
Định giết Quốc Tảng. Hưng Vũ Vương hay tin, vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, Quốc Tuấn mới tha. Đến đây ông dặn Hưng Vũ Vương:
Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng.
Mùa thu, tháng 8, ngày 20, Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn mất ở phủ đệ Vạn Kiếp, được tặng Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương.
Thánh Tông có soạn bài văn bia ở sinh từí2) của Quốc Tuấn, ví ông với Thượng phụ® ngày xưa. Lại vì ông có công lao lớn, gia phong là Thượng quốc công, cho phép ông được quyền phong tước cho người khác, từ Minh tự trở xuống, chỉ có tước Hầu thì phong trước rồi tâu sau. Nhưng Quốc Tuấn chưa bao giờ phong tước cho một ngưòi nào. Khi giặc Hồ vào cưóp, Quốc Tuấn lệnh cho nhà giàu bỏ thóc ra cấp lương quân, mà cũng chỉ cho họ làm lang tướng giả chứ không dám cho họ tước lang tướng thực, ông kính cẩn giữ tiết làm tôi như vậy đấy.
Quốc Tuấn lại từng soạn sách để khích lệ tướng sĩ dưới quyền, dẫn chuyện Kỉ Tín chết thay để cứu thoát Hán Cao	Thái Tổ nhà Hậu Tống tên là Lưu Dụ, vốn là người làm ruộng, sau nhân dịp loạn lạc nổi lên giành được thiên hạ.
 	Sinh từ: đền thờ người còn sống, dành cho những người có công lao đức độ lớn trong việc cứu nước, giúp dân.
 	Thượng phụ: Lã Vọng tức Thái Công Vọng, họ Khưong tên Thượng, người có nhiều mưu lược giúp Chu Văn Vưong làm nên nghiệp lớn. Vũ Vưcmg lên ngôi, tôn Thái Công Vọng làm Thượng phụ.
 	Hán Cao Tổ bị Hạng Vũ bao vây, bề tôi là Kỉ Tín giả làm Hán Cao Tổ ra hàng, bị Hạng Vũ giết, Cao Tổ nhờ đó thoát nạn.
, Do Vu giơ lưng chịu giáo để cứu Sở Tử	Do Vu: bề tôi của Sở Chiêu Vưong thời Xuân Thu. Sớ Tử: Sở Chiêu Vưong, lúc lánh nạn ở trọ, bị kẻ cưóp đâm. Do Vu đã giơ lưng ra chịu đâm để cứu Sở Chiêu Vương.
. Thế là dạy đạo trung đó.
Khi sắp mất, ông dặn con rằng :
- Ta chết thì phải hoả táng, lấy vật tròn đựng xưong, bí mật chôn trong vườn An Lạc, rồi san đất và trồng cây như cũ, để người đời không biết chỗ nào, lại phải làm sao cho mau mục.
Quốc Tuấn giữ Lạng Giang, người Nguyên hai lần vào cướp, ống liên tiếp đánh bại chúng, sợ sau này có thể xảy ra tai hoạ đào mả chăng, ông lo nghĩ tói việc sau khi mất như thế đấy.
Ông lại khéo tiến cử người tài giỏi cho đất nước, như Dã Tượng, Yết Kiêu là gia thần của ông, có dự công dẹp Ô Mã Nhi, Toa Đô. Bọn Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trưong Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dữ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực vốn là môn khách của ông, đều nổi tiếng thòi đó về văn chưong và chính sự, bởi vì ông có tài mưu lược, anh hùng, lại một lòng giữ gìn trung nghĩa vậy. Xem như khi Thánh Tông vờ bảo Quốc Tuấn rằng : “Thế giặc như vậy, ta phải hàng thôi”, Quốc Tuấn trả lòi : “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng”. Vì thế, đời Trùng Hưng lập nên công nghiệp hiếm có. Tiếng vang đến giặc Bắc, chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vưong mà không dám gọi tên. Sau khi mất rồi, các châu huyện ở Lạng Giang hễ có tai nạn, dịch bệnh, nhiều người cầu đảo ông. Đến nay, mỗi khi đất nước có giặc vào cưóp, đến lễ ở đền ông, hễ tráp đựng kiếm có tiếng kêu thì thế nào cũng thắng lớn.
Quốc Tuấn từng soạn sách Binh gia diệu lí yếu lược để dạy các tì tướng [...]. Quốc Tuấn lại sưu tập binh pháp các nhà, làm thành Bát quái cửu cung đồ, đặt tên là Vạn Kiếp tông bí truyền thư.
HOÀNG VĂN LÂU dịch
(Đại Việt sử kí toàn thư, tập II, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1985) /
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
Anh (chị) rút ra được điều gì qua lời trình bày của Trần Quốc Tuấn với vua về kế sách giữ nước ?
Chi tiết Trần Quốc Tuấn đem lời cha dặn ra hỏi ý kiến hai người gia nô cùng hai người con và những phản ứng của ông khi nghe câu trả lời của họ có ý nghĩa như thế nào ?
Đoạn trích đã làm nổi bật những đặc điểm gì về nhân cách của Trần Quốc Tuấn ? Chỉ ra sự khéo léo trong nghệ thuật khắc hoạ chân dung nhân vật của tác giả. (Nhân vật được đặt trong những mối quan hệ và những tình huống như thế nào ?)
Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích ?
Chi tiết về lòng tin của dân chúng vào sự hiển linh của Hưng Đạo Vương, đặc biệt là hình ảnh “tráp đựng kiếm có tiếng kêu” có ý nghĩa gì ?
Cho thấy tín ngưỡng và những tập tục thờ cúng của nhân dân ta thời xưa.
Cho thấy lòng cảm phục và ngưỡng mộ của nhân dân đối với Hưng Đạo Vưong sâu sắc đến mức họ đã thần thánh hoá ông, cho rằng ông đã trở thành thần linh để giúp dân, giữ nước.
c. Chỉ là những truyền thuyết để làm nổi bật tấm lòng thưong dân yêu nước và khí phách anh hùng của ông - những nét đẹp đã trở thành bất tử trong lòng người.
D. Ý kiến khác.
	GHI NHỚ	
Bằng nghệ thuật kế chuyện hấp dẫn, với những chi tiết chọn lọc và xúc động, đoạn trích khắc hoạ đậm nét hình ảnh Trần Quốc Tuấn, một nhân cách vĩ đại, bất tử trong lòng dân tộc.
LUYỆN TẬP
Từ những chi tiết trong đoạn trích, anh (chị) hãy tóm tắt lại câu chuyện về Trần Quốc Tuấn (không quá 20 dòng).
Sưu tầm những câu chuyện có liên quan đến Trần Quốc Tuấn hoặc những bài thơ viết về ông (từ các tài liệu lịch sử, tài liệu văn học, các giai thoại trong dân gian).