SGK Ngữ Văn 10 - Các thao tác nghị luận

  • Các thao tác nghị luận trang 1
  • Các thao tác nghị luận trang 2
  • Các thao tác nghị luận trang 3
  • Các thao tác nghị luận trang 4
  • Các thao tác nghị luận trang 5
CÁC THAO TÁC NGHỊ LUẬN
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
• Hiểu được khái niệm thao tác nghị luận.
• Nắm được một số thao tác nghị luận thường gặp và yêu cầu đối với việc vận dụng các thao tác đó.
- KHÁI NIỆM
Nêu một số ví dụ để chứng tỏ rằng trong thực tế, người ta vẫn hay nói đến từ thao tác. Từ những ví dụ ấy, hãy cho biết từ thao tác được dùng với ý nghĩa nào :
Chỉ một việc làm nào đó.
Chỉ việc thực hiện một số động tác bất kì trong khi làm việc.
Chỉ việc thực hiện những động tác theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật nhất định.
Thao tác nghị luận là một trong những loại thao tác mà con người vẫn thường tiến hành trong đòi sống. Theo anh (chị), so với các loại thao tác khác, thao tác nghị luận có những điểm gì tương đồng và những điểm gì khác biệt ?
- MỘT SÔ THAO TẮC NGHỊ LUẬN cụ THỂ
Ôn lại các thao tác phân tích, tổng họp, diễn dịch, quy nạp
Hãy nhớ lại các kiến thức đã học ở chương trình Ngữ văn THCS để điền chính xác từng từ phân tích, tổng họp, diễn dịch, quy nạp vào vị trí thích họp trong những chỗ trống dưới đây:
/.../ là kết họp các phần (bộ phận), các mặt (phưong diện), các nhân tố của vấn đề cần bàn luận thành một chỉnh thể thống nhất để xem xét.
/.../ là chia vấn đề cần bàn luận ra thành các bộ phận (các phương diện, các nhân tố) để có thể xem xét một cách cặn kẽ và kĩ càng.
/.../ là từ cái riêng suy ra cái chung, từ những sự vật cá biệt suy ra nguyên lí phổ biến.
/.../ là từ tiền đề chung, có tính phổ biến suy ra những kết luận về những sự vật, hiện tượng riêng.
Trong lời tựa Trích diễm thi tập, Hoàng Đức Lương nhận định : “Thơ văn không lưu truyền hết ở đời là vì nhiều lí do". Tiếp đó, ông lần lượt trình bày bốn lí do khiến thơ văn thời xưa đã không thể truyền lại đầy đủ được. Anh (chị) thấy, ở trường họp cụ thể này, tác giả đã sử dụng thao tác phân tích hay diễn dịch ? Sử dụng thao tác đó có tác dụng gì ?
Dựa vào kết quả tìm hiểu trên, hãy nhận xét và đánh giá về cách sử dụng thao tác nghị luận trong lập luận sau:
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vỉ vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên.
(Thân Nhân Trung, Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba)
Cũng trong lời tựa Trích diễm thỉ tập, sau khi nêu bốn lí do hạn chế, Hoàng
Đức Lương rút ra kết luận: Vậy thì các bản thảo thơ văn cũ mỏng manh kia còn giữ mãi thế nào được mà không rách nát tan tành ?
Kết luận này có được là nhờ tác giả đã tổng họp hay quy nạp ? Thao tác tổng họp (hay quy nạp) đó giúp gì cho quá trình lập luận càng trở nên có sức thuyết phục hơn ?
Hãy xét xem, trong đoạn trích sau đây có sử dụng thao tác tổng họp (hay quy nạp) giống vói trường họp trên không ? Vì sao ?
Ta thường nghe: Kỉ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than để báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay cứu nạn cho nước; Kính Đức, một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung; Cảo Khanh, một bề tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa, các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có ?
(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ}
Những nhận định nêu dưới đây đúng hay không đúng ? Vì sao ?
Thao tác diễn dịch có khả năng giúp ta rút ra chân lí mới từ các chân lí đã biết.
Thao tác quy nạp luôn luôn đưa lại cho ta những kết luận chắc chắn và xác thực.
Tổng họp không chỉ là thao tác đối lập với thao tác phân tích mà còn là sự tiếp tục và hoàn thành của quá trình phân tích.
Thao tấc so sánh
Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gưong của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết:
Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau noi. việc làm, nhưng đều giống nhau noi lòng nồng nàn yêu nước.
Tác giả phải dùng thao tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau ? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau hay sự giống nhau ?
Đoạn Bàn về việc so sánh đức nhà Lí và nhà Lê trong Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu dẫn dưới đây có cùng mục đích nhấn mạnh sự khác nhau (hoặc giống nhau) như câu trên không ?
Có người hỏi Lê Đại Hành với Lí Thái Tổ ai hon ?
Trả lời rằng : về mặt dẹp gian bên trong, đánh giặc bên ngoài để làm mạnh nước Việt ta và ra uy với người Tống thì công của Lí Thái Tổ không bằng Lê Đại Hành gian nan khó nhọc, về mặt ân uy rõ rệt, lòng người vui vẻ suy tôn, làm cho vận nước lâu dài, để phúc lại cho con cháu thì Đại Hành không biết lo xa bàng Lí Thái Tổ. Thế thì Lí Thái Tổ hơn.
Từ đó suy ra: Thao tác so sánh bao gồm mấy loại chính ?
Có người hoài nghi tác dụng của so sánh, vì “mọi so sánh đều khập khiễng". Anh (chị) có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?
Theo anh (chị), để có thể so sánh đúng cách thì ta cần phải chú ý những điều gì ? Hãy chọn những câu trả lòi đúng trong số các câu sau :
Những đối tượng (sự vật, hiện tượng) được so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt (một phưong diện) nào đó.
Những đối tượng được so sánh phải hoàn toàn tưong đồng hoặc tưong phản với nhau.
Sự so sánh phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nhận thức bản chất của vấn đề (sự vật, hiện tượng).
Những kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, mới mẻ, bổ ích, giúp cho việc nhận thức sự vật (hiện tượng, vấn đề) được sáng tỏ và sâu sắc hon.
	CHI NHƠ	
Thao tác nghị luận là những động tác được thực hiện theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật được quy định trong hoạt động nghị luận.
Phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp và so sánh là những thao tác thường gặp trong hoạt động nghị luận.
Mỗi thao tác đều có ưu thế riêng và cũng có thế có hạn chế riêng. Người nghị
luận cần nắm vững các ưu thế và hạn chế đó để có thể vận dụng những thao tác thích họp, báo đảm cho hoạt động nghị luận đạt được hiệu quá cao.
Ill-LUYỆNTẬP
Tìm hiểu đoạn trích sau đày và cho biết:
Tác giả muốn chứng minh điều gì ?
Để làm rõ điều phải chứng minh, tác giả đã sử dụng những thao tác nghị luận chủ yếu nào ?
Cách dùng những thao tác nghị luận đó hay ở chỗ nào ?
Thơ Nôm Nguyễn Trãi đã tiếp thụ nhiều thành tựu của văn hoá dân gian, văn học dân gian. Củ khoai, quả ổi, bè rau muống, luống dọc mùng,... vốn rất xa lạ với văn chương bác học đã được Nguyễn Trãi đưa vào thơ Nôm của mình một cách rất tự nhiên. Tục ngữ, thành ngữ, ca dao, những đặc điểm thanh điệu tiếng Việt, tất cả những khả năng phong phú ấy của ngôn ngữ dân gian đã được Nguyễn Trãi khai thác một cách tài tình, để cho hình tượng thơ có nhiều màu sắc dân tộc và lời thơ có ăm điệu phong phú. [...]
Viết về tác dụng của một làn dân ca, một nét dân nhạc, Nguyễn Trãi đã có những phát hiện tài tình, ông chài hát lẽn ba lần thì mặt hồ phủ khói lại rộng thêm ra. Chú chăn trâu thổi lên một tiêhg sáo thì mặt ưăng trên bầu trời được đẩy cao hơn. Không gian rộng thêm ra, lớn thêm lên. Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn là như thế.
(Theo Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Trãi - nhà văn hoá lớn, trong Nguyễn Trãi, thơ và đời, NXB Văn học, Hà Nội, 1997)
Viết một đoạn vản nghị luận sao cho đạt được các yêu cầu sau đây:
Đề cập tới một vấn đề đang được đặt ra cấp thiết trong đòi sống (mục đích, động cơ học tập ; phòng chống tệ nạn xã hội ; đề phòng tai nạn giao thông,...).
Cố gắng sử dụng có hiệu quả một hoặc nhiều thao tác nghị luận vừa được học.
ca ĐỌC THÉM
XIN THẦY HÃY DẠY CHO CON TÔI...
Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. [...] Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở noi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố...
Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin dạy cho cháu biệt được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đánh bại nhất...
Xin dạy cho cháu biết đến thế giói kì diệu của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thòi gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống : đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh...
Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến ấy là không đúng...
Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hoà nhã và cứng rắn đối với kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người chạy theo thời thế.
Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lí để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp mà thôi.
Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã... Xin hãy dạy cho cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.
Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.
[...] Xin hãy đối xử dịu dàng nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên những thanh sắt cứng rắn. Hãy giúp cháu có đủ can đảm biểu lộ sự kiên nhẫn và có đủ kiên nhẫn để biểu lộ sự can đảm.
Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt đối vào bản thân bởi vì khi đó cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại.
Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy, nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình... Con trai tôi là một cậu bé tuyệt vòi.