SGK Ngữ Văn 10 - Viết bài làm văn số 5: Văn thuyết minh
VIẾT BÀI LÀM VÁN SÓ 5 : VÂN THUYẾT MINH KẾT QUẢ CẦN ĐẠT Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học về văn bản thuyết minh để viết được một bài văn nhằm trình bày một cách cụ thể, chuẩn xác, hấp dẫn, sinh động về một sự vật hay hiện tượng. - HƯỚNG DẪN CHUNG Để làm tốt bài văn này, ngoài những điều cần chú ý chung như đối vói bài làm văn số 4, anh (chị) cần : Chú ý rèn luyện để việc thuyết minh không chỉ đem lại những tri thức chuẩn xác, khoa học, khách quan mà còn sinh động, hấp dẫn dược người đọc (người nghe). Muốn thế, khrquan sát, tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong thực tế, cần chú ý để nắm được những nét riêng biệt, đặc sắc, có sức cuốn hút đối vói người đọc (người nghe). Mặt khác, cần chú ý đến các phép tu từ, các cách thức diễn đạt có thể làm cho người đọc (người nghe) có hứng thú theo dõi việc trình bày, giói thiệu sự vật (hiện tượng). II- GỢI Ý ĐỂ BÀI Hãy viết một bài văn thuyết minh ngắn (khoảng trên dưói 2 trang giấy) để giới thiệu về một trong các đối tượng sau : Một danh lam thắng cảnh của đất nước quê hưong. Một loại hình ca nhạc (hay sân khấu) mà anh (chị) hằng yêu thích. Một ngành thủ công mĩ nghệ (hoặc một đặc sản, một nét văn hoá ẩm thực) của địa phưong mình. Một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thòi đại. Ill - GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI Ngoài những điều cần chú ý chung như đối với bài làm văn số 4, anh (chị) cần: Chú ý vận dụng tốt phương pháp thuyết minh, nhất là các phưong pháp có khả năng tạo ra sức sống, sức cuốn hút cho việc giói thiệu, trình bày sự vật (hiện tượng). Tìm được cách thức bố cục và diễn đạt sao cho nội dung thuyết minh vừa khúc chiết, mạch lạc, trong sáng, lại vừa có tính nghệ thuật. tQĐỌC THÊM CẢNH THIÊN NHIÊN xứ NGHỆ Cái đẹp của xứ Nghệ không phải ở noi cánh đồng phì nhiêu, không phải ở trong màu mè của thổ nhưỡng, trong ánh sáng và khí hậu của thời tiết. Cái đẹp của Nghệ - lĩnh là ở noi núi non hùng vĩ, ở noi sông sâu, nước trong, vói những cảnh vật bao la. Một dãy núi âm thầm giăng dài như một bức bình phong phía sau đất nước. Phía trước mặt, biển Đông lai láng, mênh mông. Ngoài khoi, hòn đảo Song Ngư sừng sững đứng như một toà cột đá trụ tròi. Mấy con sông Lam Giang, Phố Giang, La Giang cuồn cuộn từ đại ngàn chảy xuống, tưới giội cho những cánh đồng mà cánh tay của người dân cày đã cưóp đoạt với thiên nhiên, từng mảnh, từng mảnh một, mấy ngàn nãm nay. Đôi bên bờ, núi non, làng mạc gieo vào dòng nước trong veo những tảng bóng êm đềm, uyển chuyển. Núi rừng xứ Nghệ có một vẻ hùng vĩ xứng đáng với cái tên người ta đã đặt cho nó từ xưa : Giăng Màn, Thiên Nhẩn, Đại Huệ, Hồng Son,... Khi chế độ khoa cử còn thịnh hành, cơ hồ như mỗi một làng đều nhìn thấy trong núi, lèn(1) của mình một cái bảng, một quản bút, một cái án thư, hoặc một thanh gươm, một chiếc ấn, một con nghê vàng, một con voi trắng, một cái yên ngựa... Nhưng hòn lèn Kim Nhan về phía Tây thì quả là một danh lam thắng cảnh. Phải ngắm quả núi đá ấy vào buổi chiều, khi mặt trời đã xế xuống đầu non, thì mới “thấy rõ cả một đám hào quang y như noi cái mũ và đầu bàn tay vàng của một pho tượng Phật”. [...]. Cho nên, nhìn phong cảnh Nghệ - Tĩnh là phải nhìn cho toàn bức: núi non, sông ngòi, làng mạc, đồng điền, cây cối,... cho đến những con đường to, nhỏ, đường đất đỏ, đường đất thó, đường đá, len lỏi từ thung lũng này đến thung lũng kia, đâu mối cùng nhau Lèn: núi có vách đá cao dựng đứng. Đâu mối cùng nhau: ở đây hiểu lậ chụm lại, hội tụ lại cùng nhau. Chức phán sự: (.phán sự : suy xét sự tình) chức quan coi việc xử án ngày xưa. nơi bến nước, hay vắt dốc lên tận lưng đèo... Nếu người bộ hành biết nhìn, biết ngắm, thì trên các nẻo đường qua lại đó, tình cảm thiên nhiên trong cặp mắt của họ có lẽ cũng không đến nỗi thất vọng, mà còn có thể hưởng thụ được những cảm giác hùng vĩ, với cả một lực lượng quyến dỗ say sưa nữa là khác! Nhưng ai là người đầu tiên đã cất tiếng hát lên mấy câu: Đường vô xứ Nghệ quanh quanh, Non non, nước nước, như ưanh hoạ đồ Ai vô xứ Nghệ thì vô... ? [Tuyển tập Đặng Thai Mai, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1984)