SGK Ngữ Văn 10 - Viết bài làm văn số 6: Thuyết minh văn học (Bài làm ở nhà)

  • Viết bài làm văn số 6: Thuyết minh văn học (Bài làm ở nhà) trang 1
  • Viết bài làm văn số 6: Thuyết minh văn học (Bài làm ở nhà) trang 2
VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 6 : THUYẾT MINH VÁN HỌC
(Bài làm ở nhà)
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Viết được bài văn thuyết minh văn học chuẩn xác, hấp dẫn, sát đúng với yêu cầu.
- HƯỚNG DẪN CHUNG
Để làm bài tốt, cần ôn lại yêu cầu và phương pháp làm văn thuyết minh.
Tìm hiểu thật kĩ tác phẩm, tác giả, thể loại,... sẽ phải thuyết minh.
Rút kinh nghiệm các bài viết trước để viết tốt hơn.
II-GỢI Ý ĐÊ BÀI
Có thể lựa chọn một trong những đối tượng sau đây để làm bài văn thuyết minh văn học:
Một tác phẩm văn học
Một tác giả văn học
Một thể loại văn học
hoặc kết họp thuyết minh về một tác giả, tác phẩm như:
Trương Hán Siêu và Phú sông Bạch Đằng
Nguyễn Du và Truyện Kiều
Ill	- GỢI Ỹ CÃCH LÃM BÃI
cần nhớ trọng tâm của bài thuyết minh. Ví dụ :
Khi thuyết minh về một tác phẩm văn học, trọng tâm phải là nội dung và giá trị của tác phẩm ấy. Phần đó cần nói thật rõ, thật cụ thể. Tất nhiên bài viết có nói đến tác giả và thời đại nhưng đều nhằm góp phần soi sáng nội dung tác phẩm. Có thế trọng tâm của bài viết mới nổi rõ.
Khi thuyết minh về một tác giả văn học, trọng tâm phải là sự nghiệp văn học của tác giả ấy (thường gồm nhiều tác phẩm). Trường họp này lại cần làm nổi bật nội dung, giá trị một số tác phẩm tiêu biểu cho tư tưởng và nghệ thuật của tác giả. Chính những tác phẩm đó lù đóng góp của tác giả vào gia tài văn học dân tộc.
Những chuyện khác (vợ con, bạn bè,...) nếu nói đến cũng cốt làm sáng tỏ . thêm sự nghiệp văn học, và chỉ chiếm một phần nhỏ.
Nên dẫn ra vài đoạn văn, đoạn thơ thật đặc sắc và ngắn để bài viết thêm sinh động, hấp dẫn.
Nên đọc kĩ các phần Tiểu dẫn trong SGK Ngữ văn 10 để học tập kinh nghiệm. Phần Tiểu dẫn thường thuyết minh về tác phẩm, tác giả hay loại thể,... Lời văn súc tích, sáng rõ. Ví dụ, Tiểu dẫn của bài Chuyện chức phán sụ đền Tản Viên có ba phần: phần đầu thuyết minh về nhà văn Nguyễn Dữ; phần hai thuyết minh về thể truyền kì; phần ba thuyết minh về tác phẩm Truyền kì mạn lục.
Tiểu dẫn bài Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú) có ba phần: phần đầu nói ỵề cuộc đời Trương Hán Siêu ; phần hai nói về sông Bạch Đằng và thơ văn viết về sông Bạch Đằng; phần ba nói về bài Phú sông Bạch Đằng với những đặc trưng cơ bản của thể phú. Tham khảo tiểu dẫn ở các bài khác và tuỳ theo đề bài, học sinh lập một dàn ý cho rõ ràng mạch lạc, thuận tiện cho người đọc tiếp nhận cũng như phù họp vói mạch suy nghĩ của mình.