SGK Ngữ Văn 10 - Viết bài làm Văn số 4: Văn thuyết minh (Bài làm ở nhà)

  • Viết bài làm Văn số 4: Văn thuyết minh (Bài làm ở nhà) trang 1
  • Viết bài làm Văn số 4: Văn thuyết minh (Bài làm ở nhà) trang 2
VIẾT BÀI LÀM VÁN SỐ 4 : VÁN THUYẾT MINH
(Bài làm ờ nhà)	KÉT QUẢ CẦN ĐẠT
Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học về văn bán thuyết minh để viết được một bài văn nhằm trình bày một cách chuẩn xác một sự vật, sự việc, hiện tượng quen thuộc trong thực tế đời sống.
<	 -
- HƯỚNG DẪN CHUNG
Để làm tốt bài văn này, anh (chị) cần :
Ôn lại những kiến thức và kĩ năng đã học về văn thuyết minh ở các lóp 8, 9. Chú ý rèn luyện thêm những mặt mà anh (chị) thấy mình đang còn yếu (hiểu biết thực tế, vận dụng các phưong pháp thuyết minh, lập dàn ý, hoặc năng lực diễn đạt,...).
Ôn luyện những kiến thức và kĩ năng về tiếng Việt, đặc biệt là về cách dùng từ, đặt câu, để lòi văn của bài làm phù họp với yêu cầu thuyết minh.
Quan sát, tìm hiểu, học tập để nắm được những tri thức chuẩn xác, khách quan, khoa học về đời sống, về việc học văn và tập làm vãn.
II- GỢI Ý ĐÊ BÀI
Hãy viết một bài văn để thuyết minh một trong các vấn đề sau :
Vai trò của cây cối (hoặc của rừng, của các loài động vật hoang dã, của nhiên liệu sạch,...) trong việc bảo vệ môi trường sống.
Tác hại của ma tuý (hoặc của rượu, thuốc lá,...) đối với đời sống của con người.
Một kinh nghiệm học vãn hoặc làm văn.
Ill - GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI
Tìm hiểu kĩ đề bài để xác định rõ các yêu cầu về mục đích thuyết minh, nội dung thuyết minh.
Cố gắng vận dụng những tri thức tích luỹ được qua việc học hỏi, tìm hiểu thực tế đòi sống để tìm được :
Nội dung thuyết minh chuẩn xác, khoa học, khách quan và phong phú.
Cách thức thuyết minh thích họp, giúp người đọc có những hiểu biết đúng đắn và cần thiết về sự vật (hiện tượng) được thuyết minh.
Xây dựng bố cục sao cho nội dung thuyết minh được trình bày rõ ràng, khúc chiết.
Chú ý để không mắc lỗi về diễn đạt, chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Lời văn cần rõ ý, trong sáng, mạch lạc để người đọc tiếp thu được dễ dàng.
ffl ĐỌC THÊM
CHIẾC NÔI XANH
(Lược trích.')
Chúng ta luôn luôn nằm trong lòng chiếc nôi xanh của cây cối - đó là cái máy điều hoà khí hậu vĩ đại của chúng ta.
Những số liệu đáng tin cậy của các nhà vệ sinh học kết luận rằng ngồi dưới tán cây bàng, ta bớt được 4 lần cái nóng cháy da buổi trưa hè trên đường nhựa.
Diện tích vô cùng to lớn của các tầng lá trùng điệp đã cản 50% bụi đường, tính ra trong một vụ hè, một hàng 100 cây ở đường phố đã giữ lại 340 kg bụi, để giũ xuống mặt đường sau mỗi trận mưa.
Cây cối còn là hàng rào cách li tiếng động, hấp thụ và hắt lại những sóng âm thanh hỗn tạp để khỏi làm chấn động thần kinh. Một vòng đai cây dày 17 - 20 m đủ đảm bảo an toàn cho nhà ở chống tiếng ồn. Nếu trồng cây sát nhà ở hay đường đi, noi phát ra tiếng động, thì một vòng đai cây dày 7 - 10 m là đủ.
Người ta ví rất đúng: cây xanh là lá phổi của hành tinh chúng ta. Tất cả các sinh vật đều thở, và liên tục hút dưỡng khí, thải thán khí. Nhà máy lại tuôn ra khí độc và khói làm ô nhiễm không khí. Đất cũng “thở”, nhất là đất toi, xốp, ẩm, cành lá cây mục, các chất hữu cơ phân giải, nấm mốc và vi khuẩn hô hấp đã thả ra rất nhiều thán khí.
Không có cây xanh thì chẳng mấy chốc muôn loài sẽ ngạt thở. Tuy ban đêm cây cũng hô hấp, nhưng ban ngày cây lại hấp thụ thán khí, kết họp với ánh nắng để trả lại dưỡng khí và tạo nên chất bột đường. Cho nên không khí ban ngày ở nhà cố cây xanh bao bọc chứa rất ít thán khí, chùng 0,02% (đạt tiêu chuẩn vệ sinh). Mỗi năm tất cả cây cối trên mặt đất và dưới biển đã hấp thụ 175 tỉ tấn thán khí và mỗi tấn thán khí lại biến thành 2,7 tấn dưỡng khí.
Cây cối ngăn cản và lọc khí độc trong không khí. Trong rừng thông, rừng bá hương, không khí hầu như vô trùng. Lượng vi trùng gây bệnh trong không khí ở nông thôn hay rừng ít hơn thành phố 10 lần. Chẳng hạn về mùa hè trên đường phố Pa-ri, mỗi phân khối không khí chứa 5.500 vi khuẩn các loại, nhưng các làng mạc ngoại ô chỉ có 550 vi khuẩn trong mỗi phân khối không khí. Điều đó chứng minh rằng cây xanh đã thả ra các chất thanh trùng không khí để tự bảo vệ, mà khoa học gọi là chất phi-tôn-xít.
——“ -	(Nguyễn Bát Can - Lã Vĩnh Quyên,
Sức khoẻ thanh niên, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1968.
Tên đoạn trích do NBS đặt.)