SGK Ngữ Văn 10 - Hồi trống Cổ Thành (trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa)

  • Hồi trống Cổ Thành (trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa) trang 1
  • Hồi trống Cổ Thành (trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa) trang 2
  • Hồi trống Cổ Thành (trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa) trang 3
  • Hồi trống Cổ Thành (trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa) trang 4
  • Hồi trống Cổ Thành (trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa) trang 5
  • Hồi trống Cổ Thành (trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa) trang 6
HỒI TRỐNG CỔ THÀNH	 	LA QUÁN TRUNG
(Trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa')
KÊT QUẢ CẦN ĐẠT
Hiểu được tính cách cương trực đến nóng nảy - một biểu hiện của lòng trung nghĩa của Trương Phi cũng như tình cảm keo sơn giữa ba anh em kết nghĩa vườn đào.
Qua đoạn trích, cảm nhận được không khí chiến trận vốn là đặc điểm của Tam quốc diễn nghĩa.
.	/
TIỂU DẦN
Tác giả La Quán Trung (1330 - 1400 ?) tên La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân, người vùng Thái Nguyên thuộc tỉnh Sơn Tây cũ. ông lớn lên vào cuối thời Nguyên đầu thời Minh, tính tình cô độc, lẻ loi, thích một mình ngao du đây đó. Khi Minh Thái Tổ đánh đuổi được quân Mông Cổ, thống nhất đất nước, ông chuyên tâm sưu tầm và biên soạn dã sử. Ngoài Tam quốc diễn nghĩa, ông còn viết Tuỳ Đường lưỡng triều chí truyện, Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa, Bình yêu truyện,...
La Quán Trung là người đầu tiên đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh - Thanh ở Trung Quốc. Tam quốc diễn nghĩa có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Tam quốc diễn nghĩa ra đời vào đầu thời Minh (1368 - 1644), gồm 120 hồi, kể chuyện một nước chia ba gọi là “cát cứ phân tranh”^ trong gần 100 năm của nước Trung Quốc thời cổ (thế kỉ II, III). Đó là cuộc phân tranh giữa ba tập đoàn phong kiến quân phiệt: Nguy - do Tào Tháo cầm đầu, chiếm giữ phía bắc từ Trường Giang trở lên nên gọi là Bắc Nguy; Thục - do Lưu Bị cầm đầu, chiếm giữ phía tây nam nên gọi là Tây Thục; Ngô - do Tôn Quyền cầm đầu, chiếm giữ phía đông nam nên gọi là Đông Ngô.
Tam quốc diễn nghĩa phơi bày cục diện chính trị Trung Hoa mà đường nét nổi bật là “cát cứ phân tranh”, cá lớn nuốt cá bé, chiến tranh liên miên, nhân dân đói khổ, điêu linh. Trong một thời kì như vậy, nhân dân mong muốn hoà bình, ổn định, thống nhất. Nguyện vọng đó được gửi gắm vào một triều đình có ông vua biết thương dân, có văn võ bá quan biết thực hiện đường lối “nhân chính”, ông vua đó là Lưu Bị, triều đình đó là nhà Thục. Nhà Thục có vua Lưu Bị dòng dõi nhà Hán, biết thương dân và vì dân, tượng trưng cho chữ nhân, có các mưu sĩ giỏi như Khổng Minh, tượng trưng cho chữ trí, lại có năm tướng giỏi {ngũ hổ tướng) như Quan Công, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu, Hoàng Trung, tượng trưng cho chữ dũng. Họ lại trên dưới một lòng vì sự nghiệp chung mà biểu tượng là ba anh em kết nghĩa Lưu, Quan, Trương - vua tôi mà là anh em, thề sống chết bên nhau vì sự nghiệp khôi phục nhà Hán. Đối lập với họ là phía Tào Tháo và triều đình Tào Nguy.
Cát cứ phân tranh: {cát: cắt, cứ: chiếm giư) chiếm giữ từng vùng, tranh nhau quyền lợi.
Đoạn trích thuộc hồi 28, trước đó ba anh em Lưu, Quan, Trưong náu mình dưới trướng Tào Tháo. Hiểu được bản chất gian hùng của Tào Tháo, họ tìm cách bỏ đi. Tháo cho quân đuổi đánh, ba anh em thất tán mỗi người một ngả. Quan Công vì phải hộ tống hai chị dâu (vợ Lưu Bị) nên tạm hàng Tào Tháo với điều kiện hàng Hán chứ không hàng Tào (vua Hán đang bị Tào khống chế); hễ biết tin anh ở đâu là sẽ đi ngay. Tào Tháo tìm cách thu phục Quan Công : ba ngày một tiệc nhỏ, năm ngày một tiệc lớn, lại ban thưởng chức tước, vàng bạc, mĩ nữ,... Nhưng Quan Công “thân tại Tào doanh, tâm tại Hán” - vừa nghe tin Lưu Bị đang ở bên Viên Thiệu là lập tức trả hết ấn tín, vàng bạc châu báu, lên ngựa đi tìm anh. Trên đường đi, bị các tướng Tào ngăn cản, Quan Công vung long đao chém luôn sáu tướng, vượt năm cửa quan. Đến cổ Thành, gặp được Trưong Phi, vui mừng khôn xiết. Nào ngờ...
Bản đồ thòi Tam Quốc
VĂN BẢN
[...] Châu Thương theo Quan Công sang Nhữ Nam. Đi được vài ngày, trông xa xa trên đỉnh núi có một toà thành. Quan Công hỏi người địa phương là thành nào. Người địa phương thưa :
Đây gọi là Cổ Thành. Mấy tháng trước, có một tướng, tên gọi là Trương Phi, dẫn vài mươi quân kị(1) đến, đuổi quan huyện đi, chiếm lấy thành, mộ quân tậu ngựa, chứa cỏ tích lương	Quán kị: lính cươi ngựa.
 	Lương: lương thực.
 nay có đến ba nghìn quân mã. Chung quanh đây không ai dám chống lại.
Quan Công nghe nói, mừng rỡ vô cùng:
Em ta từ khi thất tán	Thất tán: tan tác mỗi người một nơi.
 ở Từ Châu, lâu nay vẫn không biết ở đâu, ai ngờ lại hoá ra ở đây!
Liền sai ngay Tôn Càn vào thành báo tin, bảo Trương Phi ra đón hai chị.
Trương Phi từ khi trốn vào núi Mang Đãng ở hơn một tháng, một hôm ra ngoài nghe ngóng tin tức Huyền Đức, chợt đi qua cổ Thành, vào huyện vay lương thực. Quan huyện không cho vay. Phi nổi giận đuổi quan huyện đi, cưóp lấy ấn thụ	Ẩn thụ: con dấu.
, chiếm thành, tạm lấy chốn nương thân.
Hôm ấy Tôn Càn theo lệnh Quan Công vào thành ra mắt Trương Phi. Thi lễ	Thi lễ: chào hỏi.
 xong, nói chuyện Huyền Đức đã bỏ Viên Thiệu sang Nhữ Nam, Vân Trường thì ở Hứa Đô, vừa đưa hai phu nhân(61 Phu nhân : vợ. Đây là vợ của Lưu Bị.
 đến đây. Rồi mời Trương Phi ra đón.
Phi nghe xong, chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu	Mâu : (còn gọi là xà mâu, bát xà mâu hoặc trượng bát xà mâu) một loại vũ khí cổ, cán dài, đầu nhọn.
 lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa bắc. Tôn Càn thấy lạ, nhưng không dám hỏi cũng phải theo ra thành.
Quan Công trông thấy Trương Phi ra, mừng rở vô cùng, giao long đao	Long đao : cây đao lớn có chạm hình con rồng.
 cho Châu Thương cầm, tế ngựa lại đón. Trương Phi mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công.
Quan Công giật mình, vội tránh mũi mâu, hỏi:
Hiền đệ cớ sao như thế, há quên nghĩa vườn đào ru ?
Trương Phi hầm hầm quát:
Mày đã bội nghĩa	Bội nghĩa: phản bội lại lời thề kết nghĩa. Ba anh em Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi kết nghĩa nơi vườn đào, thề sống chết bên nhau.
Phong hầu tứ tước: phong hầu và ban cho tước vị.
Trung thần : bề tôi trung.
Đại trượng phu: người đàn ông cao thượng, có tài năng xuất chúng.
, còn mặt nào đến gặp tao nữa ?
Quan Công nói:
Ta thế nào là bội nghĩa ?
Trương Phi nói:
Mày bỏ anh, hàng Tào Tháo, được phong hầu tứ tước®, nay lại đến đây đánh lừa tao ! Phen này tao quyết liều sống chết với mày!
Quan Công nói:
Chuyện này em không biết, ta cũng khó nói. May có hai chị ở đây, em đến mà hỏi.
Hai phu nhân nghe thấy thế, vội vàng vén màn xe, gọi:
Chú Ba sao lại thế ?
Phi nói:
Xin hai chị hãy thong thả, để tôi giết thằng phụ nghĩa này đã, rồi sẽ mời hai chị vào thành.
Cam phu nhân nói:
Khoan đã chú Ba, khoan đã! Chớ hấp tấp mà làm càn bây giờ, chú Hai không biết tin tức mọi người nên phải tạm nương mình bên Tào. Nay đã biết anh nhà ở Nhữ Nam, không ngại hiểm trở, đưa bọn ta đến đây. Chú không được nghĩ lầm như thế!
Mi phu nhân cũng nói:
Chú Hai trước ở Hứa Đô, thực là bất đắc dĩ.
Phi nói:
Hai chị bị lừa dối đấy. Trung thần® thà chịu chết không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phuí4) lại thờ hai chủ ?
Quan Công nói:
Hiền đệ đừng nói vậy, oan uổng quá!
Tôn Càn nói:
Vân Trường đến đây là cốt để tìm tướng quân.
Trương Phi mắng:
Mày cũng nói láo, nó đâu có bụng tốt, nó lại đây tất là để bắt ta đó !
Quan Công nói:
Nếu ta đến bắt em, tất phải đem theo quân mã chứ!
Trương Phi trỏ tay đằng xa, nói:
Không phải quân mã là gì kia ?
Quan Công ngoảnh lại, quả nhiên thấy bụi bay mù trời, một toán quân mã kéo đến, cờ hiệu phấp phới chính là cờ Tào. Trương Phi nổi giận nói:
Bây giờ còn chối nữa thôi ?
Rồi múa bát xà mâu hăm hở xông lại đâm Quan Công. Quan Công vừa đỡ vừa can:
Hiền đệ hãy khoan, xem ta chém tên tướng ấy, để tỏ lòng thực của ta!
Trương Phi nói:
Nếu mày quả có lòng thực, ta đánh ba hồi trống, mày phải chém được tên tướng ấy.
Quan Công nhận lời.
Một lát, quân Tào kéo đến, Sái Dương đi đầu, vác đao tế ngựa xông đến, quát to :
Mày giết cháu ngoại tao là Tần Kì, lại trốn đến đây. Tao phụng mệnh Thừa tướng đến bắt mày.
Quan Công chẳng nói một lời, múa long đao xô lại, Trương Phi thẳng cánh đánh trống. Chưa dứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn dưói đất. Quân Tào chạy tan tác. Quan Công bắt một tên lính cầm cờ hiệu hỏi chuyệrTđầu đuôi. Tên lính thưa :
Sái Dương nghe tin tướng quân giết cháu ngoại là Tần Kì, nổi giận đùng đùng, muốn sang Hà Bắc đánh nhau với tướng quân, Thừa tướng(1) không cho đi, nhân sai sang Nhữ Nam đánh Lưu Tích, không ngờ đi đến đây lại gặp tướng quân.
Quan Công sai tên lính đến kể chuyện ấy cho Trương Phi nghe. Phi hỏi kĩ việc ở Hứa Đô. Tên lính kể hết nông nỗi từ đầu đến cuối. Bấy giờ Phi mới tin anh là thực [...] Phi mời hai chị vào thành.
Vào đến nhà, hai bà mới kể lại những việc Quan Công đã trải qua. Trương Phi nghe hết chuyện, rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Vân Trường®...
Theo bản dịch của PHAN KẾ BÍNH, BÙI KỈ hiệu đính (Tam quốc diễn nghĩa, NXB Phổ thông, Hà Nội, 1959) 	Thừa tướng: chức quan cao nhất trong triều đình, thừa lệnh vua cầm quân ưị nước. Ở đây chi Tào Tháo.
 	Vân Trường: tức Quan Vân Trường, còn gọi là Quan Vũ, Quan Công.
HƯỠNG DẪN HỌC BÀI
Tại sao Truông Phi nổi giận định đâm chết Quan Công ?
Vì sao có thể đặt nhan đề cho .đoạn trích là Hồi trống cổ Thành Ị
Có ý kiến cho rằng “nóng nhu Truong Phi” còn là nóng lòng muốn biết sự thực, nóng lòng xác định phải trái, đúng sai, chứ không phải chỉ là nóng nảy do cá tính gàn dở. Anh (chị) có đồng ý không ? Vì sao ?
Tại sao nói: Nếu không có chi tiết Truong Phi thẳng tay giục trống thì đoạn văn sẽ tẻ nhạt, mất hết ý vị Tam quốc ?
Linh hồn đoạn văn thâu tóm trong hồi trống. Đó là hồi trống thách thức, minh oan và đoàn tụ. Kết nghĩa anh em, bạn bè,... phải nhằm mục đích trong sáng, cao cả thì mới vững bền.
	GHI NHỚ	
LUYỆN TẬP
Kể lại câu chuyện bằng một đoạn văn khoảng 30 dòng.
Tính cách của Truơng Phi đuợc biểu hiện qua nhũng chi tiết nào ?
Tính cách của Truong Phi và Quan Công khác nhau nhu thế nào ?