SGK Ngữ Văn 10 - Thực hành các phép tu từ: Phép điệu và phép đối

  • Thực hành các phép tu từ: Phép điệu và phép đối trang 1
  • Thực hành các phép tu từ: Phép điệu và phép đối trang 2
  • Thực hành các phép tu từ: Phép điệu và phép đối trang 3
THỰC HÀNH CÁC PHÉIP TU TỪ : PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐÓI
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Nâng cao kiến thức về phép điệp và phép đối.
Luyện kĩ năng phân tích và kĩ năng sử dụng
phép điệp và phép đối.
I - LUYỆN TẬP VÊ PHÉP ĐIỆP (ĐIỆP NGỮ)
Đọc những ngữ liệu sau để trả lời các câu hỏi.
(1)	Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra cánh biếc,
Em có chồng rồi anh tiếc em thay.
Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không ?
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng như cá mắc câu.
Cá mắc câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra.
- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
[Ca dao}
- Có công mài sắt có ngày nên kim.
[Tục ngữ}
- Bà con vì tổ vì tiên không phải vì tiền vì gạo.
[Tục ngữ}
- Ở ngữ liệu (1), nụ tầm xuân được lặp lại nguyên vẹn. Nếu anh (chị) thử thay thế bằng hoa tầm xuân hay hoa cây này,... thì câu thơ sẽ như thế nào ? (Có gì khác về ý, hình ảnh và nhạc điệu ? Có gợi được hình ảnh người con gái không ?)
- Cũng ở ngữ liệu (1):
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng, như cá mắc câu.
Cá mắc câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra.
Vì sao có sự lặp lại ở hai câu sau ? Nếu không lặp lại như thế thì sự so sánh đã rõ ý chưa ? Cách lặp này có giống vói nụ tầm xuân ở câu trên không ?
Trong các câu ở ngữ liệu (2), việc lặp từ có phải là phép điệp tu từ không ? Việc lặp từ ở những câu đó có tác dụng gì ?
Phát biểu định nghĩa về phép điệp.
Bài tập ở nhà
Tìm ba ví dụ có điệp từ, điệp câu nhưng không có giá trị tu từ.
Tìm ba ví dụ trong những bài vãn đã học có phép điệp.
Viết một đoạn văn có phép điệp theo nội dung tự chọn.
II-LUYỆN TẬP VỀ PHÉP Đôì
Đọc những ngữ liệu sau để trả lời các câu hỏi.
(1)	- Chim có tổ, người có tông.
- Đói cho sạch, rách cho thom.
(Tục ngữ}
(Tục ngữ)
- Người có chí ắt phải nên, nhà có nền ắt phải vững.
Tiên học lễ: diệt trò tham nhũng,
Hậu hành văn: trừ thói cửa quyền.
(Tục ngữ)
(Câu đối, báo Giáo dục và Thời đại, số Xuân 2000)
(3)
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
{Nguyên Du, Truyện Kiều)
Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt
Trót đem thân thế hẹn tang bồng.
(Nguyễn Công Trứ)
Ở ngữ liệu (1) và (2), anh (chị) thấy cách sắp xếp từ ngữ có gì đặc biệt ? Sự phân chia thành hai vế câu cân đối được gắn kết lại nhờ những biện pháp gì ? Vị trí của các danh từ (chim, người; tổ, tông,...}, các tính từ (đói, rách, sạch, thom,...}, các động từ (có, diệt, trừ,...} tạo thế cân đối như thế nào ?
Trong ngữ liệu (3) và (4) có những cách đối khác nhau như thế nào ?
Tìm một số ví dụ về phép đối trong Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo), Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du) và thơ Đường luật. Đọc một vài câu đối mà anh (chị) nhớ được.
Phát biểu định nghĩa về phép đối.
Phân tích các ngữ liệu sau và trả lòi các câu hỏi.
Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng.
(Tục ngữ)
Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
(Tục ngữ)
Phép đối trong tục ngữ có tác dụng gì ? Vì sao người ta không thể thay được những từ trong đó (ví dụ : nhiều người muốn thay bán và mua) ? Phép đối phải dựa vào những biện pháp ngôn ngữ nào đi kèm (vần, từ, câu) ?
Vì sao tục ngữ ngắn mà khái quát được hiện tượng rộng, người không học mà cũng nhớ, không cố ý ghi lại mà vẫn được lưu truyền ?
Bài tập ở nhà
Tìm mỗi kiểu đối một ví dụ.
Ra một vế đối cho các bạn cùng đối, kiểu như:
Tết đến, cả nhà vui như Tết.