SGK Ngữ Văn 10 - Truyện Kiều (tiếp theo - Nỗi thương mình)

  • Truyện Kiều (tiếp theo - Nỗi thương mình) trang 1
  • Truyện Kiều (tiếp theo - Nỗi thương mình) trang 2
TRUYỆN KIÉU
(Tiếp theo)
NỐI THUƠNG MÌNH
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT—
Hiểu được tình cảnh trớ trêu mà Thuý Kiều phải đương đầu và ý thức sâu sắc của nàng về phẩm giá.
Thấy được vai trò của các phép tu từ, nhất là các hình thức đối xứng trong đoạn trích.
TIỂU DẪN
Khi Mã Giám Sinh đưa Kiều đến nhà chứa của Tú Bà, Kiều đã quyết liệt chống lại âm mưu biến nàng thành kĩ nữ, nhưng cuối cùng nàng đã rơi vào bẫy của Tú Bà và buộc phải ra tiếp khách. Đoạn trích tả tình cảnh trớ trêu mà Kiều đã gặp phải và nỗi niềm thương thân xót phận của Kiều (từ câu 1229 đến câu 1248).
VĂN BẢN
Biết bao bướm lả ong loi (1),
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.
Dập dìu lá gió cành chim	Bướm lâ ong loi : ở đây “bướm ong” dùng để chỉ những người hiếu sắc. “Bướm lả ong lơi" nguyên là "bướm ong lả lơi”, được tác giả tách ra thành hai vế đối lập nhau. Lả loi diên tả sự suồng sã, đùa cợt của khách làng chơi.
 	Lá gió cành chim : cụm từ nàý có liên hệ với hai câu cổ thi “Chi nghênh nam bắc điểu - Diệp tống vãng lai phong” (Cành đón chim nam bắc - Lá đưa gió lại qua), chỉ cảnh người kĩ nữ tiếp khách bốn phương.
,
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh	Tống Ngọc và Trường Khanh : Tống Ngọc là một tác giả nổi tiếng về thể phú thời Chiến quốc, trong đó có bài Phú Cao Đường. Trong lời tựa bài phú có nói Tống Ngọc kể chuyện tiên vương nước Sở chiêm bao gặp thần nữ núi Vu Sơn sáng làm mây chiều làm mưa. Trong văn cảnh câu thơ, “Tống Ngọc” chỉ loại khách chơi phong lưu. Trường Khanh là tên tự của Tư Mã Tương Như, danh sĩ đời Hán, người đã từng gảy khúc nhạc Phượng cầu kì hoàng (Chim phượng tìm chim hoàng) để quyến rũ Trác Vãn Quân, một quả phụ xinh đẹp nổi tiếng, ơ đây, Trường Khanh cũng chỉ loại người ăn chơi phong lưu.
.
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sưoưg,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân !
Mặc ngưòi mưa Sở mây Tần(1\
Những mình nào biết có xuân là gì	Nào biết có xuân là gì: ý nói không vui thú gì.
.
Đòi phen gió tựa hoa kề	Gió tựa hoa kề: gió và hoa chỉ nam nữ. Hai động từ tựa, kề diễn tả sự lả lơi của người khách làng chơi và kĩ nữ khi ngồi bên nhau.
,
Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu.
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ?
Đòi phen nét vẽ câu thơ,
Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa.
Vui là vui gượng kẻo là,
Ai tri âm đó mặn mà vói ai ?
(Theo ĐÀO DUY ANH, Từ điển "Truyện Kiều", Sđd)
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
Theo anh (chị), đoạn trích trên đây có thể chia thành mấy đoạn nhỏ ? Cho biết nội dung của mỗi đoạn.
Bút pháp ước lệ trong đoạn trích có ý nghĩa như thế nào đối với việc diễn tả thân phận éo le của nàng Kiều ? Qua đó, có thể nói gì về tình cảm của tác giả đối với nhân vật ?
Cho biết các dạng thức đối xứng khác nhau được sử dụng trong đoạn trích và giá trị nghệ thuật của chúng.
“Nỗi thương mình” của nhân vật có ý nghĩa mới mẻ như thế nào đối với văn học trung đại ?
Trong cuộc tái ngộ, Kim Trọng nói với Kiều : “Như nàng lấy hiếu làm trinh - Bụi nào cho đục được mình ấy vay Theo anh (chị), đoạn trích này có thể góp phần lí giải câu nói đó như thế nào ?
'	GHI NHỚ	
Thương thân xót phận và ý thức cao về nhân cách là chủ đề của đoạn trích.
Tác giả đã sứ dụng một cách tập trung nghệ thuật đối xứng đế làm nổi bật chú đề đó.
(1) Mưa Sở mây Tần : mưa Sở: mưa ở Vu Sơn nước Sở (xem lại điển Tống Ngọc ở chú thích (3) tr. 107), chỉ quan hệ thân xác. Vì Tằn thường được dùng đối với Sớnên có mây Tần đối với mưa Sở chứ mây Tần không có điển riêng.