SGK Ngữ Văn 10 - Tổng kết phần Văn học

  • Tổng kết phần Văn học trang 1
  • Tổng kết phần Văn học trang 2
  • Tổng kết phần Văn học trang 3
  • Tổng kết phần Văn học trang 4
TỐNG KẾT PHẦN VĂN HỌC
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
• Nắm lại một cách hệ thống những kiến thức cơ bản đã học trong chương trình Ngữ văn lóp 10 :
Các bộ phận chủ yếu của văn học Việt Nam.
Những thời kì phát triển của văn học Việt Nam.
Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học Việt Nam trong cả quá trình phát triển và trong từng giai đoạn.
Những tác gia, tác phẩm tiêu biểu.
Mối quan hệ giữa văn học Việt Nam với văn học khu vực và thế giới.
Thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học nước ngoài.
• Có năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ : ngôn ngữ, hình tượng văn học, sự kiện, tác gia, tác phẩm.
Những khái niệm cơ bản về văn bản văn học.
Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận lớn : văn học dân gian và văn học viết.
Hai bộ phận văn học này đều mang những đặc điểm truyền thống của văn học Việt Nam : tinh thần yêu nước chống xâm lược, tinh thần nhân vãn, đề cao đạo lí, nhân nghĩa. Tuy nhiên, văn học dân gian và văn học viết lại có những đặc trưng riêng.
về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức :
Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.
Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam.
Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam.
Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi ý sau:
Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào ? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại.
Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ.
Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.
Văn học viết Việt Nam gồm : văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (văn học ưung đại) và văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay (văn học hiện đại), cần nắm được đặc điểm chung và đặc điểm riêng của văn học trung đại và văn học hiện đại theo các gợi ý sau:
Những nội dung lớn của văn học Việt Nam trong quá trình phát triển.
Văn học viết Việt Nam phát triển trong sự ảnh hưởng qua lại vói các yếu tố truyền thống dân tộc, tiếp biến văn học nước ngoài như thế nào ? Nêu một số hiện tượng văn học tiêu biểu để chứng minh.
Sự khác nhau giữa văn học trung đại và vãn học hiện đại về ngôn ngữ và hệ thống thể loại.
Để nắm khái quát phần văn học viết Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lóp 10, có thể ôn tập theo những gợi ý sau :
Vãn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX bao gồm những thành phần nào ? Phát triển qua mấy giai đoạn ? Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam.
Thống kê những thể loại văn học trung đại mà anh (chị) đã học. Nêu đặc điểm chủ yếu của một số thể loại tiêu biểu như chiếu, cáo, phú, thơ Đường luật, thơ Nôm Đường luật, ngâm khúc, hát nói.
Nêu những tác gia, tác phẩm văn học tiêu biểu bằng cách lập bảng:
STT
Tên tác giả
Tên tác phẩm
Những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật
Hai nội dung lớn của văn học trung đại Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo.
Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại gắn với tư tưởng “trung quân ái quốc” và truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước thể hiện rất phong phú, đa dạng, tập trung ở một số phương diện : ý thức độc lập, tự chủ, tự cường, tự tôn dân tộc ; lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược ; tự hào trước chiến công thời đại, trước truyền thống lịch sử, biết ơn, ca ngợi những người hi sinh vì Tổ quốc, tình yêu thiên nhiên đất nước...
Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại vừa bắt nguồn từ truyền thống nhân văn của người Việt Nam vừa tiếp thu tư tưởng nhân văn tích cực vốn có của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo. Chủ nghĩa nhân đạo thể hiện rất phong phú, đa dạng, tập trung ở một số nội dung: thưong người; lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người; khẳng định, đề cao con người về các mặt phẩm chất, tài năng, những khát vọng chân chính; đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người vói người...
Phân tích nội dung yêu nước qua :
Thơ phú thời Lí - Trần {Vận nước của Pháp Thuận, Tỏ lòng của Phạm Ngũ
Lão, Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu, Hứng trở về của Nguyễn
Trung Ngạn).
Sáng tác của Nguyễn Trãi {Dại cáo bình Ngô, Cảnh ngày hè).
Các tác phẩm viết về lịch sử (những trích đoạn từ Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu,
Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên).
Các tác phẩm nghị luận {Tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương,
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia của Thân Nhân Trung).
Phân tích nội dung nhân đạo qua :
Thơ (bài kệ Cáo bệnh, bảo mọi người của Mãn Giác, Nhàn của Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du).
Ngâm khúc {Chinh phụ ngâm, đi sâu vào trích đoạn đã học).
Truyện {Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ).
Truyện thơ {Truyện Kiều của Nguyễn Du, đi sâu vào những ttích đoạn đã học).
Phần văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn lóp 10 gồm một số thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học cổ đại Hi Lạp, Ấn Độ, văn học trung đại Trung Quốc, Nhật Bản, những thể loại lớn như sử thi, thơ Dường luật, thơhai-cư, tiểu thuyết chương hồi.
Để nắm được những kiến thức cơ bản của phần văn học nước ngoài, có thể ôn tập theo những gọi ý sau :
a) So sánh để rút ra vài nhận xét về sự giống nhau, khác nhau về nội dung và hình thức giữa các thiên sử thi : Đăm Săn (Việt Nam), Ô-đi-xê (Hi Lạp), Ra-ma-ya-na (Ấn Độ).
Những nét đặc sắc của thơ Đường về nội dung và hình thức. Nêu một số điểm mà anh (chị) cảm thấy hay nhất ở những bài thơ Đường đã học. Nêu lên những nét đặc sắc khác nhau giữa thơ Đường (Trung Quốc) và thơ hai-cư (Nhật Bản).
Qua đoạn trích từ Tam quốc diễn nghĩa, nêu nhận xét về lối kể chuyện và khắc hoạ tính cách nhân vật của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc.
Ôn tập phần Lí luận văn học, HS cần nắm lại những khái niệm cơ bản về văn bản văn học đồng thòi biết vận dụng những kiến thức đã học để tìm hiểu, phân tích các tác phẩm văn học. HS có thể ôn tập theo những câu hỏi sau :
Những tiêu chí chủ yếu của vãn bản văn học là gì ?
Nêu những tầng cấu trúc của văn bản văn học.
Trình bày những khái niệm thuộc về nội dung và những khái niệm thuộc về hình thức của văn bản vắn học. Cho một số ví .dụ để làm sáng tỏ.
Nội dung và hình thức của văn bản văn học có quan hệ với nhau như thế nào ? Cho một số ví dụ để làm sáng tỏ.