SGK Công Nghệ 7 - Bài 21. LUÂN CANH, XEN CANH, TĂNG VỤ

  • Bài 21. LUÂN CANH, XEN CANH, TĂNG VỤ trang 1
  • Bài 21. LUÂN CANH, XEN CANH, TĂNG VỤ trang 2
  • Bài 21. LUÂN CANH, XEN CANH, TĂNG VỤ trang 3
  • Bài 21. LUÂN CANH, XEN CANH, TĂNG VỤ trang 4
Bài 21. LUÂN CANH, XEN CANH, TĂNG vụ
Hiểu đuọc thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ.
Hiểu được tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ.
LUÂN CANH, XEN CANH, TĂNG vụ
Luân canh, xen canh, tăng vụ là những phương thức canh tác phổ biến trong sản xuất trồng trọt.
Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu các phương thức canh tác này và tác dụng của chúng.
Luân canh
Là cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích.
Ví dụ:
Năm thứ 1	Trồng ngô (bắp) hoặc đồ (từ tháng 1 đến tháng 5)
Trồng lúa mùa chính vụ (từ tháng 7 đến tháng 12)
Năm thứ 2	Trồng khoai lang (từ tháng 12 đến tháng 5)
Trồng lúa hè thu (từ tháng 5 đến tháng 8)
Trồng lúa mùa muộn (từ tháng 8 đến tháng 12)
Người ta có thê tiến hành các loại hình luân canh sau':
Luân canh giữa các cây trồng cạn với nhau. Ví dụ : ngô với đậu tương (đậu nành).
Luân canh giữa cây trồng cạn với cây trồng nước. Ví dụ : ngô, đồ với lúa mùa.
Để xây dựng các công thức luân canh họp lí, cần chú ý đến các yếu tô : mức độ tiêu thụ chất dinh dưỡng nhiều hay ít và khả năng chông sâu, bệnh của mồi loại cây trồng.
Hãy nêu ví dụ về loại hình luân canh cây trồng mà em biết.
Xen canh
Trên cùng một diện tích, trồng hai loại hoa màu cùng một lúc hoặc cách nhau một thời gian không lâu để tận dụng diện tích, chất dinh dưỡng, ánh sáng...
Ví dụ : trồng ngô xen đậu tương trong vụ đông xuân (h.33).
50
Hình 33. Xen canh (ngô với đậu tương)
Em hãy nêu ví dụ về xen canh các loại cây trồng mà em biết.
Tăng vụ
Là tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một diện tích đất.
Ví dụ : Trước đây chỉ cấy một vụ lúa, nhưng do giải quyết được nước tưới, có giông ngắn ngày nên đã trồng được một vụ lúa, một vụ màu hoặc hai vụ lúa, một vụ màu. Như vậy là đã tăng số vụ gieo trồng từ một vụ lên hai, ba vụ trong năm. Ớ địa phương em đã gieo trồng được mấy vụ trong năm trên một mảnh ruộng ?
II. TÁC DỤNG CỦA LUÂN CANH, XEN CANH VÀ TĂNG vụ
Em hãy chọn các nhóm từ trong ngoặc (độ phì nhiêu, điều hòa dinh dưỡng, giảm sâu, bệnh, sản phâm thu hoạch, ánh sáng, đất) để điền vào chỗ trống trong vở bài tập cho thích hợp (mỗi nhóm từ có thê điền vào nhiều chỗ của các câu).
Luân canh làm cho đất tăng	và	
Xen canh sử dụng họfp lí	..và	
Tăng vụ góp phần tăng thêm	
Ghi nhớ
Luân canh, xen canh là phương thức canh tác tận dụng được đất đai, ánh sáng, điều hòa dinh dưỡng giũa các loại cây trồng, cải tạo đất và làm giảm sâu, bệnh phá hại.
Tăng vụ gieo trồng trong năm trên cùng một diện tích sẽ góp phần tăng thêm tổng sản phẩm thu hoạch.
Câu hỏi
Thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ ? Ở địa phương em đã áp dụng các phương thức canh tác này như thế nào ? Cho ví dụ minh họa.
Hãy nêu tác dụng của việc luân canh, xen canh, tăng vụ trong sản xuất trồng trọt.
Ôn tap
Nội dung phần Trồng trọt được tóm tắt theo •sa đồ sau :
So đố 4. Hệ thống hóa kiến thức phần Trồng trọt
Câu hỏi
Nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt.
Đất trồng là gì ? Trình bày thành phần và tính chất chính của đất trồng.
Nêu vai trò và cách sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp.
Nêu vai trò của giống và phưcmg pháp chọn tạo giống cây trồng.
Trình bày khái niệm về sâu, bệnh hại cây trồng và các biện pháp phòng trừ.
Em hãy giải thích tại sao biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh để phòng trừ sâu, bệnh lại ít tốn công, dễ thực hiện, chi phí ít nhưng mang lại nhiều kết quả.
Hãy nêu tác dụng của các biện pháp làm đất và bón phân lót đối với cây trồng.
Tại sao phải tiến hành kiểm tra, xử lí hạt giống trước khi gieo trồng cây nông nghiệp ?
Em hãy nêu ưu, nhược điểm của phương pháp gieo trồng bằng hạt và trồng cây con.
Hãy nêu tác dụng của các công việc chăm sóc đối với cây trồng. Giải thích câu tục ngừ : "Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn".
Hãy nêu tác dụng của việc thu hoạch đúng thời vụ, bảo quản và chế biến kịp thời đối với nông sản. Liên hệ ở địa phương em đã thực hiện như thê nào ?
Em hãy nêu ảnh hưởng của phân bón đến môi trường sinh thái.
Hãy nêu tác hại của thuốc hóa học trừ sâu, bệnh đối với môi trường, con người và các sinh vật khác.