SGK Công Nghệ 7 - Bài 56. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

  • Bài 56. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN trang 1
  • Bài 56. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN trang 2
  • Bài 56. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN trang 3
  • Bài 56. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN trang 4
Bài 56. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
VÀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN
Hiểu được ý nghĩa của bảo yệ môi trường thuỷ sản.
Biết được một sô' biện pháp bảo vệ môi trường thủy sản.
Biết cách bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Ý NGHĨA
Sự ô nhiễm môi trường đã gây ra những hậu quả xấu đối với nghề nuôi thủy sản và sức khỏe con người. Với môi trường nước, nếu bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng xấu đến những sinh vật sông trong nước, trong đó có tôm, cá. Môi trường nước bị ô nhiễm là do :
Nước thải sinh hoạt giàu dinh dưỡng nhưng cũng có nhiều sinh vật gây hại cho con người và sinh vật thủy sinh.
Nước thải công, nông nghiệp gồm các chất rắn, kim loại nặng, thuốc trừ sâu, diệt cỏ... gây hại cho sinh vật thủy sinh và con người. Ngoài ra, rác thải sinh hoạt cũng góp phần không nhỏ vào sự ô nhiễm môi trường thủy sản.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Các phương pháp xử lí ngũồn nước
Có nhiều phương pháp xử lí nguồn nước nhưng phổ biến hơn cả là các phương pháp sau:
Lắng (lọc) : dùng hệ thông ao (bể chứa) có thê tích từ 200 đến 1 .OOOrn3 để chứa nước. Sau 2 đến 3 ngày các tạp chất lắng đọng ở dưới đáy ao. Nước sạch ở phần trên được sử dụng để nuôi tôm, cá.
Dùng hóa chất dễ kiếm, rẻ tiền như khí clo nồng độ 0,1 đến 0,2mg/l, vôi clorua CaOCl2 nồng độ 2%, formon nồng độ 2% để diệt khuẩn.
Nếu khi đang nuôi tôm, cá mà môi trường bị ô nhiễm, có thê xử lí :
Ngừng cho ăn (bón phân), tăng cường sục khí ;
Tháo bót nước cũ và cho thêm nước sạch ;
Nếu bị ô nhiễm nặng phải đánh bắt hết tôm, cá và xử lí nguồn nước.
Trong 3 phương pháp xử lí nguồn nước, theo em nên chọn các phương pháp nào ? Vi sao ?
Quản lí
Để giảm bớt độc hại cho thủy sinh vật và cho con người, người ta thực hiện một số biện pháp sau :
Ngăn cấm hủy hoại các sinh cảnh đặc trưng : bãi đẻ, nơi sinh sống của động vật đáy.
.Quy định nồng độ tôi đa của hóa chất, chất độc có trong môi trường nuôi thủy sản.
Ví dụ : Nồng độ tối đa của amôniac từ 0,1 đến 0,2mg/l, chì là o,lmg/l.
Sử dụng phân hữu cơ đã ủ, phân vi sinh, thuốc trừ sâu hợp lí.
IĨL BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN
Nguồn lợi thủy sản ở nước ta có tầm quan trọng đặc biệt trong nền kinh tê và đã được Nhà nước xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Ngoài việc cung cấp thực phẩm cho nhu cầu xã hội, sản phẩm thủy sản còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Chính vì vậy cần phải bảo vệ tốt môi trường thủy sản, khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thủy sản hiện có.
Hiện trạng nguồn lợi thủý sản trong nước
Em hãy chọn các từ, cụm từ: nước ngọt, tuyệt chủng, khai thác, giảm sút, sô lượng, kinh tế, để điền vào các câu sau cho trong vở bài tập :
Các loài thủy sản	quý hiếm có nguy cơ	như cá lăng, cá chiên, cá hô, cá
tra dầu.
Năng suất	của nhiều loài cá bị	nghiêm trọng.
Các bãi đẻ và	cá bột giảm sút đáng-kể trên hệ thống sông Hồng, sông Cửu
Long và năng suất khai thác một số loài cá	những năm gần đây giảm
so với trước.
Nguyên nhân ành hưởng đến môi trường thủy sản
Có nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến môi trường thủy sản, cần chú ý mấy nguyên nhân chính sau :
Sơ dô' 17. Nguyên nhân ảnh hưỏng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản
Từ sơ đồ trên, em cho biết tại sao khi khai thác nguồn lợi thủy sản không họp lí đều có ảnh hưởng xấu đến môi trưòng thủy sản ?
Em hãy trình bày tóm tắt một số nguyên nhân ánh hưởng đêh môi trường và nguồn lợi thủy sản.
Khai thác và bào vệ nguồn lọi thủy sản hợp lí
Đê’ sử dụng tốt nhất tiềm năng của mặt nước cũng như giống nuôi, đổng thời hạn chế sự ô nhiễm của môi trường, cần phải có biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản hợp lí.
-Tận dụng tôi đa diện tích mặt nước nuôi thủy sản. Kết họp hài hòa giữa các ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Áp dụng mô hình VAC, RVAC một cách hợp lí, có hiệu quả.
Cải tiến và nâng cao các biện pháp kĩ thuật nuôi thủy sản, sản xuất thức ăn, chú ý tận dụng nguồn phân hữu cơ. Tăng cường sử dụng các loại thức ăn có nguồn gốc từ vi sinh vật, Sử dụng các loại thuốc phòng, trị bệnh cho tôm, cá một cách thận trọng, đặc biệt không được lạm dụng khi dùng thuốc.
Đối với loại cá nuôi, nên chọn những cá thê có tốc độ lớn nhanh, hệ sô thức ăn thấp như cá trê, cá rô phi vằn, cá chim trắng...
Có biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản mà trước hết là ngăn chặn cách đánh bắt không đúng kĩ thuật, thực hiện tốt những quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, xử lí tốt nguồn nước thải và nguồn nước đã và đang bị ô nhiêm.
Ghi nhớ
Môi trường thủy sản bị ô nhiễm có ảnh hưởng xấu đối với sinh vật thủy sinh và con người, do đó cần được bảo vệ.
Các biện pháp bảo vệ môi trường thủy sản : xử ií nguồn nước, quản lí môi trường nuôi.
Bảo vệ nguồn lợi thủy sản trước hết là chông lại sự ô nhiễm của môi trường nước có hại cho sinh vật thủy sản, đồng thời đánh bắt hợp lí.
Câu hỏi
Nêu ý nghĩa của bảo vệ môi trường thủy sản.
Em hãy trình bày một số biện pháp bảo vệ môi trường thủy sản.
Hãy nêu một số biện pháp bảo vệ môi trường thuỷ sản mà địa phương em đã thực hiện.
Em hãy trình bày tóm tắt một sô' nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy san.
Muốn khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản hợp lí, cần tiến hành các biện pháp nào ?
ôn tập
Nội dung phần Thúy sản được tóm tắt theo so đồ sau :
Hệ thống hóa kiến thức phần Thuỷ sản
Câu hỏi
Em hãy nêu tóm tắt tính chất lí học, hóa học, sinh học của nước nuôi thủy sản.
Cần phải có những biện pháp nào để nâng cao chất lưọng vực nước nuôi thủy sản ?
Trình bày sự khác nhau giữa thức ăn nhân tạo và thức ăn tự nhiên của tôm và cá.
Nêu tóm tắt biện pháp chăm sóc và quản lí ao nuôi tôm, cá.
Tại sao phải coi trọng phưong pháp phòng bệnh cho động vật thủy sản ?
Tại sao phải bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản ? Nêu một số phưcmg pháp bảo quản mà em biết.
Em hãy trình bày một sô nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản.
Em có thể nêu một sô biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái mà địa phương em đã thực hiện.