SGK Công Nghệ 7 - Bài 31. GIỐNG VẬT NUÔI

  • Bài 31. GIỐNG VẬT NUÔI trang 1
  • Bài 31. GIỐNG VẬT NUÔI trang 2
  • Bài 31. GIỐNG VẬT NUÔI trang 3
6B. CÕNG NGHỆ 7 (NN)
Bài 31. GIỐNG VẬT NUÔI
Hiểu được khái niệm về giông vật nuôi và vai trò của giống trong chăn nuôi.
KHÁI NIỆM VỀ GIỐNG VẬT NUÔI
Thê'nào là giông vật nuôi ?
Ví dụ :
Giông vịt cỏ (còn gọi là vịt đàn, vịt tàu), có tầm vóc nhỏ bé, nhanh nhẹn, dễ nuôi, lông có nhiều màu khác nhau (h.51).
Giống bò sữa Hà Lan có màu lông lang trắng đen, cho sản lượng sữa cao (h.52).
Giống lợn (heo) Lan đơ rat có thân dài, tai to rủ xuống trước mặt, có tỉ lệ thịt nạc cao (h.53).
Em hãy đọc các ví dụ, rồi điền các từ.dưới đây: ngoại hình, năng suất, chất lượng sản phẩm vào chỗ trống của câu trong vở bài tập cho phù hợp với tính chất đặc trưng của một giống vật nuôi.
Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra. Mỗi giông vật nuôi đều có đặc
điểm	giống nhau, có	
và	như nhau, có
Hình 51. Vịt Cỏ
Hình 52. Bò sữa Hà Lan
Hình 53. Lợn Lan đơ rat
tính di truyền ổn định, có sô lượng cá thể nhất định.
Em hãy lấy một vài ví dụ về giống vật nuôi và điền vào vở bài tập những đặc điểm ngoại hình của chúng theo mầu bảng sau :
Tên giống vật nuôi
Đặc điểm ngoại hình dễ nhận biết nhất
Phân loại giông vật nuôi
CÓ nhiều cách phân loại giông vật nuôi :
Theo địa lí: Nhiều địa phương có giống vật nuôi tốt nên vật nuôi đó đã được gắn liền với tên địa phương, ví dụ : lợn Móng Cái, bò vàng Nghệ An...
Theo hình thái, ngoại hình (màu sắc lông, da...) như bò lang trắng đen, bò u...
Theo mức độ hoàn thiện của giống : Các giống vật nuôi được phân ra làm : giống nguyên thủy, giống quá độ, giống gây thành.
Các giống vật nuôi địa phượng của nước ta thường thuộc giống nguyên thủy.
Theo hướng sản xuất: Dựa vào hướng sản xuất chính của vật nuôi mà chia ra các giống vật nuôi khác nhau như giống lợn hướng mỡ (lọn ỉ), giống lợn hướng nạc (lợn Lan đơ rat), giông kiêm dụng (lợn Đại Bạch).
Điều kiện để được công nhận là một giông vật nuôi
Để được công nhận là một giống vật nuôi, phải có các điều kiện sau :
Các vật nuôi trong cùng một giống phải có chung nguồn gốc ;
Có đặc điểm về ngoại hình và năng suất giống nhau ;
Có tính di truyền ổn định ;
Đạt đến một số lượng cá thê nhất định và có địa bàn phân bô rộng.
Ví dụ : Đê được công nhận là một giống lợn phải có 4.500 đến 5.000 con
trong đó có từ 100 đến 150 con đực giông. Một giông gia cầm phải có khoang 10.000 con.
n. VAI TRÒ CỦA GIỐNG VẬT NUÔI TRONG CHĂN NUÔI
Giống vật nuôi quyết địiih đến năng suất chăn nụôi. Trong cùng điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc thì các giống khác nhau sẽ cho năng suất chăn nuôi khác nhau.
■ Bảng 3. NĂNG SUẤT CHĂN NUÔI CỦA MỘT sô GIÔNG VẬT NUÔI
Giống vật nuôi
Năng suất chăn nuôi
Năng suất trúng
(quả/năm/con)
Năng suất sữa
(kg/chu kì ngày tiết sữa/con)
Gà Lơ go
250 - 270
Gà Ri
70 - 90
Bò Hà Lan
5500 - 6000
Bò Sin
1400 - 2100
Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi
Ví dụ : Đánh giá chất lượng sữa dựa vào hàm lượng mỡ trong sửa. Tỉ lệ mỡ trong sữa của giông trâu Mu ra là 7,9%, giông bò Hà Lan là 3,8 đến 4%, giông bò Sin là 4 đến 4,5%.
Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, con người không ngừng chọn lọc và nhân giông để tạo ra các giống vật nuôi ngày càng tốt hon.
Ghi nhớ
Được gọi là giống vật nuôi khi những vật nuôi đó có cùng nguồn gốc, có những đặc điểm chung, có tính di truyền ổn định và đạt đến một sô lượng cá thể nhát định.
Giống vật nuôi có ảnh hưởng quyết định dến nărig suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Muốn chăn nuôi có hiệu quả phải chọn giống vật nuôi phù hợp.
Câu hỏi
Em hiểu thế nào là một giống vật nuôi ? Hãy nêu ví dụ.
Điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi.
Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi ?