SGK Công Nghệ 7 - Bài 33. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC VÀ QUẢN LÍ GIỐNG VẬT NUÔI

  • Bài 33. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC VÀ QUẢN LÍ GIỐNG VẬT NUÔI trang 1
  • Bài 33. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC VÀ QUẢN LÍ GIỐNG VẬT NUÔI trang 2
Bài 33. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC VÀ QUẢN LÍ GIỐNG VẬT NUÔI
Hiểu đuọc khái niệm về chọn lọc giống vật nuôi.
Biết được một số phương pháp chọn lọc giống và quản lí giống vật nuôi.
KHÁI NIỆM VỀ CHỌN GIÔNG VẬT NUÔI
Căn cứ vào mục đích chăn nuôi đê chọn những vật nuôi đực và cái giữ lại làm giông gọi là chọn giông vật nuôi.
Ví dụ : Để có giông gà Ri ngày càng tốt hơn, người ta giữ lại làm giống những con gà trống và gà mái chóng lớn, đẻ nhiều trứng, ấp trứng và nuôi con khéo ; loại bỏ những con đẻ ít trứng, có tỉ lệ trứng ấp nở thấp, có tính ấp bóng (ấp không có trứng) kéo dài...
Em có thể nêu một ví dụ khác về chọn giống vật nuôi.
n.	MỘT số PHƯƠNG PHÁP CHỌN GIÔNG VẬT NUÔI
Có nhiều phương pháp chọn giống khác nhau :
Chọn lọc hàng loạt : là phương pháp dựa vào các tiêu chuẩn đã định trước, rồi căn cứ vào sức sản xuất (như cân nặng, sản lượng trứng, sữa...) của từng vật nuôi để chọn lựa từ trong đàn vật nuôi những cá thê tốt nhất làm giông. Phương pháp này đơn giản, phù hợp với trình độ kĩ thuật còn thấp về công tác giống.
Kiểm tra năng suất (còn gọi là kiểm tra cá thể) : các vật nuôi tham gia chọn lọc (thường là con của những vật nuôi giông tốt) được nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện "chuẩn", trong cùng một thời gian rồi dựa vào kết quả đạt được đem so sánh với những tiêu chuẩn đã định trước để lựa chọn những con tốt nhất giữ lại làm giống.
Ớ nước ta đang áp dụng phương pháp kiểm tra cá thê với lợn (heo) đực và lợn cái ở giai đoạn 90 - 300 ngày tuổi, rồi căn cứ vào cân nặng, mức tiêu tốn thức ăn, độ dày mỡ lưng để quyết định chọn lọc lợn giống. Phương pháp này cũng được áp dụng để chọn lọc tất cả các loại vật nụôi tại các cơ sở giông.
IIL QUẢN LÍ GIỐNG VẬT NUÔI
Quản lí giống vật nuôi bao gồm việc tổ chức và sử dụng các giông vật nuôi. Quản lí giống vật nuôi nhằm giữ cho các giống vật nuôi không bị pha tạp về mặt di truyền, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chọn lọc giông thuần chủng hoặc lai tạo để nâng cao chất lượng của giống vật nuôi.
So đồ 9. Biện pháp quản lí giống vật nuôi
Em hãy quan sát sơ đồ 9 về các biện pháp quản lí giống vật nuôi ở nước ta hiện nay rồi điền vào chỗ trống trong vở bài tập các biện pháp theo mức độ cần thiết từ cao đến thấp :
a?	
...................
...................
Ghi nhớ
Căn cứ vào mục đích chăn nuôi, lựa chọn những vật nuôi đục và cái giữ lại làm giông gọi là chọn giông vật nuôi.
Ở nưỏc ta hiện đang dùng phổ biến phương pháp chọn lọc hàng loạt và kiểm tra cá thể để chọn giống vật nuôi.
Muốn phát huy được ưu thế của giống vật nuôi cần phải quản lí tốt giống vật nuôi.
Câu hỏi
Em cho biết phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được dùng ở nước ta.
Theo em, muốn quản lí tốt giống vật nuôi cần phải làm gì ?
Bài 34. NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI
Biết được phương pháp chọn phôi và nhân giống thuần chủng vật nuôi.
CHỌN PHỐI
Thế nào là chọn phôi ?
Chọn con đực ghép đôi với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi gọi là chọn đôi giao phối, gọi tắt là chọn phôi.
Chọn phối là nhằm phát huy tác dụng của chọn lọc giống. Chất lượng của đời sau sẽ đánh giá được việc chọn lọc và chọn phối giống có đúng hay không đúng.
Các phương pháp chọn phôi
Tùy theo mục đích của công tác giống mà có phương pháp chọn phối khác nhau:
Muôn nhân lên một giông tốt đã có thì chọn ghép con đực với con cái trong cùng giống đó.
Ví dụ : Chọn phôi lợn (heo) I đực với lợn I cái sẽ được thế hệ sau đều là những lợn I (cùng giống với bô mẹ).
Muôn lai tạo thì chọn ghép con đực với con cái khác giông nhau.
Ví dụ : Chọn phôi gà trông giông Rốt (có sức sản xuất cao) với gà mái giống Ri (thịt ngon, dễ nuôi, sức đề kháng cao nhưng sức sản xuất thấp) được thế hệ sau là gà lai Rốt - Ri (vừa có khả năng thích nghi tốt, lại có sức sản xuất cao).
Vậy gà Rốt - Ri có cùng giống bố, mẹ không ?
Em hãy lấy hai ví dụ khác và ghi vào vở bài tập :
Chọn phôi cùng giống :	
Chọn phối khác giông :	
II. NHÂN GIỐNG THUẦN CHỦNG
1. Nhân giông thuần chủng là gì ?
Là phương pháp nhân giống chọn ghép đôi giao phối con đực với con cái của cùng một giống đê được đời con cùng giống với bô mẹ. Mục đích cùa nhân giống thuần chủng là tạo ra nhiều cá thể của giống đã có, với yêu cầu là giữ được và hoàn thiện các đặc tính tốt của giông đó.