Giải bài tập Sinh Học 7 Bài 1: Thế giới động vật đa dạng, phong phú

  • Bài 1: Thế giới động vật đa dạng, phong phú trang 1
  • Bài 1: Thế giới động vật đa dạng, phong phú trang 2
MỞ ĐẦU
Bài 1
THÊ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA DẠNG, PHONG PHŨ
KIẾN THỨC cơ BẢN
+ Thế giới động vật xung quanh ta vô cùng đa dạng, phong phú về số loài, kích thước cơ thể, lối sống và môi trường sống.
+ Nhờ thích nghi cao với môi trường sống, động vật phân bố ở khắp các môi trường như: nước mặn, nướt ngọt, nước lợ; trên cạn, trên không và cả những vùng băng giá quanh năm.
GỢl ý trả lời câu hỏi sách giáo khoa
A. Phần tìm hiểu và thảo luận
& Hãy kể tên các loài động vật được thu thập khi:
+ Kéo một mẻ lưới trên biển:
Khi kéo một mẻ lưới trên biển, người ta có thể thu thập được rất nhiều loài động vật như: cá (cá trích, cá ngừ, cá thu,...), mực, tôm biển, rùa biển,...
+ Tát một ao cá:
Thu được một số loài động vật như: cá lóc (cá quả, cá chuối), cá mè, cá trê, cá rô, cá sặc, tôm, tép, lươn,...
+ Đcnn đó qua một đèm ở đầm hồ:
Thu được: tôm, tép, cá lóc, cá mè, ếch, nhái,...
Dựa vào các hỉnh trên (SGK), hãy điền tên động vật mà em biết vào chú thích ở dưới hình 1.4 và trả lời các câu hỏi:
Điền tên động vật vào yêu cầu hình 1.4 (SGK):
Dưới nước có: tôm, mực, sứa, cá,...
Trên cạn có: sói, hươu, nai, báo, vượn, khỉ,...
Trên không có: đại bàng, chim, bướm,...
+ Đặc điểm nào giúp chim cánh cụt thích nghi được với khí hậu giá lạnh ở vùng cực?
Nhờ có lớp lông rậm và có lớp mỡ dày nên chim cánh cụt thích nghi được với khí hậu giá lạnh.
+ Nguyên nhân nào khiến động vật vùng nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn động vật ở vùng ôn đới và Nam Cực?
Vùng nhiệt đới có điều kiện khí hậu, đất đai rất thích hợp cho hệ thực vật phát triển mạnh quanh năm, tạo ra điều kiện sống thích hợp (thức ăn dồi dào, môi trường sống thích ứng,...) cho động vật cư trú, tồn tại, sinh sản vì thế chúng phát triển đa dạng và phong phú hơn ở vùng ôn đới và Nam Cực.
+ Động vật nước ta có đa dạng, phong phú không? Vì sao?
Hệ động vật nước ta rất đa dạng và phong phú vì nước ta nằm ở vùng nhiệt đới, có nguồn thức ăn dồi dào, có điều kiện sinh thái thích hợp cho hệ động vật phân bô’ rộng, phát triển đa dạng và phong phú.
B. Phần câu hỏi
Câu J. Hãy kể tên những động vật thường gặp ở địa phương em. Chúng có đa dạng phong phú không?
Dưới nước có:
Trong đâ’t trên cạn có
Trên mặt đất có:
Trên cây có:
Trên không có:
Ớ địa phương, em thường gặp hệ động vật khá đa dạng và phong phú như:
tôm, tép, cua, cá, ếch, nhái,.'., giun đất, sùng, dế,... chó, mèo, gà, vịt, kiến,... sâu, rầy, bọ xít, bọ que,... chim, bướm, chuồn chuồn,...
Câu 1. Chúng ta phải làm gì dể thế giới dộng vật mãi mãi đa dạng và phong phú?
Để giữ gìn thế giới động vật luôn đa dạng, phong phú, chúng ta cần hiểu biết về đặc điểm sống, điều kiện sinh sản của chúng để tạo điều kiện sông thích hợp, đồng thời phải có kế hoạch đánh bắt, khai thác hợp lí, đảm bảo kết hợp khai thác với phục hồi, đặc biệt chú ý chăm sóc đúng mức đôì với các loài quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng.
III. CÂU HỎI BỔ SUNG, NÂNG CAO
íp Càu hỏi. Kích thước của động vật nhỏ bé và động vật khổng lồ có thể chênh lệch nhau như thế nào?
Gợi ý trả lời. Động vật hiển vi với đại diện nhỏ nhất chỉ dài từ 2 - 4 micrômet (pm ) như trùng roi kí sinh trong hồng cầu.
Động vật khổng lồ như cá voi xanh dài 33 mét, nặng khoảng 150 tấn...