Giải bài tập Sinh Học 7 Bài 18: Trai sông

  • Bài 18: Trai sông trang 1
  • Bài 18: Trai sông trang 2
  • Bài 18: Trai sông trang 3
Chương 4.
NGÀNH THÂN MEM
Bài 18
TRAI SÔNG
KIẾN THỨC cơ BẢN
+ Trai sông là đại diện của ngành Thân mềm.
+ Chúng có lối sống chui rúc trong hùn, di chuyển chậm chạp, có 2 mảnh vỏ bằng đá vôi che chở bên ngoài.
+ Phần đầu cơ thể trai tiêu giảm nhưng nhờ hai đôi tấm miệng và hai đôi tấm mang nên trai lấy được thức ăn và oxi.
+ Trai phân tính, đến mùa sinh sản trứng của trai cái được chuyển đến mang và tinh trùng của trai đực củng được chuyển đến dó, xảy ra sự thụ tinh và nở thành ấu trùng trai.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI
A. Phần tìm hiểu và thảo luận
Quan sát hình 18.1, 2, 3, hãy thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
+ Để mở vỏ trai quan sát bên trong cơ thể, phải làm thế nào? Trai chết thì vỏ lại mở tại sào?
Để mở vỏ trai và quan sát bên trong, ta chỉ cần cắt đứt cơ khép vỏ rồi mở dần 2 mảnh vỏ ra.
Khi trai chết, hai cơ khép vỏ và dây chằng ở bản lề mất khả năng đàn hồi nên vỏ mở ra.
+ Mài mặt ngoài vỏ trai ngửi thấy có mùi khét, vì sao?
Do lớp ngoài cùng là lớp sừng nên khi ta mài, lớp sừng bị ma sát có thể nóng chảy toả ra mùi khét.
Quan sát hình 18.4, giải thích cơ chế giúp trai di chuyển được trong bùn theo chiềụ mủi tên
Nhờ cử động của chân trai kết hợp với hoạt động hút và thoát nước nhịp nhàng của ô'ng hút nước và thoát nước, chúng tạo lực đẩy đưa thân trai di chuyển về phía trước.
ố' Quan sát hình 18.3,4, và trả lời các câu hỏi sau:
+ Dòng nước qua ống hút vào khoang áo mang theo những chất gì vào miệng trai và mang trai?
Nước theo ông hút vào khoang áo mang theo nguồn thức ăn (mảnh vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh,...) vào miệng và mang oxi đến mang trai.
+ Trai lấy mồi ăn và oxi chỉ nhờ vào cơ thể lọc nướt hút vào, vậy đó là kiểu dinh dưỡng gì?
Dinh dưỡng chủ động.
Trả lời các câu hỏi về mặt sinh sản:
+ Y nghĩa của giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ?
Giúp ấu trùng có đầy đủ dưỡng chất để phát triển hoàn hảo và đồng thời cũng được bảo vệ tôt nhất.
+ Ý nghĩa của giai đoạn ấu trùng bám vào mang và da cá?
Sau thời gian sông trong mang trai mẹ, ấu trùng theo dòng nước qua ống thoát rơi xuông đáy bám vào mang hoặc da cá, sống kí sinh ở đó đến khi có khả năng độc lập mới rời khỏi vật chủ trở thành con trưởng thành, để giúp chúng có nguồn sông dồi dào hơn và được phát tán xa hơn.
B. Trả lời câu hỏi
& Càu ỉ. Trai tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo nào của trai đảm bảo cách tự vệ đó có hiệu quả?
Trai tự vệ bằng cách rút mình vào trong 2 mảnh vỏ cứng và khép chặt vỏ lại.
Nhờ vỏ trai có cấu tạo vừa rắn chắc, vừa có khả năng đóng mở chủ động giúp chúng tự vệ tốt.
í? Câu 2. Chất dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào đối với môi trường nước?
Nhờ cơ chế lọc vụn hữu cơ, Động vật Nguyên sinh,... có trong nước làm thức ăn, với quy mô rất lớn mỗi ngày trai có thể lọc khoảng 40 lít nước đã góp phần đáng kể trong việc làm trong lành nguồn nước bằng cơ chế sinh học không gây ảnh hưởng xấu và tốn kém gì.
cP Câu 3. Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại sao?
Trai không thả mà tự nhiên xuất hiện trong ao nuôi là do ấu trùng trai đã kí sinh sẵn trên cơ thể cá nuôi nên cũng được sông và phát triển một cách ngẫu nhiên trong ao cá.
CÂU HỎI BỔ SUNG
(p Hạt ngọc trai được tạo thành như thế nào? Vì sao hạt trai sông sông hoang dại không có giá trị bằng trai nuôi?
Vỏ trai có lớp sừng bọc ngoài, lớp vôi ở giữa và lớp xà cừ ở trong cùng vỏ do bờ vạt áo tạo thành, nếu đúng ở chỗ vỏ đang hình thành có hạt cát rơi vào, các bản mỏng tạo thành lớp xà cừ sẽ bọc quanh hạt cát tạo thành hạt bọc xà cừ là ngọc trai.
Hạt trai sống hoang dại thường nhỏ và có vỏ xà cừ mỏng hơn nên giá trị kinh tế thấp hơn. Hạt trai nuôi đã qua lai tạo chọn giông thích ứng cho hạt ngọc trai to và có vỏ dày đẹp.