Giải bài tập Sinh Học 7 Bài 26: Châu chấu

  • Bài 26: Châu chấu trang 1
  • Bài 26: Châu chấu trang 2
  • Bài 26: Châu chấu trang 3
SÁU BỌ
Bàỉ 26
CHÂU CHÂU
KIẾN THỨC cơ BẢN
+ Cơ thể châu chấu có 3 phần rõ rệt: đầu, ngực và bụng. Đầu có một đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.
+ Châu chấu hô hấp bằng ống khí, hệ thần kinh có hạch não và chuỗi hạch bụng.
+ Chúng ăn thực vật, phàm ăn nên rất có hại.
+ Châu chấu để trứng trong đất. Châu chấu non mới nở đã giống bố, mẹ (kiểu biến thái không hoàn toàn), nhưng phải qua nhiều lần lột xác mới thực sự trở thành con trưởng thành.
GỘI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI
A. Phần tìm hiểu và thảo luận
(p Quan sát hình 26.1 và đọc các thông tin trên, trả lời các câu hỏi sau:
+ Mô tả mỗi phần cơ thể của châu chấu.
Đầu: có râu, mắt kép và cơ quan miệng.
Ngực: có chân và cánh.
Bụng: có lỗ thở.
+ So với các loài sâu bọ khác: bọ ngựa, cánh cam, kiến, môi, bọ hung,... khả năng di chuyển của châu chấu có linh hoạt hơn không'? Tại sao? Châu chấu di chuyển rất linh hoạt, biểu hiện dưới nhiều hình thức như: bò, nhảy, bay đặc biệt là nhảy rất xa so với các loài khác. Vì châu chấu Tất phàm ăn mà khả năng tự vệ lại hạn chế, nhờ có cấu tạo của đôi chân sau vừa dài vừa rất khoẻ giúp châu chấu nhảy rất xa khi gặp kẻ thù.
Hệ tiêu hoá và hệ bài tiết có quan hệ với nhau như thế nào?
Hệ tiêu hoá và hệ bài tiết ở châu chấu xếp xen lẫn vào nhau để phối hợp thực hiện tốt chức năng tiêu hoá, hấp thụ và thải bã. Hệ tiêu hoá có ruột tịt tiết dịch vị vào dạ dày và nhiều ông bài tiết lọc chất thải đổ vào ruột sau để theo phân ra ngoài.
+ Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển?
Ớ sâu bọ hệ tuần hoàn thường giữ vai trò chính là vận chuyển chất dinh dưỡng đi nuôi tế bào. Nhờ cấu tạo ông khí phân bô' rộng thích hợp đã đảm bảo sự trao đổi khí đến các tế bào của cơ thể. Do đó, hệ thống ống khí phát triển hơn hệ tuần hoàn.
+ Châu chấu có phàm ăn không và ăn loại thức ăn gì?
Châu chấu là sinh vật rất phàm ăn. Thức ăn của chúng là các nõn cây và lá cây. Trong lịch sử nước ta, nhiều lần châu chấu phát triển thành dịch lớn chúng phá hoại lúa và hoa màu gây mất mùa, đói kém.
+ Vì sao châu chấu non phải nhiều lần lột xác mới lớn lên thành con trưởng thành?
Vì cơ thể châu chấu có lớp vỏ kitin cứng bọc ngoài nên phải qua lột xác mới lớn lên được.
B. Phần câu hỏi
ỷ Câu 1. Nêu ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung?
Ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu hoặc sâu bọ là:
Cơ thể có 3 phần rõ rệt: đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân, thường có 2 đôi cánh.
Hô hấp bằng hệ thông ông khí.
Di chuyển rất linh hoạt và có cơ quan miệng phát triển.
íp Câu 2. Hồ hấp ở châu chấu khác ờ tôm như thế nào?
Tôm hô hấp qua mang nằm ở phần đầu ngực, khí ôxi và cacbônic được trao đổi khắp cơ thể nhờ hệ tuần hoàn.
— Chầu chấu hô hấp được thực hiện qua hệ thông ống khí phân bô' chằng chịt khắp cơ thể và là nơi thực hiện trao đổi khí ở các tế bào.
Câu 3. Quan hệ giữa dinh dưỡng và sinh sản ở châu chấu như thế nào? Châu chấu phát triển quanh năm nhưng phát triển rộ vào vụ gặt chiêm và vào lúc gieo mạ mùa, chứng tỏ lúc có nguồn thức ăn dồi dào, cung cấp đầy đủ dưỡng chất để tạo trứng thì cũng là lúc chúng phát triển mạnh nhất.