Giải bài tập Sinh Học 7 Bài 8: Thủy tức

  • Bài 8: Thủy tức trang 1
  • Bài 8: Thủy tức trang 2
Chương 2.
NGÀNH RUỘT KHOANG
Bài 8
THỦY TỨC
KIẾN THỨC cơ BẢN
+ Thủy tức có cơ thể hình trụ, dối xứng toả tròn, di chuyển chậm chạp.
+ Thành cơ thể có 2 lớp tế bào, các tế bào cấu tạo ca thể được phân hoá thành nhiều loại, mỗi loại đảm nhận một chức năng riêng.
+ Thủy tức bắt mồi bằng các tua miệng, quá trình tiêu hoá được thực hiện trong ruột túi do các tế bào mô cờ - tiêu hoá thực hiện.
+ Sinh sản vừa vô tính vừa hữu tính, có khả năng tái sinh.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA
Cơ thể Thủy tức cái bổ dọc
Hình một số tế bào
Cấu tạo và chức năng
Tên tế bào, gợi ý trả lời
Hình SGK
SGK
SGK
Tê' bào gai
SGK
SGK
Tê' bào thần kinh
SGK
SGK
Tê' bào sinh sản
SGK
SGK
Tê' bào mô cơ - tiêu hoá
SGK
SGK
Tế bào mô bì - cơ
Tên các tế bào được lựa chọn
Tế bào thần kinh, tế bào gai, tê' bào mô bì - tế bào mô cơ - tiêu hoá, tế bào sinh sản
A. Phần tìm hiểu và thảo luận
(P Điền tên tể bào vào bảng: cấu tạo, chức năng một sô tê bào thành cơ thể Thủy tức (trang 30 SGK)
& Hãy căn cứ vào cấu tạo của tua miệng và khoang ruột (hình trong bảng) làm rõ quá trình bắt mồi, tiêu hoá mồi theo gợi ý các câu hỏi sau:
+ Thủy tức đưa mồi vào miệng bằng cách nào?
Khi tua miệng chạm mồi, lập tức bào gai ở tua miệng phóng ra hoá chất độc làm tê liệt con mồi, rồi nuổt chửng con mồi vào khoang tiêu hoá.
+ Nhờ loài té bào nào của cơ thể Thủy tức mà mồi được tiêu hoá?
Nhờ các tế bào mô cơ - tiêu hoá chiếm chủ yếu ở lớp trong cơ thể, chúng có 2 roi và không bào tiêu hoá giúp tiêu hoá mồi.
+ Thủy tức có ruột hlnh túi nghĩa là chỉ có một lỗ miệng duy nhất thông với ngoài, vậy chúng thải bã bằng cách nào?
Chất bã sau khi tiêu hoá được thải ra ngoài qua lỗ miệng.
B. Phần câu hỏi
ỷ Câu 1. Ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống của Thủy tức?
Tế bào gai có gai cảm giác ở phía ngoài, có sợi rỗng dài, nhọn, xoắn lộn vào trong, khi bị kích thích sẽ phóng chất độc làm tê liệt con mồi, vì thế chúng có thể ăn những động vật lớn hơn chúng rất nhiều lần.
ỷ Câu 2. Thủy tức thải chất bã ra khỏi cơ thể bằng con đường nào?
Qua lỗ miệng.
Câu 3. Phân biệt thành tế bào ở lớp ngoài và lớp trong thành cơ thể Thủy tức và chức năng từng loại tế bào này?
Cơ thể Thủy tức có 2 lớp tế bào là lớp trong và lớp ngoài ngăn cách bởi một tầng keo mỏng ở giữa.
Lớp ngoài gồm:
Các tế bào gai rải rác khắp cơ thể, tập trung nhiều ở tua miệng dùng để bắt mồi.
Tế bào mô bì-cơ: chiếm phần lớn, làm nhiệm vụ bảo vệ và vận chuyển.
Tế bào thần kinh: nhiệm vụ thu nhận kích thích.
Lớp trong gồm các tế bào mô cơ - tiêu hoá, có 2 roi làm nhiệm vụ tiêu hoá thức ăn.
CÂU HỎI NÂNG CAO
& Câu hỏi. Cung phản xạ ở Thủy tức được hỉnh thành bởi các loại tế bào nào? (Phản ứng bắt mồi nhanh nhẹn ở Thủy tức nhờ sự tham gia của các tế bào nào?)
Gợi ỷ trả lời. Các loại tế bào tham gia là: tế bào cảm giác, tế bào thần kinh và thành phần cơ của tế bào mô bì - cơ.