Giải bài tập Sinh Học 7 Bài 5: Trùng biến hình và trùng giày

  • Bài 5: Trùng biến hình và trùng giày trang 1
  • Bài 5: Trùng biến hình và trùng giày trang 2
  • Bài 5: Trùng biến hình và trùng giày trang 3
  • Bài 5: Trùng biến hình và trùng giày trang 4
Bài 5
TRÙNG BIÊN HÌNH VÀ TRÙNG GIÀV
KIẾN THỨC cơ BẢN
Trùng biến hình
Là đại diện tiêu biểu của lớp Trùng chân giả. Chúng sống ở các lớp bùn, trong các ao tù hay hồ nước lặng. Đôi khi, chúng lẫn vào lớp váng nổi trên mặt ao hồ. Để quan sát chúng, chúng ta có thể khuấy nhẹ mặt nước bùn ở đáy ao, hồ rồi để lắng, dùng kính hiển vi quan sát chúng. Trùng biến hình có kích thước thay dổi từ 0,01 - 0,05 mm.
cấu tạo và di chuyển: Trùng biến hình là cơ thể đơn bào dơn giản nhất. Cơ thể gồm một khối chất nguyên sinh lỏng, có nhân, không bào tiêu hoá và không bào co bóp. Trùng biến hỉnh di chuyển nhờ vào dòng chất nguyên sinh dồn về một phía tạo thành chân giả, cơ thể chúng luôn luôn biến dổi hình dạng.
Dinh dưỡng: Trùng biến hình bắt mồi (tảo, vi khuẩn, vụn hữu cơ, ...) bằng cách tạo ra chân giả bao vây con mồi và lập tức hình thành chân giả khác để kết hợp dưa con mồi vào sâu trong chất nguyên sinh, rồi hình thành không bào tiêu hoâ để tiêu hoá con mồi.
Hệ hô hấp và bài tiết: Trùng biến hình lấy oxi vào và thải khí cacbônic qua bề mặt cơ thể. Chất thải ở dưới dạng dịch và nước thừa được dồn vào một chỗ gọi là không bào co bóp, rồi chuyển ra ngoài ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể.
Sinh sản: Trùng biến hình sinh sản bằng cách phân dôi. Trước tiên là phân chia nhân sau đó chất nguyên sinh kéo dài ra rồi thắt lại ở giữa cho dến khi đứt dôi tạo thành hai cơ thể mới.
Trùng giày
Sống phổ biến trong nước ao tù.
Cấu tạo: Trùng giày là một dại diện của lớp Trùng cỏ. Tế bào Trùng giày đã phân hoá thành nhiều bộ phận. Mỗi bộ phận đảm nhiệm một chức năng sống nhất định. Phần giữa của cơ thể là bộ nhân gồm nhân lớn và nhân nhỏ. Nửa trước và nửa sau đều có một khớp bào co bóp hình hoa thị, ở vị trí cố dịnh. Chỗ lõm của cơ thể là rãnh miệng, cuối rãnh miệng là lỗ miệng và hầu, ngoài ra còn có không bào tiêu hoá và lông bơi.
Di chuyển: Trùng giày bơi trong nước nhờ hoạt động của lông bơi xếp thành dãy trên bề mặt cơ thể.
Dinh dưỡng và bài tiết: Thức ăn của Trùng giày gồm vi khuẩn, vụn hữu cơ, dược lông bơi dồn vào lỗ miệng. Thức ăn qua miệng và hầu dược vo thành viên trong không bào tiều hoá. Sau đó, không bào tiêu hoá rời hầu di chuyển trong cơ thể theo một quỹ đạo nhất định. Enzim tiễu hoá biến thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh. Chất bã dược thải ra ngoài qua lỗ thoát ở thành cơ thể.
Sinh sản: Trùng giày có hai hỉnh thức sinh sản:
Sinh sản vô tính bằng cách phân dôi cơ thể theo chiều ngang.
Sình sản bằng cách tiếp hợp: hai cơ thể trao dổi cho nhau một phần nhân nhỏ trước khi rời nhau. Để sau đó, chúng lại tiếp tục sinh sản vô tính bằng cách chia đôi cơ thể.
Sự kết thành bào xác của Trùng giày: Khi nước ở xung quanh bị cạn, Trùng giày ngửng hoạt động, cơ thể co lại, tiết ra lớp vỏ bảo vệ xung quanh biến thành bào xác. Bào xác được gió đưa đi khắp nơi. Khi gặp được nước, Trùng giày hoạt động trở lại.
II. GỘI ý trả lời câu hỏi sách giáo khoa
A. Phần tìm hiểu và thảo luận
ỷ Quan sát hình 5.2, sắp xếp lại theo trình tự đúng của bốn giai đoạn bắt mồi và tiêu hoá mồi ở Trùng biến hình.
Khi một chân giả tiếp cận mồi (tảo, vi khuẩn,...).
Lập tức hình thành chân giả thứ hai vây lấy mồi.
Hai chân giả kéo, nuốt con mồi vào sâu trong chất nguyên sinh.
Không bào tiêu hoá tạo thành, bao lấy mồi, tiêu hoá mồi nhờ dịch tiêu hoá.
& Quan sát hình 5.1 và 5.3. Thảo luận và trả lời cho câu hỏi sau:
+ Nhân Trùng giày có gì khác nhân Trùng biến hình (về số lượng và hình dáng)?
Trùng giày
Trùng biến hình
SỐ
lượng
Gồm 2 nhân trở lên: thường gồm một nhân lớn và một nhân bé.
Đa số có một nhân.
Hình
dạng
Nhân lớn thường có hình hạt đậu, hoặc hình móng ngựa, hình chuỗi.
Nhân thường có hình cầu.
+ Không bào co bóp ở Trùng giày và Trùng biến hình khác nhau như thế nào (về cấu tạo, số lượng và vị trí)?
Trùng giày
Trùng biến hình
- Cấu tạo phức tạp.
- Cấu tạo đơn giản.
- Số lượng 1, 3 hay nhiều hơn tùy loài (thường là 2).
- Đa số loài có số lượng là 1.
- Vị trí cố định nằm gần hầu về phía lưng.
- Nằm gần trung tâm cơ thể.
+ Tiêu hoá ở Trùng giày khác với Trùng biến hình như thế nào? (về cách lấy thức ăn, quá trình tiêu hoá và thải bã)?
Trùng giày
Trùng biến hình
Cách lấy thức ăn
Thức ăn được lông bơi dồn về lỗ miệng và hầu.
Khi chạm thức ăn hình thành hai chân giả bao lấy mồi.
Quá
trình
tiêu hoá
Thức ăn được vo viên ở không bào tiêu hoá. Sau đó, không bào tiêu hoá rời hầu di chuyển theo quỹ đạo nhất định và thức ăn được hoá lỏng bởi enzim tiêu hoá, rồi được ngấm vào chất nguyên sinh.
Không bào tiêu hoá được hình thành bao lấy mồi rồi được tiêu hoá bởi dịch tiêu hoá.
Cách
thải bã
Chất thải được thải ra ngoài qua lỗ thoát ở thành cơ thể.
Chất thải được thải ra ngoài ở bất kì vị trí nào của cơ thể.
B. Phần câu hỏi
Câu ĩ. Trùng biến hỉnh sống ở đầu'? Chúng di chuyển, bắt mồi, tiểu hoá mồi như thế nào?
Trùng biến hình thường sông trong các ao tù, hồ nước lặng, trên mặt bùn hoặc đôi khi nổi lẫn vào lớp váng trên mặt ao.
Bắt mồi bằng cách hình thành 2 chân giả bao lấy mồi, tạo không bào tiêu hoá.
Tiêu hoá mồi (xem câu trả lời trên).
ỷ Câu 2. Trùng giày di chuyển, lấy thức ăn, tiêu hoá và thải bã như thế nào?
Trùng giày di chuyển trong nước nhờ hoạt động của lông bơi xếp thành dãy trên bề mặt cơ thể, nên chúng di chuyển tới.
Lấy thức ăn bằng cách lông bơi dồn đưa thức ăn về lỗ miệng.
Tiêu hoá và thải bã (xem câu trả lời trên).
Câu 3. Cơ thể Trùng giày có cấu tạo phức tạp hơn Trùng biến hình như thế nào?
Trùng biến hình có cấu tạo đơn giản chỉ là một khối chất nguyên sinh lỏng và nhân.
Trùng giày là một tế bào đã phân hoá thành nhiều bộ phận. Mỗi bộ phận đảm nhận chức năng riêng (xem phần II).
III. CÂU HỎI BỔ SUNG - NÂNG CAO
(í> Câu hỏi. Sinh săn nhân dõi ở Trùng giày khác nhau với Trùng roi xanh và Trùng biến hình ở điểm nào là cơ bản?
Gợi ỷ trả lời. Trùng giày: phân đôi theo chiều ngang.
Trùng roi xanh: phân đôi theo chiều dọc.
Trùng biến hình: phân đôi theo chiều bất kì.